SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
194K

Mào tinh hoàn là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng

BS Bình Định

Fan Cứng
Mào tinh hoàn là một bộ phận của hệ thống sinh dục nam đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chức năng sinh sản. Những thông tin về vị trí, cấu tạo cũng như chức năng của cơ quan này sẽ được cập nhật ngay trong bài viết bên dưới.

mào tinh hoàn là gì
Mào tinh hoàn là gì? Nằm ở đâu?

Mào tinh hoàn là gì? Vị trí và cấu tạo​


Mào tinh hoàn là một khối ống mỏng được cuộn chặt mang tinh trùng di chuyển từ tinh hoàn đến ống dẫn tinh trong hệ thống sinh sản nam. Tinh trùng trưởng thành khi nó đi qua mào tinh hoàn để sẵn sàng thụ tinh vào thời điểm nó đi vào ống dẫn tinh.

Mào tinh hoàn là một cuộn có hình lưỡi liềm gồm các ống mỏng nằm bên trong bìu và ngay phía sau tinh hoàn. Toàn bộ khối của mào tinh hoàn thực sự là một ống đơn dài từ 5 – 6m. Tuy nhiên, nó được cuộn lại rất chặt đến nỗi toàn bộ khối chỉ dài vào khoảng 4cm.

Cấu tạo của mào tinh hoàn được chia làm 3 bộ phận chính, được mô tả chi tiết như sau:


Tinh trùng ít, yếu, vón cục, màu vàng... có chữa được không? Chuyên gia YHCT đầu ngành giải thích chi tiết? Bật mí bao lâu thì có con... [không thể bỏ qua]

  • Đầu mào tinh: Nằm ở gần đỉnh tinh hoàn là khu vực rộng nhất, nhận tinh trùng từ các ống dẫn tinh của tinh hoàn.
  • Thân mào tinh: Có đường kính hẹp hơn một chút so với phần và đi xuống dọc theo mép sau của tinh hoàn.
  • Đuôi mào tinh: Đây là đoạn cuối cùng và được nối trực tiếp với các ống dẫn tinh.

Một phần xung quanh giúp tách lớp mào tinh hoàn ra khỏi tinh hoàn là một tấm mô mỏng được gọi là tunica vagis. Các bức tường của mào tinh hoàn thì sẽ được lót trong biểu mô trụ pseudostratified.

Tìm hiểu về chức năng của mào tinh hoàn​


Chức năng chính của mào tình hoàn là lưu trữ và hoàn thiện tinh trùng được chuyển từ tinh hoàn tới. Quy trình này được mô tả một cách cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, tinh trùng sẽ được chuyển từ tinh hoàn vào mào tinh. Lúc này, tinh trùng còn rất loãng bởi nó đi kèm với một lượng chất lỏng tương đối lớn.
  • Khi đã được chuyển đến mào tinh, các cơ trơn tại cơ quan này sẽ đẩy tinh trùng đi dọc theo các ống dẫn với sóng nhu chậm.
  • Tinh trùng sẽ từ từ được đi qua toàn bộ chiều dài của mào tinh trong khoảng thời gian 2 tuần.
  • Trong vòng 2 tuần này, tinh trùng sẽ được cung cấp các chất dinh dưỡng tiết ra từ niêm mạc mào tinh và đồng thời được ủ cho đến khi trưởng thành.
  • Các tinh trùng bị khiếm khuyết và chết, cùng với hầu hết chất lỏng được cơ thể hấp thu lại nhằm làm cô đặc cũng như nâng cao chất lượng tinh trùng.
Chức năng của mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn có chức năng dự trữ và nuôi dưỡng tinh trùng

Thông thường, tinh trùng sẽ được lưu trữ ở trong mào tinh trong vòng 1 tháng. Sau khoảng thời gian này, nếu không được sử dụng thì nó sẽ hết hạn. Lúc này, niêm mạc mào tinh sẽ hấp thu lại và nhận vào các tinh trùng mới hơn để thay thế.

Các vấn đề bệnh lý liên quan đến mào tinh hoàn​


Bệnh lý thường gặp nhất ở cơ quan này chính là viêm mào tinh hoàn. Đặc trưng của bệnh lý này chính là tình trạng sưng viêm xảy ra khu trú ngay tại mào tinh hoàn. Có thể chia bệnh này thành 2 dạng là cấp tính hay mãn tính, dựa vào thời gian tồn tại cũng như mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

Bệnh có thể sẽ khởi phát do một số nguyên nhân chính sau đây:

  • Nhiễm trùng ngược dòng từ phía đường niệu hay qua đường tình dục
  • Các chấn thương ngay tại mào tinh
  • Dùng thuốc điều trị các bệnh tim mạch trong thời gian dài
  • Nước tiểu chảy ngược vào bên trong mào tinh

Cần chú ý đến một số triệu chứng dưới đây của bệnh để kịp thời thăm khám. Điển hình nhất là:

  • Sưng đỏ hay có cảm giác ấm nóng ở vùng bìu
  • Thường bị đau ở 1 bên tinh hoàn, cơn đau có thể tăng khi đi tiểu
  • Đau đớn khi giao hợp hoặc xuất tinh.
  • Ớn lạnh, đôi khi sốt khoảng 39 – 40°C
  • Đau khi đi tiểu và có dấu hiệu tiểu nhiều hơn bình thường
  • Sưng hạch bạch huyết ở ngay vùng bẹn
  • Khó chịu ở vùng xương chậu hay bụng dưới
  • Tinh dịch đôi khi có kèm theo máu
  • Dịch mủ chảy ra từ dương vật

Mào tinh hoàn là nơi dự trữ và nuôi lớn tinh trùng nên bất cứ vấn đề nào xảy ra ở cơ quan này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản. Chính vì thế mà bạn cần chú ý thăm khám ngay khi xuất hiện những triệu chứng bất thường để có thể can thiệp kịp thời và đúng đắn.

Bạn nên tìm hiểu thêm: Viêm mào tinh hoàn phải kiêng gì trong sinh hoạt, ăn uống?

Xem tiếp...
 
Top Bottom