Thu Thủy
Nổi Tiếng
Hầu hết chị em phụ nữ đều có ít nhất một lần mắc viêm nhiễm phụ khoa trong đời. Nhiều bệnh lý phụ khoa có thể tái phát nhiều lần và để lại những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản, chất lượng cuộc sống của nữ giới. Do vậy việc hiểu rõ hơn về Viêm nhiễm phụ khoa sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc phòng ngừa, điều trị và hạn chế được tối đa các hậu quả do bệnh gây ra. Hãy tìm hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm phụ khoa qua bài viết dưới đây!
3. Điều trị viêm nhiễm phụ khoa
2. Một số dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa thường gặp
Khi nữ giới mắc viêm nhiễm phụ khoa thường gặp những dấu hiệu, triệu chứng như:
3. Điều trị viêm nhiễm phụ khoa
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể do nhiều loại vi khuẩn, nấm,… khi gặp điều kiện thuận lợi phát triển và gây bệnh. Do đó việc điều trị cần dựa vào nguyên nhân cụ thể:
4. Phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa
a. Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh
b. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
c. Tăng cường bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý
d. Khám phụ khoa định kỳ
3. Điều trị viêm nhiễm phụ khoa
- Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng thường gặp ở nhiều ở nữ giới không chỉ ở chị em đã lập gia đình mà ngay cả chị em chưa kết hôn cũng có khả năng mắc phải. Viêm phụ khoa dùng để chỉ những bệnh viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, âm đạo, vùng xung quanh cơ quan sinh dục nữ giới. Khi xuất hiện tình trạng viêm phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời không chỉ khiến chị em cảm thấy khó chịu, ngứa rát mà còn có thể đối mặt với những hậu quả ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này.
2. Một số dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa thường gặp
Khi nữ giới mắc viêm nhiễm phụ khoa thường gặp những dấu hiệu, triệu chứng như:
- Khí hư xuất hiện bất thường: thông thường ở người phụ nữ khỏe mạnh dịch âm đạo thường có màu trắng trong, màu như lòng trắng trứng gà, không mùi. Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường thay đổi về màu sắc, mùi,… thì rất có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc viêm nhiễm phụ khoa.
- Vùng kín ngứa rát: khi viêm nhiễm phụ khoa người bệnh thường cảm thấy ngứa rát, nổi mẩn ở vùng kín. Trường hợp này có thể chị em đã mắc viêm nhiễm âm hộ do vi khuẩn, kích ứng với dung dịch vệ sinh vùng kín,…
- Đau bụng dữ dội khi hành kinh: trong thời kỳ kinh nguyệt người phụ nữ thường có cảm giác đau bụng trước và trong khi hành kinh, đó là những biểu hiện bình thường. Tuy nhiên nếu xuất hiện những cơn đau dữ dội kèm theo buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi,… thì có thể chị em đã gặp vấn đề về phụ khoa.
- Chảy máu âm đạo: nếu âm đạo chảy máu bất thường mà không phải tới chu kỳ hành kinh hoặc chảy máu do quan hệ thì có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
3. Điều trị viêm nhiễm phụ khoa
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể do nhiều loại vi khuẩn, nấm,… khi gặp điều kiện thuận lợi phát triển và gây bệnh. Do đó việc điều trị cần dựa vào nguyên nhân cụ thể:
- Viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn: đối với trường hợp viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn bác sĩ sẽ kê đơn thuốc như metronidazol có thể uống bằng dạng gel, bôi dạng kem vào âm đạo. Trước khi sử dụng chị em sẽ được thăm khám và kiểm tra trước khi kê thuốc.
- Viêm nhiễm phụ khoa do nhiễm trùng nấm men: viêm nhiễm do nhiễm trùng nấm men thường được điều trị bằng thuốc chống nấm như clotrimazole, miconazole, miconazole,… Ưu điểm của các phương pháp điều trị này là tiện lợi, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào chị em cũng cần được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và kê đơn điều trị thích hợp.
- Viêm nhiễm phụ khoa do trùng Trichomonas: trùng Trichomonas nhiễm vào âm đạo gây ra những triệu chứng khó chịu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Trường hợp này bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc metronidazole, tinidazole,…
- Viêm phụ khoa không nhiễm trùng: để điều trị bệnh trong trường hợp cần phải xác định rõ, chính xác nguyên nhân của sự gây kích ứng. Một số nguồn gây kích thích có thể như: sữa tắm, xà phòng, băng vệ sinh,…
4. Phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa
- Thông thường bệnh viêm nhiễm phụ khoa được gây ra do các tác nhân từ chế độ sinh hoạt, vệ sinh, dinh dưỡng hàng ngày. Do đó cách phòng ngừa hiệu quả nhất là cần thay đổi những thói quen sống hàng ngày. Cụ thể như:
a. Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh
- Tránh quan hệ thô bạo nhiều lần nhằm giảm nguy cơ mắc viêm nhiễm phụ khoa. Hơn nữa quan hệ tình dục an toàn còn tránh tái phát các bệnh phụ khoa có thể lây qua đường tình dục. Nên sử dụng bao cao su cho mỗi lần quan hệ, bởi bao cao su vừa có tác dụng tránh thai vừa ngăn ngừa một số bệnh lây nhiễm. Thực hiện vệ sinh vùng kín sạch sẽ cho cả hai người trước và sau khi quan hệ.
b. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
- Chị em nên sử dụng nước ấm để vệ sinh vùng kín và sau đó lau khô bằng khăn mềm từ 2-3 lần mỗi ngày. Việc sử dụng khăn mềm có tác dụng giảm mồ hôi tích tụ, bụi bẩn giảm mùi hôi khó chịu. Tuyệt đối không thụt rửa sâu bên trong âm đạo cùng với dung dịch vệ sinh vùng kín, thuốc xịt âm đạo. Theo chuyên gia việc sử dụng một số sản phẩm này có thể chứa một số hóa chất gây độc làm mất cân bằng nồng độ pH khiến âm đạo khô rát, khó chịu. Ngoài ra chị em hoàn toàn có thể ngăn ngừa nguy cơ lây lan vi khuẩn từ hậu môn bằng cách rửa và lau vùng kín theo một chiều từ trước ra sau.
- Đặc biệt trong những ngày kinh nguyệt chị em cần thay băng sau 2-3 giờ, để lâu có thể khiến vi khuẩn phát triển làm vùng kín có mùi và nhiễm khuẩn. Mỗi lần thay băng chị em cần vệ sinh cô bé sạch sẽ và lau khô. Trong thời gian mang thai chị em nên vệ sinh, chăm sóc vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ gây kích ứng da.
c. Tăng cường bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý
- Cuộc sống hiện đại với nhiều bộn bề của cuộc sống cũng khiến không ít chị em phụ nữ ít quan tâm tới sức khỏe. Do đó số lượng nữ giới mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa ngày càng tăng. Việc bổ sung đầy đủ chế độ dinh dưỡng kết hợp với thời gian nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, hạn chế stress, căng thẳng sẽ là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Hơn nữa đây cũng là cách giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh phụ khoa.
d. Khám phụ khoa định kỳ
- Chị em phụ nữ thường có tâm lý ngại ngùng, chủ quan với những dấu hiệu của bệnh. Đến khi bệnh tiến triển nặng và có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe chị em mới thăm khám điều này gây khó khăn trong điều trị và tốn kém chi phí. Do đó chị em không nên e ngại, che giấu hay tự tìm cách chữa trị điều này sẽ khiến bệnh thêm nặng hơn. Một lời khuyên dành cho bạn đó là nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để bảo vệ vùng kín luôn khỏe mạnh.
- Có thể thấy rằng bệnh viêm nhiễm phụ khoa không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nếu chủ quan bệnh sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần và cuộc sống vợ chồng. Với những thông tin chia sẻ hy vọng chị em đã trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm để phòng ngừa bệnh kịp thời nhất. Mọi thắc mắc, đặt lịch khám vui lòng liên hệ qua hotline để được hỗ trợ sớm nhất.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: