Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Nhiều vấn đề trong cuộc sống lẫn kinh doanh được phân tích ở góc độ chiến lược qua nền tảng lý thuyết trò chơi, theo sách "Nghệ thuật tư duy chiến lược".
Sách có tên tiếng Anh là The Art of Strategy: A Guide to Success in Business and Life, do hai tác giả Avinash Dixit và Barry Nalebuff chấp bút, xuất bản năm 1993. Tập sách giới thiệu sơ lược lý thuyết trò chơi và các ứng dụng hữu ích của nó trong nhiều bối cảnh, từ cuộc sống đến kinh doanh.
Bìa "Nghệ thuật tư duy chiến lược". Sách 560 trang, do Alpha Books và NXB Lao Động xuất bản lần đầu năm 2019. Ảnh: Alpha Books
Tự cổ chí kim, chiến lược luôn là chủ đề được con người quan tâm. Nó có thể được hiểu rộng là một kế hoạch nhằm đạt mục tiêu, có thể ở bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống. Một chiến lược tốt thường dựa trên ba phần: Thấu hiểu nội tại bản thân, nắm bắt được bản chất tình huống và dự đoán được các hành động của đối thủ hoặc yếu tố bên ngoài.
Nghệ thuật tư duy chiến lược bàn về chủ đề này qua lăng kính của lý thuyết trò chơi - một môn khoa học nổi lên trong thế kỷ 20, nghiên cứu các mô hình toán học về tương tác chiến lược giữa các tác nhân. Cuốn sách có không ít số liệu và phép tính, nhưng nhìn chung vẫn khá dễ tiếp cận nhờ sử dụng nhiều tình huống đời thường.
Ở đầu sách, tác giả khéo léo giới thiệu lý thuyết trò chơi bằng cách đưa ra 10 tình huống thật để độc giả có những suy nghĩ sơ bộ. Có những trường hợp thú vị như khi một vận động viên ghi điểm liên tục, đối thủ sẽ theo kèm sát anh ta khiến thành tích của người này giảm sút. Tuy nhiên, những đồng đội của anh lại ít bị cản trở hơn và cải thiện thành tích. Nói cách khác, chính kết quả tuyệt vời của vận động viên này là rào cản cho thành tích của anh sau đó, nhưng có lợi cho tập thể.
Một ví dụ là ở World Cup 1986, khi huyền thoại Maradona (tuyển Argentina) ghi tổng cộng bốn bàn ở hai trận tứ kết và bán kết. Đến chung kết, Tây Đức đã dồn sức phong tỏa Maradona, khiến ông không ghi bàn nào. Tuy nhiên, họ lại thủng lưới đến ba bàn do những cầu thủ khác của Argentina. Không thể chỉ đánh giá giá trị của một ngôi sao như Maradona qua thành tích ghi bàn, và lý thuyết trò chơi khuyến khích mọi người tìm hiểu rộng hơn về hoàn cảnh của tình huống.
Maradona được các đồng đội và người hâm mộ công kênh, sau khi giúp Argentina vô địch World Cup 1986. Ảnh: Sports Photography
Ở các phần sau, sách trình bày những ý tưởng thiết yếu của lý thuyết trò chơi, cũng như các ví dụ thực tế. Một kỹ năng quan trọng được giới thiệu là suy luận ngược, tức suy từ kết quả muốn có ra các bước trước đó cần làm để đạt mục tiêu. Còn công cụ quan trọng trong nghệ thuật chiến lược là cây quyết định - tức sơ đồ các lựa chọn của người tham gia và hậu quả của nó. Suy luận ngược và cây quyết định là hai điều tưởng chừng khá đơn giản, nhưng thường bị bỏ qua trong quá trình ra quyết định.
Nhiều tình huống thực tế được mô tả dưới góc nhìn trò chơi một cách hóm hỉnh. Ví dụ, như chuyện đặt đồng hồ báo thức để dậy sớm chạy bộ được hình dung như một cuộc đấu giữa hai đối thủ là phiên bản buổi tối và buổi sáng của chúng ta. "Phiên bản quyết tâm" vào ban đêm tìm cách nghĩ ra các chiến lược để đánh bại "phiên bản thiếu quyết tâm" vào buổi sáng. Khi lập ra những lời hứa đầu năm, chúng ta là phiên bản suy nghĩ về các mục tiêu dài hạn và muốn cải thiện bản thân. Còn trong những ngày thường, chúng ta là bản ngã ngắn hạn thường không chống lại được cám dỗ. Như vậy, cần có một số chiến lược để phiên bản dài hạn chiến thắng được phiên bản ngắn hạn.
Tác giả sách "Nghệ thuật tư duy chiến lược" Avinash Dixit (trái) và Barry Nalebuff. Ảnh: Mint/Yale School of Management
Trong tương tác giữa con người (hoặc giữa các cơ quan với nhau), lời hứa và lời đe dọa cũng được xét dưới góc độ là các động thái chiến lược. Sự chọn lựa hoặc kết hợp giữa hai phương pháp này được tùy biến trong các cuộc thương lượng để đạt kết quả cao nhất. Ví dụ, một công ty có thể hứa hẹn thưởng cao cho nhân viên nếu đạt mục tiêu kinh doanh (lời hứa), hoặc đe dọa sa thải họ nếu không đạt (lời đe dọa), hoặc dùng cả hai điều trên. Sách còn có ví dụ gần gũi, như một người mẹ nên dùng các chiến thuật như thế nào để thuyết phục con làm theo ý mình, và dự trù trước các động thái đáp trả của đứa con.
Chiến lược "bên bờ vực" được bàn nhiều trong sách, dựa trên các ví dụ trong lịch sử và kinh doanh. Ở chiến lược này, một bên sẽ đẩy đối phương đến bờ vực và hy vọng họ không chịu nổi rủi ro. Để làm như vậy, chính người ra đòn cũng phải tiến sát bờ vực và gia tăng rủi ro cho bản thân. Việc người đẩy thật sự lôi đối thủ đến bờ vực giúp cho lời đe dọa của anh ta đáng tin hơn là chỉ nói suông. Ở khủng hoảng hạt nhân năm 1962, Mỹ và Liên Xô đã leo thang xung đột theo kiểu này cho đến khi nhận ra "bờ vực" (tức chiến tranh hạt nhân) mang đến thiệt hại quá lớn và cùng kéo nhau lên.
Lý thuyết trò chơi đưa ra nhiều diễn giải cho các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của việc mua bán. Việc hai bên ký kết hợp đồng với nhau (thay vì nói miệng) là để cho cả hai có động lực hoàn thành khi mà chi phí để phá hợp đồng thường là lớn hơn cả chi phí để hoàn thành. Thù lao thường được trả thành nhiều đợt là động thái chiến lược để hai bên giữ động lực trong suốt quá trình. Khách hàng thường chọn mua những sản phẩm có bảo hành, vì họ tin rằng chúng ít hư hỏng hơn. Thay vì tuyên bố suông "sản phẩm của tôi có chất lượng tuyệt vời", người bán đã tặng chế độ bảo hành để ngụ ý rằng tuyên bố của anh ta đáng tin.
Càng về cuối, cuốn sách càng giới thiệu thêm về những tình huống đặc thù như đấu giá, bầu cử, tranh giành thị phần hay những cuộc thi. Độ khó của các tình huống để mô tả cũng tăng dần và cần một số tính toán để hoàn toàn hiểu ý tưởng của tác giả. Do đó, tác phẩm hơi khó để độc giả có thể đọc nhanh mà hiểu hết kiến thức.
Người viết nhiều lần khẳng định các tình huống thực tế thường phức tạp hơn nhiều so với khi bàn luận lý thuyết. Lý thuyết trò chơi nên được xem như một công cụ làm nền tảng để con người có thể thành thạo hơn trong quá trình ra quyết định. Ở đời thực, cảm xúc và các giá trị đạo đức đôi khi khiến người ta hành động khác với phương án tối ưu về số liệu kết quả. Đây cũng là điểm các chiến lược gia phải đưa vào trong phép tính của mình.
Cũng để khuyến khích tinh thần tìm hiểu của độc giả, tác giả giới thiệu khá nhiều cuốn sách về cùng chủ đề, như Theory of Games and Economic Behavior Book (John von Neumann và Oskar Morgenstern), The Strategy of Conflict Book (Thomas Schelling) hay Games and Decisions (R. Duncan Luce). Ngoài ra, họ để lại 10 bài tập, được gọi hóm hỉnh là "chuyến đi đến phòng tập thể dục" để độc giả có thể thực hành, điều không thể thiếu trong bất kỳ việc lập chiến lược nào.
Tác phẩm nhận nhiều lời khen ngợi, trong đó Thomas C. Schelling (người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2005) đánh giá sách thể hiện vấn đề mới mẻ và tài tình. Còn John Burns của tạp chí Times Higher Education lại nhận định tác phẩm dễ đọc, sống động và giàu tính thực tế với các tình huống phong phú.
Ân Nguyễn
Xem tiếp...
Sách có tên tiếng Anh là The Art of Strategy: A Guide to Success in Business and Life, do hai tác giả Avinash Dixit và Barry Nalebuff chấp bút, xuất bản năm 1993. Tập sách giới thiệu sơ lược lý thuyết trò chơi và các ứng dụng hữu ích của nó trong nhiều bối cảnh, từ cuộc sống đến kinh doanh.
Bìa "Nghệ thuật tư duy chiến lược". Sách 560 trang, do Alpha Books và NXB Lao Động xuất bản lần đầu năm 2019. Ảnh: Alpha Books
Tự cổ chí kim, chiến lược luôn là chủ đề được con người quan tâm. Nó có thể được hiểu rộng là một kế hoạch nhằm đạt mục tiêu, có thể ở bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống. Một chiến lược tốt thường dựa trên ba phần: Thấu hiểu nội tại bản thân, nắm bắt được bản chất tình huống và dự đoán được các hành động của đối thủ hoặc yếu tố bên ngoài.
Nghệ thuật tư duy chiến lược bàn về chủ đề này qua lăng kính của lý thuyết trò chơi - một môn khoa học nổi lên trong thế kỷ 20, nghiên cứu các mô hình toán học về tương tác chiến lược giữa các tác nhân. Cuốn sách có không ít số liệu và phép tính, nhưng nhìn chung vẫn khá dễ tiếp cận nhờ sử dụng nhiều tình huống đời thường.
Ở đầu sách, tác giả khéo léo giới thiệu lý thuyết trò chơi bằng cách đưa ra 10 tình huống thật để độc giả có những suy nghĩ sơ bộ. Có những trường hợp thú vị như khi một vận động viên ghi điểm liên tục, đối thủ sẽ theo kèm sát anh ta khiến thành tích của người này giảm sút. Tuy nhiên, những đồng đội của anh lại ít bị cản trở hơn và cải thiện thành tích. Nói cách khác, chính kết quả tuyệt vời của vận động viên này là rào cản cho thành tích của anh sau đó, nhưng có lợi cho tập thể.
Một ví dụ là ở World Cup 1986, khi huyền thoại Maradona (tuyển Argentina) ghi tổng cộng bốn bàn ở hai trận tứ kết và bán kết. Đến chung kết, Tây Đức đã dồn sức phong tỏa Maradona, khiến ông không ghi bàn nào. Tuy nhiên, họ lại thủng lưới đến ba bàn do những cầu thủ khác của Argentina. Không thể chỉ đánh giá giá trị của một ngôi sao như Maradona qua thành tích ghi bàn, và lý thuyết trò chơi khuyến khích mọi người tìm hiểu rộng hơn về hoàn cảnh của tình huống.
Maradona được các đồng đội và người hâm mộ công kênh, sau khi giúp Argentina vô địch World Cup 1986. Ảnh: Sports Photography
Ở các phần sau, sách trình bày những ý tưởng thiết yếu của lý thuyết trò chơi, cũng như các ví dụ thực tế. Một kỹ năng quan trọng được giới thiệu là suy luận ngược, tức suy từ kết quả muốn có ra các bước trước đó cần làm để đạt mục tiêu. Còn công cụ quan trọng trong nghệ thuật chiến lược là cây quyết định - tức sơ đồ các lựa chọn của người tham gia và hậu quả của nó. Suy luận ngược và cây quyết định là hai điều tưởng chừng khá đơn giản, nhưng thường bị bỏ qua trong quá trình ra quyết định.
Nhiều tình huống thực tế được mô tả dưới góc nhìn trò chơi một cách hóm hỉnh. Ví dụ, như chuyện đặt đồng hồ báo thức để dậy sớm chạy bộ được hình dung như một cuộc đấu giữa hai đối thủ là phiên bản buổi tối và buổi sáng của chúng ta. "Phiên bản quyết tâm" vào ban đêm tìm cách nghĩ ra các chiến lược để đánh bại "phiên bản thiếu quyết tâm" vào buổi sáng. Khi lập ra những lời hứa đầu năm, chúng ta là phiên bản suy nghĩ về các mục tiêu dài hạn và muốn cải thiện bản thân. Còn trong những ngày thường, chúng ta là bản ngã ngắn hạn thường không chống lại được cám dỗ. Như vậy, cần có một số chiến lược để phiên bản dài hạn chiến thắng được phiên bản ngắn hạn.
Tác giả sách "Nghệ thuật tư duy chiến lược" Avinash Dixit (trái) và Barry Nalebuff. Ảnh: Mint/Yale School of Management
Trong tương tác giữa con người (hoặc giữa các cơ quan với nhau), lời hứa và lời đe dọa cũng được xét dưới góc độ là các động thái chiến lược. Sự chọn lựa hoặc kết hợp giữa hai phương pháp này được tùy biến trong các cuộc thương lượng để đạt kết quả cao nhất. Ví dụ, một công ty có thể hứa hẹn thưởng cao cho nhân viên nếu đạt mục tiêu kinh doanh (lời hứa), hoặc đe dọa sa thải họ nếu không đạt (lời đe dọa), hoặc dùng cả hai điều trên. Sách còn có ví dụ gần gũi, như một người mẹ nên dùng các chiến thuật như thế nào để thuyết phục con làm theo ý mình, và dự trù trước các động thái đáp trả của đứa con.
Chiến lược "bên bờ vực" được bàn nhiều trong sách, dựa trên các ví dụ trong lịch sử và kinh doanh. Ở chiến lược này, một bên sẽ đẩy đối phương đến bờ vực và hy vọng họ không chịu nổi rủi ro. Để làm như vậy, chính người ra đòn cũng phải tiến sát bờ vực và gia tăng rủi ro cho bản thân. Việc người đẩy thật sự lôi đối thủ đến bờ vực giúp cho lời đe dọa của anh ta đáng tin hơn là chỉ nói suông. Ở khủng hoảng hạt nhân năm 1962, Mỹ và Liên Xô đã leo thang xung đột theo kiểu này cho đến khi nhận ra "bờ vực" (tức chiến tranh hạt nhân) mang đến thiệt hại quá lớn và cùng kéo nhau lên.
Lý thuyết trò chơi đưa ra nhiều diễn giải cho các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của việc mua bán. Việc hai bên ký kết hợp đồng với nhau (thay vì nói miệng) là để cho cả hai có động lực hoàn thành khi mà chi phí để phá hợp đồng thường là lớn hơn cả chi phí để hoàn thành. Thù lao thường được trả thành nhiều đợt là động thái chiến lược để hai bên giữ động lực trong suốt quá trình. Khách hàng thường chọn mua những sản phẩm có bảo hành, vì họ tin rằng chúng ít hư hỏng hơn. Thay vì tuyên bố suông "sản phẩm của tôi có chất lượng tuyệt vời", người bán đã tặng chế độ bảo hành để ngụ ý rằng tuyên bố của anh ta đáng tin.
Càng về cuối, cuốn sách càng giới thiệu thêm về những tình huống đặc thù như đấu giá, bầu cử, tranh giành thị phần hay những cuộc thi. Độ khó của các tình huống để mô tả cũng tăng dần và cần một số tính toán để hoàn toàn hiểu ý tưởng của tác giả. Do đó, tác phẩm hơi khó để độc giả có thể đọc nhanh mà hiểu hết kiến thức.
Người viết nhiều lần khẳng định các tình huống thực tế thường phức tạp hơn nhiều so với khi bàn luận lý thuyết. Lý thuyết trò chơi nên được xem như một công cụ làm nền tảng để con người có thể thành thạo hơn trong quá trình ra quyết định. Ở đời thực, cảm xúc và các giá trị đạo đức đôi khi khiến người ta hành động khác với phương án tối ưu về số liệu kết quả. Đây cũng là điểm các chiến lược gia phải đưa vào trong phép tính của mình.
Cũng để khuyến khích tinh thần tìm hiểu của độc giả, tác giả giới thiệu khá nhiều cuốn sách về cùng chủ đề, như Theory of Games and Economic Behavior Book (John von Neumann và Oskar Morgenstern), The Strategy of Conflict Book (Thomas Schelling) hay Games and Decisions (R. Duncan Luce). Ngoài ra, họ để lại 10 bài tập, được gọi hóm hỉnh là "chuyến đi đến phòng tập thể dục" để độc giả có thể thực hành, điều không thể thiếu trong bất kỳ việc lập chiến lược nào.
Tác phẩm nhận nhiều lời khen ngợi, trong đó Thomas C. Schelling (người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2005) đánh giá sách thể hiện vấn đề mới mẻ và tài tình. Còn John Burns của tạp chí Times Higher Education lại nhận định tác phẩm dễ đọc, sống động và giàu tính thực tế với các tình huống phong phú.
Ân Nguyễn
Xem tiếp...