Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Tháng 9/2023, chị Chi nghỉ việc. Lúc này, chị đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 36 tháng, nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng (từ 5/10/2023 đến 4/1/2024).
Giữa thời gian này, tháng 11/2023, chị Chi ký hợp đồng lao động với công ty mới và được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đầu tháng đó. Thời điểm này, chị Chi đã nhận được 2 tháng trợ cấp thất nghiệp, còn 1 tháng chưa lãnh.
Sau khi được ký hợp đồng lao động, Chi được nhắc phải đến trung tâm dịch vụ việc làm quản lý hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp của chị để thông báo việc đã có việc làm. Chi không biết việc này có cần thiết hay không?
Khi có việc làm, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm trong vòng 3 ngày (Ảnh minh họa: Công Bính).
Theo BHXH Việt Nam, chị Chi được hưởng trợ cấp thất nghiệp của tháng thứ nhất, thứ hai và được bảo lưu 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (tương ứng với 1 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp) mà chị chưa nhận nếu chị khai báo đúng thời hạn (trong vòng 3 ngày sau khi ký hợp đồng lao động).
Nếu không khai báo đúng thời hạn, người lao động sẽ bị mất quyền lợi bảo lưu này, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian chưa nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ không được bảo lưu.
Chẳng hạn như trường hợp chị Phương Thảo được hưởng 4 tháng thất nghiệp, mới nhận được 3 tháng thì chị Thảo có việc làm và ký hợp đồng lao động vào ngày 1/1.
Đến ngày 11/1, chị Thảo mới đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo có việc làm và xin bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp tháng thứ 4. Cán bộ dịch vụ việc làm từ chối nhận hồ sơ của chị Thảo do quá thời hạn 3 ngày làm việc, tính từ thời điểm ký hợp đồng lao động và không cho bảo lưu thời gian 1 tháng còn lại.
Theo BHXH Việt Nam, trường hợp chị Thảo có việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp nên chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo quy định, chị Thảo đã quá hạn khai báo nên không được bảo lưu thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại.
BHXH Việt Nam cho biết, theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp khi có việc làm.
Đối với trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do có việc làm, thời gian đóng tương ứng với thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động chưa nhận sẽ được bảo lưu. Thời gian bảo lưu này sẽ là căn cứ tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo.
Tuy nhiên, theo Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 61/2020/NĐ-CP), trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày có việc làm, người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và kèm theo bản sao giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nếu người lao động không thông báo đúng thời hạn nêu trên sẽ không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp (1 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp).
Xem tiếp...
Giữa thời gian này, tháng 11/2023, chị Chi ký hợp đồng lao động với công ty mới và được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đầu tháng đó. Thời điểm này, chị Chi đã nhận được 2 tháng trợ cấp thất nghiệp, còn 1 tháng chưa lãnh.
Sau khi được ký hợp đồng lao động, Chi được nhắc phải đến trung tâm dịch vụ việc làm quản lý hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp của chị để thông báo việc đã có việc làm. Chi không biết việc này có cần thiết hay không?
Khi có việc làm, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm trong vòng 3 ngày (Ảnh minh họa: Công Bính).
Theo BHXH Việt Nam, chị Chi được hưởng trợ cấp thất nghiệp của tháng thứ nhất, thứ hai và được bảo lưu 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (tương ứng với 1 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp) mà chị chưa nhận nếu chị khai báo đúng thời hạn (trong vòng 3 ngày sau khi ký hợp đồng lao động).
Nếu không khai báo đúng thời hạn, người lao động sẽ bị mất quyền lợi bảo lưu này, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian chưa nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ không được bảo lưu.
Chẳng hạn như trường hợp chị Phương Thảo được hưởng 4 tháng thất nghiệp, mới nhận được 3 tháng thì chị Thảo có việc làm và ký hợp đồng lao động vào ngày 1/1.
Đến ngày 11/1, chị Thảo mới đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo có việc làm và xin bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp tháng thứ 4. Cán bộ dịch vụ việc làm từ chối nhận hồ sơ của chị Thảo do quá thời hạn 3 ngày làm việc, tính từ thời điểm ký hợp đồng lao động và không cho bảo lưu thời gian 1 tháng còn lại.
Theo BHXH Việt Nam, trường hợp chị Thảo có việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp nên chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo quy định, chị Thảo đã quá hạn khai báo nên không được bảo lưu thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại.
BHXH Việt Nam cho biết, theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp khi có việc làm.
Đối với trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do có việc làm, thời gian đóng tương ứng với thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động chưa nhận sẽ được bảo lưu. Thời gian bảo lưu này sẽ là căn cứ tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo.
Tuy nhiên, theo Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 61/2020/NĐ-CP), trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày có việc làm, người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và kèm theo bản sao giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nếu người lao động không thông báo đúng thời hạn nêu trên sẽ không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp (1 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp).
Xem tiếp...