Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Dứt khoát tăng lương hưu!
Trao đổi về kế hoạch điều chỉnh lương hưu từ 1/7 tới đây, ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Xã hội của Quốc hội nhấn mạnh nguyên tắc, bên cạnh việc cải cách tiền lương, cần thực hiện điều chỉnh tiền lương, trợ cấp cho người nghỉ hưu, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội.
Việc này được thể chế trong Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương.
Về nguyên lý, ông Lợi phân tích, việc điều chỉnh tiền lương căn cứ trên các yếu tố như mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số trượt giá. Đến nay, theo báo cáo, ngân sách đã chuẩn bị được 560.000 tỷ đồng để thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.
Người dân mong mỏi điều chỉnh lương hưu cao hơn (Ảnh: Hoa Lê).
Theo thông tin của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
Trên cơ sở đó, ông Lợi nhấn mạnh, khi lương khu vực công được điều chỉnh, người nghỉ hưu cũng cần được tăng lương hưu ở mức độ nhất định.
Trước đề xuất tăng lương hưu 8% của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, căn cứ mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng năm 2023 là 3,25% và tăng trưởng kinh tế là 5,05%, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Xã hội của Quốc hội nhận định, đề xuất đó dựa trên đúng nguyên lý tính lương hưu, bảo vệ Quỹ bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, về đề xuất tăng 15% lương hưu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, TS.Bùi Sỹ Lợi nhận định, đây là phương án tích cực, có lợi cho người về hưu.
Ông Lợi khái quát, mức tăng cụ thể cần có sự nghiên cứu, tính toán, cân đối nguồn lực từ nhiều cơ quan, trong đó có Bộ Tài chính.
Chốt lại, ông Lợi quả quyết: "Năm nay dứt khoát phải nâng lương hưu, mức tăng cần cân đối trên khả năng của ngân sách nhưng không để lương tụt lùi".
Ông phân tích thực tế, năm ngoái, sau 2 lần lỡ hẹn, lương công chức được điều chỉnh tăng 20,8%, áp dụng từ 1/7/2023. Lương hưu trước đó vẫn điều chỉnh theo đúng định kỳ mỗi năm thì khi tăng vào dịp đó, mức tăng chỉ 12,5%. Điều đó cho thấy tính tương ứng giữa lương khu vực công và lương hưu.
Từ nguyên lý đó, trong điều chỉnh lương công chức lần này, TS.Bùi Sỹ Lợi cho rằng, lương hưu cần được điều chỉnh ở mức tương xứng với mức thay đổi lương khu vực công, ít nhất bằng 50% mức tăng lương này.
"Theo quan điểm cá nhân của tôi, các cơ quan cần tích cực tính toán, cân đối nguồn để tăng lương. Nếu Bộ Tài chính thấy khó khăn về nguồn thực hiện, cần có báo cáo Quốc hội cân đối thêm từ nguồn khác", ông Lợi nói thêm.
Người về hưu ai cũng muốn mức tăng cao
Cũng trao đổi về vấn đề này, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân nhận định, đề xuất tăng lương hưu 8% dựa theo mức tăng trưởng kinh tế và mức tăng chỉ số giá tiêu dùng, ngân sách nhà nước, cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội…
Người dân nhận lương hưu hằng tháng (Ảnh: Hoa Lê).
Theo ông Huân, những người về hưu đều mong muốn có mức tăng lương cao để giảm bớt khó khăn trong đời sống. Song, mức tăng bao nhiêu cần phải phù hợp thực tế, căn cứ trên nhiều yếu tố.
Thực tế qua các năm, tỷ lệ tăng lương hưu thường nhỉnh hơn hoặc bằng mức tăng lương công chức, viên chức. Vậy nên, ông Huân cho rằng, đề xuất tăng 15% của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là phù hợp.
Về mức tăng áp dụng cho các nhóm đối tượng, ông Huân phân tích, người đang hưởng lương hưu thấp mong muốn tăng tỷ lệ cao hơn. Tuy nhiên, dựa theo nguyên tắc đóng, hưởng của bảo hiểm xã hội, người từng đóng nhiều, sau này tất yếu phải được hưởng cao.
Chính vì vậy, vị chuyên gia cho rằng, với nhóm đối tượng lương hưu thấp cần có tỷ lệ hỗ trợ thêm để cải thiện cuộc sống của người nghỉ hưu.
"Vấn đề nào cũng cần xử lý hài hòa, thỏa đáng, không thể người lương hưu thấp hưởng tỷ lệ mức cao và người lương hưu cao phải chịu tỷ lệ tăng thấp", ông Huân khuyến cáo thêm, cần chú ý mức điều chỉnh lương với nhóm về hưu trước năm 1995.
Xem tiếp...
Trao đổi về kế hoạch điều chỉnh lương hưu từ 1/7 tới đây, ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Xã hội của Quốc hội nhấn mạnh nguyên tắc, bên cạnh việc cải cách tiền lương, cần thực hiện điều chỉnh tiền lương, trợ cấp cho người nghỉ hưu, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội.
Việc này được thể chế trong Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương.
Về nguyên lý, ông Lợi phân tích, việc điều chỉnh tiền lương căn cứ trên các yếu tố như mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số trượt giá. Đến nay, theo báo cáo, ngân sách đã chuẩn bị được 560.000 tỷ đồng để thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.
Người dân mong mỏi điều chỉnh lương hưu cao hơn (Ảnh: Hoa Lê).
Theo thông tin của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
Trên cơ sở đó, ông Lợi nhấn mạnh, khi lương khu vực công được điều chỉnh, người nghỉ hưu cũng cần được tăng lương hưu ở mức độ nhất định.
Trước đề xuất tăng lương hưu 8% của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, căn cứ mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng năm 2023 là 3,25% và tăng trưởng kinh tế là 5,05%, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Xã hội của Quốc hội nhận định, đề xuất đó dựa trên đúng nguyên lý tính lương hưu, bảo vệ Quỹ bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, về đề xuất tăng 15% lương hưu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, TS.Bùi Sỹ Lợi nhận định, đây là phương án tích cực, có lợi cho người về hưu.
Ông Lợi khái quát, mức tăng cụ thể cần có sự nghiên cứu, tính toán, cân đối nguồn lực từ nhiều cơ quan, trong đó có Bộ Tài chính.
Chốt lại, ông Lợi quả quyết: "Năm nay dứt khoát phải nâng lương hưu, mức tăng cần cân đối trên khả năng của ngân sách nhưng không để lương tụt lùi".
Ông phân tích thực tế, năm ngoái, sau 2 lần lỡ hẹn, lương công chức được điều chỉnh tăng 20,8%, áp dụng từ 1/7/2023. Lương hưu trước đó vẫn điều chỉnh theo đúng định kỳ mỗi năm thì khi tăng vào dịp đó, mức tăng chỉ 12,5%. Điều đó cho thấy tính tương ứng giữa lương khu vực công và lương hưu.
Từ nguyên lý đó, trong điều chỉnh lương công chức lần này, TS.Bùi Sỹ Lợi cho rằng, lương hưu cần được điều chỉnh ở mức tương xứng với mức thay đổi lương khu vực công, ít nhất bằng 50% mức tăng lương này.
"Theo quan điểm cá nhân của tôi, các cơ quan cần tích cực tính toán, cân đối nguồn để tăng lương. Nếu Bộ Tài chính thấy khó khăn về nguồn thực hiện, cần có báo cáo Quốc hội cân đối thêm từ nguồn khác", ông Lợi nói thêm.
Người về hưu ai cũng muốn mức tăng cao
Cũng trao đổi về vấn đề này, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân nhận định, đề xuất tăng lương hưu 8% dựa theo mức tăng trưởng kinh tế và mức tăng chỉ số giá tiêu dùng, ngân sách nhà nước, cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội…
Người dân nhận lương hưu hằng tháng (Ảnh: Hoa Lê).
Theo ông Huân, những người về hưu đều mong muốn có mức tăng lương cao để giảm bớt khó khăn trong đời sống. Song, mức tăng bao nhiêu cần phải phù hợp thực tế, căn cứ trên nhiều yếu tố.
Thực tế qua các năm, tỷ lệ tăng lương hưu thường nhỉnh hơn hoặc bằng mức tăng lương công chức, viên chức. Vậy nên, ông Huân cho rằng, đề xuất tăng 15% của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là phù hợp.
Về mức tăng áp dụng cho các nhóm đối tượng, ông Huân phân tích, người đang hưởng lương hưu thấp mong muốn tăng tỷ lệ cao hơn. Tuy nhiên, dựa theo nguyên tắc đóng, hưởng của bảo hiểm xã hội, người từng đóng nhiều, sau này tất yếu phải được hưởng cao.
Chính vì vậy, vị chuyên gia cho rằng, với nhóm đối tượng lương hưu thấp cần có tỷ lệ hỗ trợ thêm để cải thiện cuộc sống của người nghỉ hưu.
"Vấn đề nào cũng cần xử lý hài hòa, thỏa đáng, không thể người lương hưu thấp hưởng tỷ lệ mức cao và người lương hưu cao phải chịu tỷ lệ tăng thấp", ông Huân khuyến cáo thêm, cần chú ý mức điều chỉnh lương với nhóm về hưu trước năm 1995.
Xem tiếp...