SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
334K

Lớp học tiền sản 4, 8h00 – 10h30 Thứ 7 (16/03/2024)

Ngọc Khuê

Tích Cực
Nhận biết sớm và can thiệp điều chỉnh, theo dõi tăng huyết áp trong thai kỳ là việc làm vô cùng quan trọng để phòng ngừa biến chứng không mong muốn đối với cả thai phụ và thai nhi.

Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp cao hơn mức bình thường. Mỗi độ tuổi có mức quy định huyết áp bình thường khác nhau. Phụ nữ mang thai được chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

lớp học tiền sản 4


BS.CKII Nguyễn Ngọc Thoại, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, tăng huyết áp khi mang thai thường xảy ra sau tuần thứ 20-24 của thai kỳ, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến thai phụ và thai nhi:

  • Với thai phụ: tăng huyết áp khi mang thai có thể diễn tiến thành tiền sản giật, sản giật, phù phổi, gây suy đa tạng và ảnh hưởng đến tính mạng. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh thận và đột quỵ ở mẹ.
  • Với thai nhi: tăng huyết áp khi mang thai khiến thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thiểu ối, suy thai, nhau bong non, sinh non…

Tiền sản giật là tình trạng tăng huyết áp kết hợp với sự tăng acid uric máu hoặc đạm niệu. Tình trạng này có thể phát triển âm thầm mà thai phụ không hề hay biết. Do đó, thai phụ cần tuân thủ lịch khám thai được chỉ định để theo dõi huyết áp, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

“Khi phát hiện tăng huyết áp trong thai kỳ, thai phụ sẽ được can thiệp điều trị nhằm mục đích đảm bảo huyết áp ổn định và không tăng quá cao. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định lịch khám thai thường xuyên hơn để có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu của tiền sản giật, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm”, bác sĩ Ngọc Thoại cho biết thêm.

Ngoài việc tuân thủ hướng dẫn khám thai của bác sĩ, thai phụ cũng cần thực hiện chế độ ăn uống phù hợp. Theo đó, để hạn chế tối đa những nguy cơ biến chứng cho thai phụ và thai nhi do tăng huyết áp trong thai kỳ, thai phụ cần biết những thực phẩm nên ăn và những thực phẩm cần tránh.

Mong muốn mẹ bầu được tiếp cận những thông tin chính thống trong chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh, biết cách phát hiện sớm các dấu hiệu của tăng huyết áp trong thai kỳ cũng như cách chăm sóc, theo dõi thai kỳ để tránh các biến chứng nguy hiểm, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM tổ chức lớp học tiền sản số 4 với hai nội dung bổ ích sau:

  • Bài 1: Những điều cần biết về tăng huyết áp khi mang thai – BS.CKII Nguyễn Ngọc Thoại, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM
  • Bài 2: Chế độ ăn cho mẹ bầu tăng huyết áp trong thai kỳ – BS.CKI Đào Thị Yến Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Thời gian: Thứ 7 ngày 16/03/2024

Thời lượng: 180 phút

Địa điểm: Viện Nghiên cứu Tâm Anh (2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM)

Đăng ký tham gia tại: https://tamanhhospital.vn/lop-hoc-tien-san-tamanh/

Đăng ký qua QRcode trên hình.

Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM cảm ơn Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em & Người lớn VNVC và Yoga House đã đồng hành cùng chương trình ý nghĩa cho mẹ bầu.


Cập nhật lần cuối: 08:14 15/03/2024

Xem tiếp...
 
Top Bottom