Phương Nga
Tích Cực
Chất chống mồ hôi và chất khử mùi đều có tác dụng giảm mùi cơ thể nhưng hai sản phẩm này hoạt động theo những cơ chế khác nhau. Chất chống mồ hôi làm giảm sự tiết mồ hôi trong khi chất khử mùi làm tăng độ axit của da.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phân loại chất khử mùi là mỹ phẩm, có nghĩa là sản phẩm có công dụng làm sạch hoặc làm đẹp trong khi chất chống mồ hôi được coi là một loại thuốc, có nghĩa là sản phẩm tác động đến cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể và có công dụng điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh. (1)
Dưới đây là những điểm khác biệt giữa hai sản phẩm kiểm soát mùi cơ thể này cùng những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn.
Chất khử mùi (deodorant) có tác dụng loại bỏ mùi hôi nách nhưng không làm giảm mồ hôi. Các loại chất khử mùi thường có chứa cồn. Khi thoa lên da, chất khử mùi làm tăng tính axit của da và nhờ đó ngăn cản sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn gây mùi. Nhiều loại chất khử mùi còn chứa hương liệu để át đi mùi khó chịu trên cơ thể.
Thành phần hoạt tính trong chất chống mồ hôi (antiperspirant) thường là các hợp chất gốc nhôm có tác dụng tạm thời làm bít lỗ chân lông. Điều này ngăn cản mồ hôi từ các tuyến mồ hôi chảy lên bề mặt da.
Nếu đã sử dụng chất chống mồ hôi không kê đơn mà vẫn không thể kiểm soát mồ hôi thì có thể chuyển sang chất chống mồ hôi kê đơn.
Chất khử mùi và chất chống mồ hôi có hai công dụng chính là giảm độ ẩm trên da và giảm mùi cơ thể.
Đổ mồ hôi là một cơ chế làm mát cơ thể. Khi thân nhiệt tăng cao, hệ thần kinh sẽ truyền tín hiệu báo cho các tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi. Mồ hôi bay hơi sẽ giúp hạ nhiệt độ cơ thể. Nách có mật độ tuyến mồ hôi cao hơn so với các khu vực khác. Mồ hôi thấm qua quần áo sẽ gây mất thẩm mỹ và khi kết hợp với vi khuẩn trên da,mồ hôi sẽ góp phần gây ra mùi cơ thể.
Bản thân mồ hôi không có mùi. Mùi cơ thể sinh ra do vi khuẩn trên da phân hủy mồ hôi. Vùng nách ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Mồ hôi từ các tuyến apocrine nằm ở nách, bẹn và quanh núm vú chứa nhiều protein. Lượng protein này rất dễ bị vi khuẩn phân hủy và tạo ra mùi khó chịu.
Tìm hiểu về phương pháp điều trị hôi nách
Thành phần hoạt tính trong chất chống mồ hôi là các hợp chất gốc nhôm. Các thành phần này ngăn mồ hôi chảy lên bề mặt da bằng cách bít các tuyến mồ hôi.
Có ý kiến lo ngại rằng các hợp chất nhôm này có thể hấp thụ qua da và ảnh hưởng đến các thụ thể estrogen trong tế bào vú.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society), không có mối liên hệ nào giữa ung thư và thành phần nhôm trong chất chống mồ hôi vì: (2)
Theo kết quả phân tích, tế bào ung thư vú có lượng nhôm tương đương với tế bào vú bình thường.
Theo nghiên cứu về chất chống mồ hôi có chứa nhôm chlorohydrate, chỉ có một lượng nhôm rất nhỏ (0,0012%) được hấp thụ qua da và đi vào trong cơ thể.
Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng không có bất cứ mối liên hệ nào giữa ung thư vú và các sản phẩm dùng trên vùng da dưới cánh tay:
Một nghiên cứu vào năm 2002 được thực hiện trên 793 phụ nữ không có tiền sử ung thư vú và 813 phụ nữ bị ung thư vú cho thấy tỷ lệ mắc ung thư vú không hề tăng trong nhóm những phụ nữ sử dụng chất khử mùi và chất chống mồ hôi ở vùng nách.
Một nghiên cứu quy mô nhỏ hơn được thực hiện vào năm 2006 đã cho kết quả tương tự như nghiên cứu vào năm 2002.
Một tổng quan tài liệu có hệ thống vào năm 2016 đã kết luận rằng không có bất cứ mối liên hệ nào giữa việc sử dụng chất chống mồ hôi và sự gia tăng nguy cơ ung thư vú nhưng nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về chủ đề này.
Chất chống mồ hôi và chất khử mùi có cơ chế hoạt động khác nhau để giảm mùi cơ thể. Chất chống mồ hôi làm giảm lượng mồ hôi trong khi chất khử mùi làm tăng tính axit của da để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây mùi.
Mặc dù có lo ngại rằng chất chống mồ hôi làm tăng nguy cơ ung thư nhưng các nghiên cứu cho thấy điều này là không đúng. Mặc dù vậy nhưng vẫn cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn để tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa bệnh ung thư vú và chất chống mồ hôi.
Xem tiếp...
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phân loại chất khử mùi là mỹ phẩm, có nghĩa là sản phẩm có công dụng làm sạch hoặc làm đẹp trong khi chất chống mồ hôi được coi là một loại thuốc, có nghĩa là sản phẩm tác động đến cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể và có công dụng điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh. (1)
Dưới đây là những điểm khác biệt giữa hai sản phẩm kiểm soát mùi cơ thể này cùng những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn.
Chất khử mùi
Chất khử mùi (deodorant) có tác dụng loại bỏ mùi hôi nách nhưng không làm giảm mồ hôi. Các loại chất khử mùi thường có chứa cồn. Khi thoa lên da, chất khử mùi làm tăng tính axit của da và nhờ đó ngăn cản sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn gây mùi. Nhiều loại chất khử mùi còn chứa hương liệu để át đi mùi khó chịu trên cơ thể.
Chất chống mồ hôi
Thành phần hoạt tính trong chất chống mồ hôi (antiperspirant) thường là các hợp chất gốc nhôm có tác dụng tạm thời làm bít lỗ chân lông. Điều này ngăn cản mồ hôi từ các tuyến mồ hôi chảy lên bề mặt da.
Nếu đã sử dụng chất chống mồ hôi không kê đơn mà vẫn không thể kiểm soát mồ hôi thì có thể chuyển sang chất chống mồ hôi kê đơn.
Lợi ích của chất khử mùi và chất chống mồ hôi
Chất khử mùi và chất chống mồ hôi có hai công dụng chính là giảm độ ẩm trên da và giảm mùi cơ thể.
Giảm độ ẩm trên da
Đổ mồ hôi là một cơ chế làm mát cơ thể. Khi thân nhiệt tăng cao, hệ thần kinh sẽ truyền tín hiệu báo cho các tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi. Mồ hôi bay hơi sẽ giúp hạ nhiệt độ cơ thể. Nách có mật độ tuyến mồ hôi cao hơn so với các khu vực khác. Mồ hôi thấm qua quần áo sẽ gây mất thẩm mỹ và khi kết hợp với vi khuẩn trên da,mồ hôi sẽ góp phần gây ra mùi cơ thể.
Giảm mùi cơ thể
Bản thân mồ hôi không có mùi. Mùi cơ thể sinh ra do vi khuẩn trên da phân hủy mồ hôi. Vùng nách ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Mồ hôi từ các tuyến apocrine nằm ở nách, bẹn và quanh núm vú chứa nhiều protein. Lượng protein này rất dễ bị vi khuẩn phân hủy và tạo ra mùi khó chịu.
Tìm hiểu về phương pháp điều trị hôi nách
Chất chống mồ hôi và nguy cơ ung thư vú
Thành phần hoạt tính trong chất chống mồ hôi là các hợp chất gốc nhôm. Các thành phần này ngăn mồ hôi chảy lên bề mặt da bằng cách bít các tuyến mồ hôi.
Có ý kiến lo ngại rằng các hợp chất nhôm này có thể hấp thụ qua da và ảnh hưởng đến các thụ thể estrogen trong tế bào vú.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society), không có mối liên hệ nào giữa ung thư và thành phần nhôm trong chất chống mồ hôi vì: (2)
Theo kết quả phân tích, tế bào ung thư vú có lượng nhôm tương đương với tế bào vú bình thường.
Theo nghiên cứu về chất chống mồ hôi có chứa nhôm chlorohydrate, chỉ có một lượng nhôm rất nhỏ (0,0012%) được hấp thụ qua da và đi vào trong cơ thể.
Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng không có bất cứ mối liên hệ nào giữa ung thư vú và các sản phẩm dùng trên vùng da dưới cánh tay:
Một nghiên cứu vào năm 2002 được thực hiện trên 793 phụ nữ không có tiền sử ung thư vú và 813 phụ nữ bị ung thư vú cho thấy tỷ lệ mắc ung thư vú không hề tăng trong nhóm những phụ nữ sử dụng chất khử mùi và chất chống mồ hôi ở vùng nách.
Một nghiên cứu quy mô nhỏ hơn được thực hiện vào năm 2006 đã cho kết quả tương tự như nghiên cứu vào năm 2002.
Một tổng quan tài liệu có hệ thống vào năm 2016 đã kết luận rằng không có bất cứ mối liên hệ nào giữa việc sử dụng chất chống mồ hôi và sự gia tăng nguy cơ ung thư vú nhưng nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về chủ đề này.
Tóm tắt bài viết
Chất chống mồ hôi và chất khử mùi có cơ chế hoạt động khác nhau để giảm mùi cơ thể. Chất chống mồ hôi làm giảm lượng mồ hôi trong khi chất khử mùi làm tăng tính axit của da để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây mùi.
Mặc dù có lo ngại rằng chất chống mồ hôi làm tăng nguy cơ ung thư nhưng các nghiên cứu cho thấy điều này là không đúng. Mặc dù vậy nhưng vẫn cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn để tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa bệnh ung thư vú và chất chống mồ hôi.
Xem tiếp...