BS Xuân Trường
Ngôi Sao
Tinh dầu tràm nổi tiếng là một dược chất có tác dụng kháng khuẩn. Ở Việt Nam, tinh dầu tràm thường được sử dụng phổ biến để đề phòng ho, cảm lạnh ở trẻ em và phụ nữ sau sinh. Hãy cùng theo dõi bài viết sau hiểu để rõ về công dụng, cách dùng cũng như những điểm cần lưu ý khi sử dụng loại tinh dầu tràm.
Tràm là một chi thực vật với hơn 200 loài thành viên, trong đó có 3 loài cho chất lượng tinh dầu tốt nhất được ứng dụng rộng rãi trong đời sống là tràm trà, tràm gió và tràm năm gân. Bài viết sau sẽ đề cập đến tinh dầu từ cây Tràm gió, là loài cây mọc hoang ở nhiều địa phương của nước ta, mang đến tác dụng giống như kháng sinh, có thể giúp phòng chống những bệnh do thời tiết như ho, cảm cúm.
Tinh dầu tràm thường được chiết xuất từ các bộ phận như lá, thân, cành của cây Tràm gió chủ yếu bởi phương pháp cất kéo hơi nước.
Thành phần của tinh dầu tràm có chứa các chất hóa học như Cajeput – 1,8 cineol, linalool, alpha-terpineol và terpinen-4-ol với hoạt tính kháng khuẩn cao nên được ứng dụng rộng rãi trong cả lĩnh vực thực phẩm và thuốc điều trị bệnh.
Theo quan điểm y học cổ truyền, tinh dầu tràm có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Vị này khi dùng sẽ vào 2 kinh tỳ và phế, có công năng hoạt huyết khu phong, an thần giảm đau, tiêu đờm sát trùng.
Hãy cùng Toplist.net.vn tìm hiểu Lợi ích của tinh dầu tràm đối với sức khỏe nhé
1
Tác dụng này cũng xuất phát từ công dụng giúp kháng khuẩn, kháng virut của tinh dầu tràm. Theo kinh nghiệm truyền thống, tinh dầu này được sử dụng nhiều trong các sản phẩm thuốc nam để giảm các triệu chứng và phòng ngừa ho, cảm lạnh, sổ mũi. Tinh dầu tràm có điểm đặc biệt so với các loại tinh dầu khác là nó rất êm dịu, không gây nóng, không bỏng rát. Vì vậy, loại tinh dầu rất hữu ích cho việc chăm sóc sau sinh cho phụ nữ và trẻ sơ sinh để phòng ngừa nguy cơ cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp.
2
Nhiều nghiên cứu dược lý đã chỉ ra rằng các thành phần chính của tinh dầu tràm là 1,8-cineol và α-terpineol có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virut, chống ký sinh trùng và chống oxy hóa.
3
Ở người cao tuổi, đau nhứt xương khớp vẫn luôn được xếp vào một trong những căn bệnh phổ biến, khi mà xương khớp giảm đi sự linh hoạt và cứng cáp. Khi thoa lên da, chất cineole chứa trong tinh dầu tràm sẽ hoạt động với cơ chế gây nóng và kích ứng bề mặt, từ đó tạo nên tác động giúp giảm đau vùng cơ xương khớp bên dưới da.
4
Để không gian sống có hương thơm dịu mát và mang lại cảm giác sảng khoái, bạn có thể làm sạch không khí với tinh dầu tràm. Nếu như đang gặp phải căng thẳng, mệt mỏi, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận hiệu quả thư giãn từ việc hít thở bầu không khí thoang thoảng tinh dầu Tràm.
5
Cho vài giọt tinh dầu tràm pha loãng cùng nước tắm ấm cho bé. Thoa trực tiếp vào lòng bàn chân, thái dương sau khi tắm, khi thời tiết thay đổi để dự phòng các bệnh lý như cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp. Việc này rất có ích cho trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé sơ sinh vốn nhạy cảm dễ chịu tác động của thời tiết và các loại côn trùng.
Đến đây bạn đã phần nào biết được tinh dầu tràm có rất nhiều công dụng hay. Tuy đây là một tinh dầu lành tính, trước khi sử dụng bạn cần tham vấn ý kiến của các chuyên gia để biết được liệu nó có phù hợp với bạn hay không. Hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe của bạn nhé!
Xem tiếp...
Tràm là một chi thực vật với hơn 200 loài thành viên, trong đó có 3 loài cho chất lượng tinh dầu tốt nhất được ứng dụng rộng rãi trong đời sống là tràm trà, tràm gió và tràm năm gân. Bài viết sau sẽ đề cập đến tinh dầu từ cây Tràm gió, là loài cây mọc hoang ở nhiều địa phương của nước ta, mang đến tác dụng giống như kháng sinh, có thể giúp phòng chống những bệnh do thời tiết như ho, cảm cúm.
Tinh dầu tràm thường được chiết xuất từ các bộ phận như lá, thân, cành của cây Tràm gió chủ yếu bởi phương pháp cất kéo hơi nước.
Thành phần của tinh dầu tràm có chứa các chất hóa học như Cajeput – 1,8 cineol, linalool, alpha-terpineol và terpinen-4-ol với hoạt tính kháng khuẩn cao nên được ứng dụng rộng rãi trong cả lĩnh vực thực phẩm và thuốc điều trị bệnh.
Theo quan điểm y học cổ truyền, tinh dầu tràm có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Vị này khi dùng sẽ vào 2 kinh tỳ và phế, có công năng hoạt huyết khu phong, an thần giảm đau, tiêu đờm sát trùng.
Hãy cùng Toplist.net.vn tìm hiểu Lợi ích của tinh dầu tràm đối với sức khỏe nhé
1
Tác dụng này cũng xuất phát từ công dụng giúp kháng khuẩn, kháng virut của tinh dầu tràm. Theo kinh nghiệm truyền thống, tinh dầu này được sử dụng nhiều trong các sản phẩm thuốc nam để giảm các triệu chứng và phòng ngừa ho, cảm lạnh, sổ mũi. Tinh dầu tràm có điểm đặc biệt so với các loại tinh dầu khác là nó rất êm dịu, không gây nóng, không bỏng rát. Vì vậy, loại tinh dầu rất hữu ích cho việc chăm sóc sau sinh cho phụ nữ và trẻ sơ sinh để phòng ngừa nguy cơ cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp.
2
Nhiều nghiên cứu dược lý đã chỉ ra rằng các thành phần chính của tinh dầu tràm là 1,8-cineol và α-terpineol có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virut, chống ký sinh trùng và chống oxy hóa.
3
Hỗ trợ giảm đau khớp, nhức mỏi tay chân
Ở người cao tuổi, đau nhứt xương khớp vẫn luôn được xếp vào một trong những căn bệnh phổ biến, khi mà xương khớp giảm đi sự linh hoạt và cứng cáp. Khi thoa lên da, chất cineole chứa trong tinh dầu tràm sẽ hoạt động với cơ chế gây nóng và kích ứng bề mặt, từ đó tạo nên tác động giúp giảm đau vùng cơ xương khớp bên dưới da.
4
Để không gian sống có hương thơm dịu mát và mang lại cảm giác sảng khoái, bạn có thể làm sạch không khí với tinh dầu tràm. Nếu như đang gặp phải căng thẳng, mệt mỏi, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận hiệu quả thư giãn từ việc hít thở bầu không khí thoang thoảng tinh dầu Tràm.
5
Cho vài giọt tinh dầu tràm pha loãng cùng nước tắm ấm cho bé. Thoa trực tiếp vào lòng bàn chân, thái dương sau khi tắm, khi thời tiết thay đổi để dự phòng các bệnh lý như cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp. Việc này rất có ích cho trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé sơ sinh vốn nhạy cảm dễ chịu tác động của thời tiết và các loại côn trùng.
- Không sử dụng tinh dầu tràm bằng đường uống.
- Tránh sử dụng tinh dầu tràm ở những vùng da nhạy cảm: vùng có vết thương hở, da mặt, da cổ, da đầu, vùng da gần bộ phận sinh dục.
- Không để trẻ hít dầu tràm vì có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp như gây khó thở.
- Không để tinh dầu rơi vào mắt hay để trẻ uống phải.
- Đối với người bị hen suyễn: Việc hít dầu tràm có thể tạo ra tần suất lên cơn hen nhiều hơn.
- Đối với người bị tiểu đường: Dầu tràm có thể làm giảm lượng đường trong máu. Do đó, cần theo dõi lượng đường trong máu cẩn thận. Trong trường hợp cần thiết, liều lượng thuốc điều trị tiểu đường có thể cần phải điều chỉnh hoặc nên cân nhắc sử dụng một loại tinh dầu khác.
Đến đây bạn đã phần nào biết được tinh dầu tràm có rất nhiều công dụng hay. Tuy đây là một tinh dầu lành tính, trước khi sử dụng bạn cần tham vấn ý kiến của các chuyên gia để biết được liệu nó có phù hợp với bạn hay không. Hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe của bạn nhé!
Xem tiếp...