Phương Nga
Tích Cực
- Lợi ích của củ hành tây vô cùng đa dạng. Emdep sẽ bật mí cho bạn bí quyết để tận hưởng những công dụng sức khỏe của loại củ quen thuộc này nhé.
Củ hành tây còn được gọi là hành củ, có vị cay nồng đậm đà, cũng thường được dùng như một loại thực vật gia vị trong nấu ăn. Lợi ích của củ hành tây có thể nói bắt nguồn từ thành phần dinh dưỡng khá đa dạng. Theo ước tính, 100g củ hành có chứa các thành phần như:
- Năng lượng: 40 calo
- Carbohydrate: 9,34 g
- Chất đạm: 1,1 g
- Chất béo: 0,1 g
- Chất xơ: 1,7 g
- Folate: 19 µg
- Niacin: 0,116 mg
- Axit pantothenic: 0,123 mg
- Pyridoxin: 0,120 mg
- Vitamin A: 2 IU
- Vitamin C: 7,4 mg
- Natri: 4 mg
- Kali: 146 mg
- Canxi: 23 mg
- Magie: 10 mg
- Phốt pho: 29 mg
- Kẽm: 0,17 mg
- Beta-carotene: 1 mg
- Lutein-zeaxanthin: 4 mg
Công dụng của củ hành tây trong việc phòng ngừa bệnh ung thư nhờ vào 2 thành phần là quercetin và anthocyanin khá cao. Chúng có tác dụng kích thích các tế bào ung thư tự hủy, gây ức chế sự phát triển của khối u, điển hình là ung thư vú và ung thư ruột kết.
Củ hành tím được khuyến khích dùng trong nấu ăn bởi các flavonoid có hiệu quả bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, chất lưu huỳnh hữu cơ trong hành tây cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Đồng thời, hợp chất thiosulfinates còn giảm cục máu đông tự nhiên.
Nghiên cứu chứng minh: Ăn hành tây đúng cách còn có hiệu quả giảm lượng đường trong máu. Các Polyphenol cũng có tác dụng kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và các vấn đề liên quan khác.
Chất xơ trong củ hành có thể duy trì nhóm lợi khuẩn cho đường ruột, phòng ngừa táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày. Tiêu thụ củ hành tây hợp lý giúp thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Lợi ích của củ hành tây còn được biết đến bởi đặc tính chống viêm tự nhiên. Thành phần quercetin ngăn chặn các yếu tố gây viêm, cản trở sự lây lan. Nấu ăn với củ hành còn giúp thông mũi, giảm viêm xoang nhờ hợp chất lưu huỳnh làm loãng màng nhầy.
Các chất chống oxy hóa cũng tăng cường khả năng hệ miễn dịch, ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng và một số tác nhân dị ứng khác. Hành tây cũng góp phần giúp vết thương mau lành hơn.
Củ hành có chứa prebiotic, có tác dụng thư giãn thần kinh và cải thiện chứng mất ngủ một cách tự nhiên. Tuy nhiên, bạn nên tiêu thụ hành tây có kiểm soát để không gây nội nhiệt mà sinh ra phản tác dụng.
Thành phần vitamin đa dạng và các chất chống oxy hóa góp phần ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do. Từ đó, ăn củ hành tây đem lại hiệu quả như một cách bảo vệ da tự nhiên, chống lão hóa, giảm nếp nhăn và giữ cho da mềm mại, khỏe mạnh.
Bạn nên chọn mua củ hành ở cửa hàng uy tín để giảm thiểu các hóa chất bảo quản. Chọn những củ hành sạch, hình dáng đẹp, phần cổ khép chặt và không có lõi gỗ ở giữa. Lớp vỏ ngoài nên khô, giòn, sáng bóng để giữ được lâu hơn.
Nếu bảo quản trong tủ lạnh mà củ hành đã nảy mầm xanh, bạn có thể dùng phần mầm này như hành lá thông thường, nhưng phần củ nếu có biểu hiện có những lốm đốm sẫm màu thì nên loại bỏ vì chúng có thể bị hỏng do nấm mốc.
Củ hành khô chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát là có thể bảo quản trong 4 tuần đến vài tháng. Bạn nên hạn chế đặt củ hành trong tủ lạnh vì dễ khiến chúng bị mềm nhũn, mau hư. Tốt nhất là mua số lượng vừa phải, dùng hết mới mua lượt khác.
Củ hành ăn nhiều có thể gây một số tác dụng phụ cần thận trọng như hạ đường huyết, nóng dạ dày, kích ứng da, ợ nóng, hơi thở nặng mùi, gây bất lợi nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu…
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết cách tận dụng lợi ích của củ hành tây, đem lại nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng cho cả nhà.
Thiên Khuê (Theo Style)
Xem tiếp...
Giá trị dinh dưỡng của củ hành tây
Củ hành tây còn được gọi là hành củ, có vị cay nồng đậm đà, cũng thường được dùng như một loại thực vật gia vị trong nấu ăn. Lợi ích của củ hành tây có thể nói bắt nguồn từ thành phần dinh dưỡng khá đa dạng. Theo ước tính, 100g củ hành có chứa các thành phần như:
- Năng lượng: 40 calo
- Carbohydrate: 9,34 g
- Chất đạm: 1,1 g
- Chất béo: 0,1 g
- Chất xơ: 1,7 g
- Folate: 19 µg
- Niacin: 0,116 mg
- Axit pantothenic: 0,123 mg
- Pyridoxin: 0,120 mg
- Vitamin A: 2 IU
- Vitamin C: 7,4 mg
- Natri: 4 mg
- Kali: 146 mg
- Canxi: 23 mg
- Magie: 10 mg
- Phốt pho: 29 mg
- Kẽm: 0,17 mg
- Beta-carotene: 1 mg
- Lutein-zeaxanthin: 4 mg
Ăn củ hành tây có lợi gì?
Tăng cường ngăn ngừa ung thư
Công dụng của củ hành tây trong việc phòng ngừa bệnh ung thư nhờ vào 2 thành phần là quercetin và anthocyanin khá cao. Chúng có tác dụng kích thích các tế bào ung thư tự hủy, gây ức chế sự phát triển của khối u, điển hình là ung thư vú và ung thư ruột kết.
Duy trì sức khỏe tim mạch
Củ hành tím được khuyến khích dùng trong nấu ăn bởi các flavonoid có hiệu quả bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, chất lưu huỳnh hữu cơ trong hành tây cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Đồng thời, hợp chất thiosulfinates còn giảm cục máu đông tự nhiên.
Ổn định đường huyết
Nghiên cứu chứng minh: Ăn hành tây đúng cách còn có hiệu quả giảm lượng đường trong máu. Các Polyphenol cũng có tác dụng kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và các vấn đề liên quan khác.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Chất xơ trong củ hành có thể duy trì nhóm lợi khuẩn cho đường ruột, phòng ngừa táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày. Tiêu thụ củ hành tây hợp lý giúp thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Kháng viêm và nâng cao đề kháng
Lợi ích của củ hành tây còn được biết đến bởi đặc tính chống viêm tự nhiên. Thành phần quercetin ngăn chặn các yếu tố gây viêm, cản trở sự lây lan. Nấu ăn với củ hành còn giúp thông mũi, giảm viêm xoang nhờ hợp chất lưu huỳnh làm loãng màng nhầy.
Các chất chống oxy hóa cũng tăng cường khả năng hệ miễn dịch, ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng và một số tác nhân dị ứng khác. Hành tây cũng góp phần giúp vết thương mau lành hơn.
Giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ
Củ hành có chứa prebiotic, có tác dụng thư giãn thần kinh và cải thiện chứng mất ngủ một cách tự nhiên. Tuy nhiên, bạn nên tiêu thụ hành tây có kiểm soát để không gây nội nhiệt mà sinh ra phản tác dụng.
Làm chậm lão hóa
Thành phần vitamin đa dạng và các chất chống oxy hóa góp phần ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do. Từ đó, ăn củ hành tây đem lại hiệu quả như một cách bảo vệ da tự nhiên, chống lão hóa, giảm nếp nhăn và giữ cho da mềm mại, khỏe mạnh.
Lựa chọn, bảo quản và sử dụng hành tây như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Bạn nên chọn mua củ hành ở cửa hàng uy tín để giảm thiểu các hóa chất bảo quản. Chọn những củ hành sạch, hình dáng đẹp, phần cổ khép chặt và không có lõi gỗ ở giữa. Lớp vỏ ngoài nên khô, giòn, sáng bóng để giữ được lâu hơn.
Nếu bảo quản trong tủ lạnh mà củ hành đã nảy mầm xanh, bạn có thể dùng phần mầm này như hành lá thông thường, nhưng phần củ nếu có biểu hiện có những lốm đốm sẫm màu thì nên loại bỏ vì chúng có thể bị hỏng do nấm mốc.
Củ hành khô chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát là có thể bảo quản trong 4 tuần đến vài tháng. Bạn nên hạn chế đặt củ hành trong tủ lạnh vì dễ khiến chúng bị mềm nhũn, mau hư. Tốt nhất là mua số lượng vừa phải, dùng hết mới mua lượt khác.
Củ hành ăn nhiều có thể gây một số tác dụng phụ cần thận trọng như hạ đường huyết, nóng dạ dày, kích ứng da, ợ nóng, hơi thở nặng mùi, gây bất lợi nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu…
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết cách tận dụng lợi ích của củ hành tây, đem lại nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng cho cả nhà.
Thiên Khuê (Theo Style)
Xem tiếp...
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: