BÓC PHỐT

Chia sẻ kinh nghiệm, địa chỉ làm đẹp không uy tín, bóc Phốt dịch vụ kém chất lượng, review sản phẩm liên quan làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, dịch vụ filler - botox, nha khoa thẩm mỹ...

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
DOANH NGHIỆP
Tổng thành viên
78
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
9K
Tổng lượt xem
306K

Lợi ích bất ngờ của nấm rơm mà bạn không nên bỏ qua

Vũ Quỳnh Anh

Fan Cứng
Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea, thuộc họ nấm ăn Pluteaceae. Nấm rơm tự nhiên mọc ở nơi có khí hậu nóng ẩm nên gặp nhiều ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới thuộc Đông và Đông Nam Á.

Nấm rơm tươi có kích thước cỡ ngón tay cái, được trồng nhiều để làm thực phẩm ở các nước Châu Á, còn các vùng khác chủ yếu được tìm thấy ở dạng đóng hộp hoặc sấy khô. Những nỗ lực để trồng nấm rơm tự nhiên ở miền nam Hoa Kỳ cho đến nay vẫn không thành công.

Nấm rơm còn có những tên gọi khác như nấm rơm lúa, nấm cỏ, nấm phụ tử, nấm ngọc cẩu và nấm Trung Quốc. Sở dĩ loại nấm này có tên là nấm rơm lúa vì chúng phát triển tốt nhất trên rơm rạ hoặc gọi là nấm Trung Quốc vì việc trồng nhân tạo loại nấm này đầu tiên bắt đầu ở Trung Quốc.

Nấm rơm là loài thực vật kỵ khí, mọc thành chùm hoặc thành cụm trên những lá mục, gỗ mục, dăm gỗ, phân động vật, trên cây cối và nấm có khả năng sinh sôi, phát triển quanh năm. Nấm rơm thường phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 28 – 35 ° C. Vậy ăn nấm rơm có tốt không?

Hãy cùng Toplist.net.vn tìm hiểu những lợi ích bất ngờ của nấm rơm nhé


1

Nâng cao sức đề kháng


Nấm rơm tự nhiên có chứa ergothioneine, được xem là một chất chống oxy hóa mạnh có trong các loại nấm với tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Tác dụng này giúp người tiêu thụ nấm rơm nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng do nấm men hoặc vi khuẩn.

Ngoài ra, nấm rơm còn có thể giúp tăng khả năng chữa lành vết loét hoặc vết thương. Hàm lượng cao các loại vitamin A, nhóm B và C có trong nấm rơm tự nhiên rất hữu ích cho hệ thống miễn dịch.

 Dinh dưỡng, cách chế biến và lưu ý khi sử dụng | Cleanipedia



2

Hàm lượng cholesterol thấp


Thành phần của nấm rơm bao gồm một số protein, không chứa các chất béo xấu và hàm lượng carbohydrate cũng rất thấp. Ngoài ra, lượng chất xơ và enzyme trong nấm rơm giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa trong khi lượng protein cao sẽ giúp đốt cháy cholesterol trong hệ tiêu hóa.


3

Ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư


Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa phong phú từ nấm rơm có hiệu quả trong việc chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Loại nấm này có chứa beta glucan – một chất được dùng trong hóa trị hoặc xạ trị nhằm cải thiện hệ thống miễn dịch, từ đó ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.


4

Giúp cơ thể tăng trưởng


Protein là chất cần thiết để cơ thể phát triển và tăng trưởng. Khi so với một loại thực phẩm rất thông dụng là lòng đỏ trứng gà, nấm rơm có lượng protein tương tự và không chứa chất béo nên rất tốt cho những người có lượng cholesterol máu cao, đồng thời còn giúp hạ cholesterol máu rất hiệu quả. Do đó, tiêu thụ nấm rơm trong thời kỳ cơ thể tăng trưởng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.


5

Tốt cho bệnh đái tháo đường


Ăn nấm rơm có tốt không đối với người bệnh đái tháo đường? Câu trả lời là có vì trong nấm rơm có chứa insulin tự nhiên, ít chất béo và carbohydrate nên rất tốt cho bệnh đái tháo đường.

Bên cạnh đó, tiêu thụ nấm rơm tác động tích cực lên các cơ quan như gan, tuyến tụy và các tuyến nội tiết khác, qua đó tăng hình thành insulin với số lượng thích hợp. Cuối cùng, hàm lượng các chất kháng sinh trong nấm rất tốt để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng các vết thương do đái tháo đường gây ra.


6

Giảm các gốc tự do


Bên cạnh các flavonoid đã quá nổi tiếng trong việc khắc phục các gốc tự do thì selen cũng là một lựa chọn thích hợp để khắc phục và làm giảm các gốc tự do. Do đó, lượng selen có trong nấm rơm tự nhiên giúp người tiêu thụ khắc chế các gốc tự do trong cơ thể.

Các gốc tự do xâm nhập từ ô nhiễm không khí, rượu, thực phẩm chứa chất béo xấu và bức xạ điện từ có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng.


7

Tốt cho sức khỏe tim mạch


Hàm lượng cao chất xơ, kali và vitamin C trong nấm rơm có lợi trong việc kiểm soát huyết áp và giữ cholesterol ở mức ổn định. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tăng huyết áp.


8

Ngăn ngừa thiếu máu


Cơ thể cần sắt để chế tạo ra tế bào máu. Thiếu sắt là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến thiếu máu. Do đó, nấm rơm có đủ hàm lượng sắt giúp chúng ta tránh được nguy cơ mắc bệnh lý này.


9

Nâng cao sức khỏe hệ xương


Nấm rơm chứa nhiều canxi và vitamin D, đặc biệt hàm lượng vitamin D xếp thứ 2 chỉ sau dầu gan cá. Vì vậy, hàm lượng cao canxi và vitamin D giúp ích rất nhiều cho sự phát triển xương của chúng ta.


10

Nguồn vitamin B dồi dào


Một lợi ích sức khỏe khác mà bạn có thể nhận được từ việc ăn nấm rơm là bổ sung hàm lượng vitamin B dồi dào cho cơ thể. Việc cung cấp đủ loại vitamin này sẽ giúp phòng tránh được một số bệnh như mụn trứng cá, đau tim hoặc thậm chí tử vong.


11

Nguồn cung cấp protein tuyệt vời


Các nghiên cứu đã cho thấy, trong 100 gam nấm rơm chứa tới 2,5 gam protein. Lượng protein này quá đủ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày cho cơ thể, giúp duy trì các phản ứng hóa học và làm cho cơ bắp chắc khỏe.


12

Kích thích cảm giác thèm ăn


Nấm rơm khi được chế biến thành các món ăn thì có hương vị rất thơm ngon và có thể kích thích sự thèm ăn mỗi khi mệt mỏi hay bị đắng miệng. Hãy bổ sung các món ăn làm từ loại nấm này vào thực đơn hàng ngày để giúp tăng khẩu vị và có cảm giác ngon miệng hơn khi ăn.

Xem tiếp...
 
Top Bottom