MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
691K

Lợi dụng chức danh nghề nghiệp quảng cáo “thổi phồng” về TPCN là hành vi không thể chấp nhận!

SUCKHOE+ | LTS: Đây là khẳng định của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trước những thông tin về các chiêu trò quảng cáo sai lệch của một số doanh nghiệp, nhãn hàng làm ăn chụp giật. VAFF khẳng định, sử dụng TPCN là xu hướng chung của thế giới, trong đó có Việt Nam, tuy nhiên, lợi dụng chức danh nghề nghiệp quảng cáo “thổi phồng” về TPCN là hành vi không thể chấp nhận!

  • 30/01/2024 09:58

  • loi-dung-nghe-nghiep-quang-cao-thoi-phong-tpcn-la-khong-the-chap-nhan11706583523.jpg
    Lợi dụng hình ảnh bác sỹ, chuyên gia y tế để quảng cáo TPCN là hành vi bị cấm (ảnh: Người lao động)

    Bí quyết lựa chọn bữa ăn nhẹ ngon miệng và bổ dưỡng cho trẻ​


    Chế độ ăn uống ảnh hưởng tới làn da ra sao?​


    Podcast: Chăm sóc trẻ nứt da, ngứa ngáy vì viêm da cơ địa mùa lạnh​


    Làm sao để cải thiện và duy chỉ được chỉ số khối cơ thể ở mức tốt nhất?​



    Lợi ích của thực phẩm chức năng (TPCN) đối với sức khỏe con người đã được khẳng định về mặt khoa học. Chỉ cần dẫn ra định nghĩa về TPCN của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã thấy được lợi ích to lớn của TPCN.

    “TPCN là loại thực phẩm mang lại lợi ích cho sức khỏe ngoài dinh dưỡng cơ bản, thể hiện các lợi ích cụ thể về sức khỏe hoặc y tế, bao gồm cả việc ngăn ngừa và điều trị bệnh” – theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO).

    Tại Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) đã tiên phong đưa ra định nghĩa về TPCN ngay từ những ngày đầu thành lập (năm 2007): “Thực phẩm chức năng là sản phẩm hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật”.

    Đến năm 2010, TPCN chính thức được luật hoá bởi Luật An toàn thực phẩm: “TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học”.

    Qua những cách định nghĩa về TPCN như vậy, cần phải nhận thức rõ ràng TPCN không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Chúng ta cũng đã có các quy định khá chặt chẽ cho hoạt động quảng cáo, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cảnh báo bắt buộc: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

    Với vai trò đã được khẳng định đối với sức khỏe, TPCN rất cần thiết cho đời sống hàng ngày của con người và việc sử dụng TPCN đang là xu hướng chung của toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Khi TPCN được nhiều người dân quan tâm, sử dụng, trở thành một thị trường với doanh số cao, đã nảy sinh nhiều trường hợp tìm cách trục lợi, làm ăn bất chính. Có hiện tượng những doanh nghiệp làm ăn theo kiểu chụp giật, bất chấp tất cả vì lợi nhuận, lợi dụng kẽ hở luật pháp, các quy định còn chưa được chặt chẽ về quản lý TPCN để tung ra những sản phẩm không bảo đảm chất lượng. Có những doanh nghiệp thuê người nổi tiếng quảng cáo thổi phồng công dụng của TPCN như là “thần dược’’, trị được bách bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo, để chào bán sản phẩm. Trong khi các cơ quan quản lý về y tế và sức khoẻ các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã có những quy định về việc quản lý chất lượng TPCN và ngăn cấm hành vi quảng cáo quá mức, sai sự thật. Các quảng cáo sản phẩm TPCN quá mức, “thổi phồng” công dụng bằng những lời có cánh, một cách lập lờ nếu không nói là đánh lừa người tiêu dùng thì cũng khiến người có nhu cầu khó có thể chọn lựa sản phẩm đúng đắn cho mình. Điều mà người tiêu dùng cần ở đây chính là sự tư vấn một cách khoa học, đúng đắn, trung thực với lương tâm đạo đức nghề nghiệp của các nhà chuyên môn.

    Thời gian qua, khi các thông tin nở rộ trên internet thì việc lợi dụng để quảng cáo TPCN cũng bùng nổ như ma trận. Sau vấn nạn người nổi tiếng, nghệ sĩ quảng cáo thuốc và TPCN thì như báo chí phản ánh, là hiện tượng một số thầy thuốc, nhân viên y tế tranh thủ chức danh nghề nghiệp, cương vị công tác (cá biệt còn có người mạo nhận là GS, TS, Viện trưởng…) nhận làm quảng cáo TPCN với cái giá hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng cho một sản phẩm.

    Thực tế cho thấy, quảng cáo với mục đích lôi kéo người mua bằng mọi giá để kiếm lợi dễ đưa đến những thông tin thiếu chính xác và ngộ nhận đối với người tiêu dùng. Nên nhớ rằng việc quảng cáo “thổi phồng” công dụng của TPCN không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp mà còn là vi phạm pháp luật, không loại trừ sẽ bị xử lý hình sự!

    Hiệp hội TPCN Việt Nam với tư cách là tổ chức xã hội - nghề nghiệp đại diện cho ngành TPCN Việt Nam ngay từ khi thành lập đã đề ra và thực hiện phương châm “3 Đúng” (Hiểu đúng - Dùng đúng - Làm đúng) nhằm giúp cộng đồng hiểu đúng, doanh nghiệp, người quảng cáo, kinh doanh làm đúng và người tiêu dùng dùng đúng về TPCN. Hiệp hội xác định trong năm 2024 sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện theo phương châm “3 Đúng”. Hiệp hội khẳng định việc các cá nhân, tranh thủ chức danh nghề nghiệp và cương vị công tác tại Hiệp hội, thực hiện quảng cáo TPCN vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm các quy định quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực là không thể chấp nhận. Hiệp hội sẽ xử lý theo các quy định của Hiệp hội và họ sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật!

    SUCKHOE+ Bac Dang-01


    PV

Xem tiếp...
 
Top Bottom