MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
689K

Loạt dự án kỳ vọng chống ùn tắc, giảm ngập ở Tân Sơn Nhất

Lê Hoài Thương

Tích Cực
Cùng với dự án đường nối ga T3 đang thi công, TP HCM chuẩn bị cải tạo kênh A41, mở rộng tuyến Hoàng Hoa Thám giúp chống ngập, kẹt xe khu vực Tân Sơn Nhất.

Trưa cuối tháng 3, trong căn nhà cấp 4 ở phường 4, quận Tân Bình, ông Hải Cường, 58 tuổi, khép hờ cửa tránh mùi hôi bốc lên từ kênh A41 trước mặt. Dòng kênh chảy qua khu dân cư nơi ông ở chỉ rộng hơn một m, phủ kín các loại rác thải, xà bần, nước đen xì. Ven bờ và mặt nước, nhiều nơi thùng xốp, túi nylon, chai nhựa... chất đống nhếch nhác.

Nằm ở phía nam sân bay Tân Sơn Nhất, kênh A41 chỉ dài gần một km, nhưng là hướng thoát nước chính cho khoảng 50% bãi đỗ máy bay cùng nhà máy A41 và một phần diện tích thuộc Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không - không quân). Nước từ khu vực này theo dòng kênh chảy ngoằn ngoèo qua khu dân cư dẫn ra đường Cộng Hòa, đổ vào hệ thống cống ngầm dưới đường Út Tịch rồi thoát ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Kênh A41 bị thu hẹp, chỉ rộng khoảng 1-2 m, cuối tháng 3/2024. Ảnh: Gia Minh


Kênh A41 bị thu hẹp, chỉ rộng 1-2 m, cuối tháng 3/2024. Ảnh: Gia Minh


"Kênh A41 trước đây khá rộng, thông thoáng, sau đó dần bị thu hẹp do bị lấn chiếm và trở thành nơi tập kết rác, gây ô nhiễm nghiêm trọng", ông Cường nói, thêm rằng từ nhiều năm trước chính quyền đã lên kế hoạch cải tạo tuyến kênh, song đến nay chưa thấy triển khai.

Dự án cải tạo kênh A41 được TP HCM duyệt năm 2016 với tổng mức đầu tư gần 350 tỷ đồng, ngoài mục tiêu tăng khả năng thoát nước, chống ngập cho sân bay còn giúp cải thiện môi trường ở khu vực mật độ dân cư đông đúc. Tuy nhiên, vướng mắc giải phóng mặt bằng nên chưa thể thực hiện.

Chủ tịch UBND quận Tân Bình Nguyễn Bá Thành cho biết dự án này có 142 hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng phải thu hồi đất. Đến nay, 124 trường hợp đã nhận đền bù. Số còn lại chưa đồng thuận và có đơn khiếu kiện, khiếu nại, nên địa phương đang tập trung giải quyết để kịp khởi công dự án trong quý 2 năm nay.

Theo kế hoạch, dự án thực hiện từ tường rào sân bay đến đường Cộng Hoà. Trong đó, đoạn từ đường Út Tịch đến Giải Phóng sẽ làm cống hộp đôi và từ đường Giải Phóng tới Phan Thúc Duyện xây cống hộp đơn, thay vì mặt kênh hở như hiện nay. Phía trên, đơn vị thi công sẽ làm đường rộng 12 m, vỉa hè mỗi bên 4 m, thuận tiện cho người dân đi lại.

 Thanh Tùng


Người dân dỡ nhà giao mặt bằng cho dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, cuối tháng 3. Ảnh: Thanh Tùng


Cách đó khoảng 2 km, hơn một tháng qua dãy nhà mặt tiền dọc đường Hoàng Hoa Thám, đoạn qua phường 12 và 13, quận Tân Bình, cũng lần lượt được dời lùi vào bên trong, nhường đất để mở rộng tuyến đường này. "Tôi mới phá dỡ phần trước nhà hồi cuối tháng 2 và giao gần 50 m2 mặt bằng cho công trình. Phần còn lại, gia đình đang xây sửa để ổn định đời sống, kinh doanh", ông Văn Viên, 55 tuổi, nói.

Dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám đoạn từ cổng doanh trại quân đội (giáp sân bay) đến đường Cộng Hòa (gần 800 m), được duyệt tháng 10/2016. Mặt đường dự kiến được mở rộng từ 8-10 m lên 22 m với tổng mức đầu tư 255 tỷ đồng, nhưng do vướng mặt bằng chưa thể triển khai. Hiện, vốn đầu tư dự án được điều chỉnh tăng gần 300 tỷ đồng do phát sinh chi phí bồi thường.

Theo UBND quận Tân Bình, dự án có khoảng 150 trường hợp bị ảnh hưởng, đến nay hơn 95% số hộ đã đồng ý nhận đền bù. Nhiều hộ đã bàn giao mặt bằng trống chờ triển khai thi công. Một số trường hợp chưa đồng thuận, địa phương đang tích cực vận động để sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (chủ đầu tư), cho biết sau khi quận Tân Bình bàn giao toàn bộ mặt bằng, việc thi công dự kiến bắt đầu từ cuối tháng 4 và hoàn thành vào cuối năm nay. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn phụ thuộc vào tiến độ bàn giao mặt bằng từ phía địa phương.

 Thanh Tùng


Công trường dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà cuối tháng 3. Ảnh: Thanh Tùng


Cùng với dự án trên, ông Phúc cho biết đơn vị đang đẩy nhanh thi công tuyến đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà, nhằm kết nối đồng bộ với ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất do Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) triển khai. Tuyến đường nối dài khoảng 4 km, vốn đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay, tạo trục đường mới dẫn vào nhà ga T3 và phá thế độc đạo ra vào sân bay ở đường Trường Sơn hiện hữu.

Hiện, chủ đầu tư tập trung triển khai gói thầu hầm chui ở nút giao ở Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện. Vừa qua, rào chắn ở khu vực này được nới rộng để phục vụ thi công khiến đường Trần Quốc Hoàn bị thu hẹp. Nhà thầu đang xây cầu tạm cho xe chạy qua để hạn chế ùn tắc ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất.

Gia Minh - Thanh Tùng

Xem tiếp...
 
Top Bottom