MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
85
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
571K

Loạt cổ vật triều Nguyễn sắp được đấu giá

PhápKim bài của vua Khải Định, kiếm của vua Hàm Nghi dự kiến được Drouot đấu giá vào ngày 26/4.

Ngày 30/3, ông Hoàng Việt Trung - giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - cho biết đang theo dõi thông tin loạt cổ vật liên quan đến vua và hoàng tộc nhà Nguyễn (1902-1945) sắp đấu giá ở Pháp.

"Ngoài ra, sắp tới một loạt tranh của Vua Hàm Nghi cũng sẽ được đấu giá. Hy vọng các cổ vật này sẽ có các nhà sưu tầm người Việt tham gia đấu giá và đưa về cố hương", ông Trung nói.

Phiên đấu của nhà Drouot có tên Collection Michel Gontier - Décorations De L'Empire D'AnNam, gây chú ý với 273 món đồ thuộc bảo vật hoàng gia nhà Nguyễn.

Trong đó, kim bài của hoàng đế Khải Định (trị vì 1885-1925) hiện có mức ước tính 80.000-120.000 euro (2,1-3,2 tỷ đồng), cao nhất bộ sưu tập. Cổ vật khắc chạm hình rồng chữ "Thái bình thiên tử" (''Con Trời bình an thịnh vượng''), treo cùng đồ trang trí bằng vàng, mô phỏng sợi dây lụa truyền thống, phía trên có hai viên ngọc trai cùng chất liệu và một chiếc nhẫn. Theo thông tin từ nhà đấu giá, kim bài thường được vua Khải Định đeo trong những dịp lễ lớn của triều đình hay các chuyến công du nước ngoài.

 Drouot


Kim bài của vua Khải Định. Ảnh: Drouot


* Các cổ vật, hình ảnh quý của hoàng gia nhà Nguyễn

Ngoài ra, bộ sưu tập có thanh kiếm ghi thông tin vua Hàm Nghi (trị vì 1884-1885) tặng cho Brière de l'Isle - Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Việt Nam, sau này là Thống đốc Senegal - vào năm 1885. Cổ vật ước tính 3.000-3.500 euro (80-93 triệu đồng).

Kiếm dài 97,5 cm, lưỡi kiếm đo được 70 cm. Phần chuôi kiếm làm bằng bạc, có chạm khắc hình đầu hổ, tay nắm ở chuôi làm từ ngà voi có chạm khắc họa tiết tinh xảo. Phần đuôi vỏ kiếm được chạm khắc hình rồng.

Cổ vật được đấu giá kèm một tờ giấy đỏ, trang trí họa tiết rồng vờn mây, đựng trong hộp tre, được cho là vua Hàm Nghi viết. Nội dung bản dịch cũng được chứng thực, có chữ ký của người chuyển ngữ chính: "Theo lệnh của hoàng thượng An Nam, các đại thần Cơ Mật viện hân hạnh gửi tới ngài Brière de l'Isle, Tướng sư đoàn, Tổng tư lệnh quân đội Bảo hộ Pháp ở Bắc Kỳ, một thanh kiếm có cán ngà voi, hình đầu hổ, trang trí bằng bạc; cũng như hai chiếc ngà voi. Ngày 16 tháng 1 năm Hàm Nghi thứ nhất (2-3-1885)".

Thanh kiếm


Thanh kiếm vua Hàm Nghi tặng ông Brière de l'Isle. Ảnh: Drouot


Bên cạnh đó, các món đồ được đấu giá gồm ngọc bội của các thành viên trong hoàng gia triều Nguyễn, kim bài của thái tử Bảo Long và công chúa Phương Dung - hai con của vua Bảo Đại, kim khánh của vua Kiến Phúc ban tặng cho ông Félix Faure, sau là Tổng thống Cộng hòa Pháp (1895-1899), ngọc khánh của hoàng hậu Nam Phương.

Bộ ba ảnh studio của thái tử Bảo Long cùng mẹ - hoàng hậu Nam Phương, bức hình thái tử Bảo Long trên tàu sân bay USS Oriskany năm 1951 và ảnh chụp hoàng hậu Nam Phương dự kiến thu được 80-100 euro (khoảng 2,1-2,6 triệu đồng).


Bộ ba ảnh studio của thái tử Bảo Long cùng mẹ - hoàng hậu Nam Phương, bức hình thái tử Bảo Long trên tàu sân bay USS Oriskany năm 1951 và ảnh chụp hoàng hậu Nam Phương dự kiến được đấu giá 80-100 euro (khoảng 2,1-2,6 triệu đồng).


Phương Linh (theo Drouot)

Xem tiếp...
 
Top Bottom