Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Cây đậu biếc hay còn gọi là bông biếc, đậu hoa tím, là một loài cây leo thân thảo, sống lâu năm. Cây cho hoa quanh năm, hoa đậu biếc có màu xanh tím rất đẹp mắt nhưng không thơm.
Ngày xưa, cây hoa đậu biếc thường mọc dại trước hiên nhà. Ngày nay, nhiều người cũng trồng hoa đậu biếc làm hàng rào hoặc giàn hoa để tô điểm cho không gian sống.
Trong phong thủy, hoa đậu biếc là biểu tượng của sự dịu dàng nhưng không kém phần phóng khoáng. Đây còn là đại diện của vẻ đẹp nền nã, sự duyên dáng, sự cởi mở, hòa đồng và niềm hạnh phúc bất tận.
Không những vậy, hoa đậu biếc còn là một nguyên liệu xuất hiện trong nhiều bài thuốc đông y vì chúng có tác dụng làm mát gan, thải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, đặc biệt là có khả năng trị được chứng mất ngủ. Ngoài ra, người ta còn dùng hoa đậu biếc để pha trà, tạo màu cho thực phẩm, ví dụ như nấu xôi, làm chè, các loại thức uống,…
Thực phẩm làm từ hoa đậu biếc không những trông đẹp mắt mà còn có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Bởi hoa đậu biếc chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tốt cho tóc và da, giúp ngăn ngừa lão hóa sớm bằng cách kháng các gốc tự do. Đồng thời, hoa đậu biếc còn hỗ trợ và ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường,…
Trên thị trường, giá hoa đậu biếc được rao bán khá cao. Cụ thể, một cân hoa đậu biếc phơi khô có giá dao động từ 300.000 – 690.000 đồng/kg (tùy chất lượng, nơi bán), hoa đậu biếc tươi sẽ có giá thành rẻ hơn.
Trà được làm từ hoa đậu biếc phơi khô.
Giá hoa đậu biếc phơi khô được rao bán trên mạng xã hội.
Ngoài ra, rễ và hạt của cây hoa đậu biếc cũng có thể dùng để làm thuốc được. Rễ cây có vị đắng, chát, chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm dịu và săn chắc da. Hạt hoa đậu biếc còn được cho là có tác dụng chống lão hóa và giúp tăng cường trí nhớ.
Cách trồng và chăm sóc hoa đậu biếc tại nhà
Cây hoa đậu biếc vừa cho giá trị làm cảnh cao, vừa cho hoa để pha trà, chế biến thực phẩm, làm thuốc. Vậy tại sao bạn không tự trồng lấy một chậu trong vườn nhà? Đáng nói, trồng hoa đậu biếc vô cùng đơn giản lại ít tốn công chăm sóc.
Nếu muốn trồng hoa đậu biếc tại nhà, bạn nên trồng vào vụ hè thu từ tháng 4 đến tháng 9. Cây đậu biếc thích nghi cao với thời tiết nóng của mùa hè, chỉ cần duy trì lượng nước tưới ổn định, cây sẽ phát triển rất tốt. Ngược lại vào tháng lạnh, cây sẽ sinh trưởng chậm lại, ra hoa kém hơn.
Có 2 cách để trồng hoa đậu biếc, là trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Nếu trồng bằng hạt, hãy chọn hạt giống to, đều và không bị sâu hoặc mốc. Trước khi gieo cần ngâm hạt vào nước ấm 25 – 30 độ C trong vòng 7 – 10 tiếng.
Sau đó, vớt hạt ra và tiếp tục ngâm trong chế phẩm kích thích hạt nảy mầm khoảng 4 tiếng. Tiếp theo, gieo hạt vào đất là được. Lưu ý, không nên gieo hạt quá sâu, chỉ nên cách mặt đất khoảng 1-2cm. Sau khi gieo hạt nên tưới phun sương nhẹ nhàng rồi che chắn nắng cho phần đất mới gieo hạt.
Với phương pháp giâm cành, hãy chọn những cành bánh tẻ mập mạp, có mắt ngủ. Ươm cành trong bầu đất cho đến khi cành ra rễ và mọc các cành con từ 15 – 20cm thì bắt đầu mang cây đi trồng.
Bạn có thể trồng cây đậu biếc trong chậu đặt ở ban công, sân thượng hoặc trồng trực tiếp trong sân vườn. Cây đậu biếc tuy không tốn nhiều công chăm sóc nhưng muốn cây phát triển tốt, hoa nở quanh năm thì bạn cần chú ý tới những yếu tố sau:
- Đất trồng: Nên chọn loại đất thịt màu mỡ và tơi xốp, cần thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…
- Tưới nước: Cây đậu biếc chịu được khô hạn nên bạn không cần tưới nước quá nhiều. Nhưng vào mùa khô, nên tưới nước đều đặn cho cây mỗi ngày 1 lần. Chỉ nên tưới nước cho cây khi đất khô và chỉ nên tưới vào phần gốc cây, tránh tưới trực tiếp vào thân, lá, hoa, cành.
- Bón phân: Sau khi trồng cây hoa đậu biếc khoảng 1 tháng, nên bón lót cho cây bằng phân NPK. Sau mỗi lần cây ra hoa, nên bón thêm phân chuồng hoai mục xung quanh gốc để cân bằng chất dinh dưỡng cho cây.
- Cắt, tỉa cành, lá: Cây hoa đậu biếc phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, vậy nên mỗi tháng bạn nên tỉa những cành khô, ít sức sống, đồng thời nên loại bỏ những chiếc lá bị sâu bệnh, lá vàng để cho cây thông thoáng, tránh được một số loại sâu bệnh có hại, giúp cây phát triển tốt hơn.
- Làm giàn: Cây hoa đậu biếc là cây thân leo, vì thế khi cây bắt đầu có tua cuốn, nên làm giàn cho cây leo. Có thể tận dụng để làm giàn mái che bóng mát, tạo kiểu cho giàn để trang trí.
Thông thường, nếu trồng bằng cách ươm hạt thì khoảng 1,5 – 2 tháng cây sẽ đậu hoa. Nếu trồng bằng cây con hoặc phương pháp giâm cành thì trong vòng 1 tháng cây sẽ cho hoa.
Ngoài trồng để lấy bóng mát, lấy nụ hoa làm trà, làm thuốc thì cây này còn mang ý nghĩa phong thủy tốt lành.
Nhà - Vườn
Xem tiếp...
Ngày xưa, cây hoa đậu biếc thường mọc dại trước hiên nhà. Ngày nay, nhiều người cũng trồng hoa đậu biếc làm hàng rào hoặc giàn hoa để tô điểm cho không gian sống.
Trong phong thủy, hoa đậu biếc là biểu tượng của sự dịu dàng nhưng không kém phần phóng khoáng. Đây còn là đại diện của vẻ đẹp nền nã, sự duyên dáng, sự cởi mở, hòa đồng và niềm hạnh phúc bất tận.
Không những vậy, hoa đậu biếc còn là một nguyên liệu xuất hiện trong nhiều bài thuốc đông y vì chúng có tác dụng làm mát gan, thải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, đặc biệt là có khả năng trị được chứng mất ngủ. Ngoài ra, người ta còn dùng hoa đậu biếc để pha trà, tạo màu cho thực phẩm, ví dụ như nấu xôi, làm chè, các loại thức uống,…
Thực phẩm làm từ hoa đậu biếc không những trông đẹp mắt mà còn có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Bởi hoa đậu biếc chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tốt cho tóc và da, giúp ngăn ngừa lão hóa sớm bằng cách kháng các gốc tự do. Đồng thời, hoa đậu biếc còn hỗ trợ và ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường,…
Trên thị trường, giá hoa đậu biếc được rao bán khá cao. Cụ thể, một cân hoa đậu biếc phơi khô có giá dao động từ 300.000 – 690.000 đồng/kg (tùy chất lượng, nơi bán), hoa đậu biếc tươi sẽ có giá thành rẻ hơn.
Trà được làm từ hoa đậu biếc phơi khô.
Giá hoa đậu biếc phơi khô được rao bán trên mạng xã hội.
Ngoài ra, rễ và hạt của cây hoa đậu biếc cũng có thể dùng để làm thuốc được. Rễ cây có vị đắng, chát, chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm dịu và săn chắc da. Hạt hoa đậu biếc còn được cho là có tác dụng chống lão hóa và giúp tăng cường trí nhớ.
Cách trồng và chăm sóc hoa đậu biếc tại nhà
Cây hoa đậu biếc vừa cho giá trị làm cảnh cao, vừa cho hoa để pha trà, chế biến thực phẩm, làm thuốc. Vậy tại sao bạn không tự trồng lấy một chậu trong vườn nhà? Đáng nói, trồng hoa đậu biếc vô cùng đơn giản lại ít tốn công chăm sóc.
Nếu muốn trồng hoa đậu biếc tại nhà, bạn nên trồng vào vụ hè thu từ tháng 4 đến tháng 9. Cây đậu biếc thích nghi cao với thời tiết nóng của mùa hè, chỉ cần duy trì lượng nước tưới ổn định, cây sẽ phát triển rất tốt. Ngược lại vào tháng lạnh, cây sẽ sinh trưởng chậm lại, ra hoa kém hơn.
Có 2 cách để trồng hoa đậu biếc, là trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Nếu trồng bằng hạt, hãy chọn hạt giống to, đều và không bị sâu hoặc mốc. Trước khi gieo cần ngâm hạt vào nước ấm 25 – 30 độ C trong vòng 7 – 10 tiếng.
Sau đó, vớt hạt ra và tiếp tục ngâm trong chế phẩm kích thích hạt nảy mầm khoảng 4 tiếng. Tiếp theo, gieo hạt vào đất là được. Lưu ý, không nên gieo hạt quá sâu, chỉ nên cách mặt đất khoảng 1-2cm. Sau khi gieo hạt nên tưới phun sương nhẹ nhàng rồi che chắn nắng cho phần đất mới gieo hạt.
Với phương pháp giâm cành, hãy chọn những cành bánh tẻ mập mạp, có mắt ngủ. Ươm cành trong bầu đất cho đến khi cành ra rễ và mọc các cành con từ 15 – 20cm thì bắt đầu mang cây đi trồng.
Bạn có thể trồng cây đậu biếc trong chậu đặt ở ban công, sân thượng hoặc trồng trực tiếp trong sân vườn. Cây đậu biếc tuy không tốn nhiều công chăm sóc nhưng muốn cây phát triển tốt, hoa nở quanh năm thì bạn cần chú ý tới những yếu tố sau:
- Đất trồng: Nên chọn loại đất thịt màu mỡ và tơi xốp, cần thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…
- Tưới nước: Cây đậu biếc chịu được khô hạn nên bạn không cần tưới nước quá nhiều. Nhưng vào mùa khô, nên tưới nước đều đặn cho cây mỗi ngày 1 lần. Chỉ nên tưới nước cho cây khi đất khô và chỉ nên tưới vào phần gốc cây, tránh tưới trực tiếp vào thân, lá, hoa, cành.
- Bón phân: Sau khi trồng cây hoa đậu biếc khoảng 1 tháng, nên bón lót cho cây bằng phân NPK. Sau mỗi lần cây ra hoa, nên bón thêm phân chuồng hoai mục xung quanh gốc để cân bằng chất dinh dưỡng cho cây.
- Cắt, tỉa cành, lá: Cây hoa đậu biếc phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, vậy nên mỗi tháng bạn nên tỉa những cành khô, ít sức sống, đồng thời nên loại bỏ những chiếc lá bị sâu bệnh, lá vàng để cho cây thông thoáng, tránh được một số loại sâu bệnh có hại, giúp cây phát triển tốt hơn.
- Làm giàn: Cây hoa đậu biếc là cây thân leo, vì thế khi cây bắt đầu có tua cuốn, nên làm giàn cho cây leo. Có thể tận dụng để làm giàn mái che bóng mát, tạo kiểu cho giàn để trang trí.
Thông thường, nếu trồng bằng cách ươm hạt thì khoảng 1,5 – 2 tháng cây sẽ đậu hoa. Nếu trồng bằng cây con hoặc phương pháp giâm cành thì trong vòng 1 tháng cây sẽ cho hoa.
Ngoài trồng để lấy bóng mát, lấy nụ hoa làm trà, làm thuốc thì cây này còn mang ý nghĩa phong thủy tốt lành.
Nhà - Vườn
Xem tiếp...