Phương Nga
Tích Cực
Lộ túi độn mông mặc dù không thường gặp nhưng vẫn có thể xảy ra ở những trường hợp chọn bệnh nhân, size và vị trí đặt túi không phù hợp.
Một bệnh nhân khi có dấu hiệu lộ túi tức là có thể nhìn hoặc sờ thấy viền túi độn hoặc có thể dễ dàng cảm nhận thấy túi ở trong mông, mông bên ngoài trông không còn tự nhiên. Có những trường hợp thậm chí còn có thể thao tác làm thay đổi hoặc làm lật túi độn khiến mông biến dạng rõ ràng.
Lộ túi mặc dù trong giai đoạn đầu chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, khiến bệnh nhân không còn tự tin để lộ vòng mông căng tròn như trước, và không gây ảnh hưởng về mặt sức khỏe. Nhưng nếu để lâu không khắc phục có thể khiến da mông bị bào mỏng nghiêm trọng và việc túi độn liên tục dịch chuyển có thể gây ra các biến chứng khác như mông bất đối xứng, lệch hoặc co thắt.
Túi độn đặt trên cân cơ bị lộ và chảy xệ rõ
Lộ túi và co thắt bao xơ ở trường hợp túi độn được đặt quá sát da
Thông thường túi độn mông có thể được đặt ở dưới cơ, trong cơ hoặc trên cơ, dưới cân cơ. Ở hai vị trí đầu tiên thường nguy cơ lộ túi là rất thấp vì ngoài lớp mô mông, túi độn còn được che phủ bởi cơ mông lớn (hay cơ mông to). Ở vị trí trên cơ, dưới cân cơ, nguy cơ sẽ cao hơn vì chỉ có lớp mô mông bao phủ và chỉ được chọn áp dụng cho những trường hợp mô mông dày. Do đó nguyên nhân thứ nhất có thể là do bác sĩ chọn không đúng vị trí đặt túi. Bệnh nhân gầy, mô mông mỏng, lép nhưng vẫn chọn đặt ở vị trí trên cơ hoặc dưới cân cơ. Theo nghiên cứu, ở nước Mỹ có đến 2,7% (2/73 người) bệnh nhân đặt túi độn mông gặp phải biến chứng lộ túi sau đó.
Trên thực tế, chỉ bản thân vị trí đặt túi ở trên cơ hoặc dưới cân cơ cũng có nguy cơ lộ túi cao hơn, ngay cả ở người có mô mông dày. Mặt khác do vị trí túi độn quá sát da nên khả năng bị nhiễm trùng khoang chứa cũng cao hơn, thường dẫn tới hiện tượng chảy dịch dai dẳng, kéo dài từ vết mổ. Do đó, khi chọn vị trí này, bác sĩ cần cảnh báo trước cho bệnh nhân về các nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai
Cũng giống như nâng ngực bằng túi độn, nhiều bệnh nhân trước khi làm thường có quan điểm chọn đặt size túi to hơn để sau túi hạ xuống, mông gom dáng vào phom là vừa, tuy nhiên việc chọn túi quá to so với mông chính là nguyên nhân dẫn dến lộ túi. Ngoài việc size quá cỡ khiến khả năng bao phủ của cơ và mô mông hạn chế hơn thì theo thời gian túi độn quá to cũng sẽ gây áp lực lớn lên da mông, dần bào mỏng nó và nhanh chóng gây lộ túi hoặc sờ, nhìn rõ viền túi.
Lộ rõ viền túi độn ở phía mặt ngoài mông
Do đặc điểm cơ mông lớn thon mỏng hơn ở phía mặt ngoài nên nếu bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm, thao tác không chuẩn thì rất dễ bóc tách phần này quá nông, khiến phần túi độn ở phía mặt ngoài mông dễ bị lộ, sờ thấy. Vì vậy khi bóc tách ở vùng này, bác sĩ cần đảm bảo “lái” dụng cụ bóc tách xuống mặt phẳng cơ sâu hơn 2 – 3cm, để đảm bảo toàn bộ túi độn được che phủ kín bởi cơ và mô bên trên.
Do quá trình lão hóa tự nhiên khiến mô mông teo mỏng đi hoặc do bệnh nhân giảm cân quá nhiều
Túi mông bên phải bị lật ở bệnh nhân bị giảm hơn 10 kg sau phẫu thuật, khiến mô mông rất mỏng và lỏng lẻo.
Cô có thể dễ dàng dùng tay điều khiển, lật túi độn.
Theo thời gian mô mông có thể bị lão hóa mỏng dần đi hoặc nếu bệnh nhân bị bệnh hoặc giảm cân quá nhiều thì lượng mô bao phủ túi độn cũng giảm đi, dẫn đến dễ dàng lộ viền túi.
Ngoài những nguyên nhân trên, lộ túi cũng có thể là do các biến chứng khác gây nên như túi độn di lệch hay nằm sai vị trí; và cho dù là nguyên nhân gì thì thông thường bệnh nhân cũng cần can thiệp để khắc phục.
Lộ túi độn dù ở mức độ nào bệnh nhân cũng nên phẫu thuật lại để chỉnh sửa vì để lâu ngoài việc không tự nhiên về mặt thẩm mỹ còn có nguy cơ kéo theo các biến chứng khác. Tùy từng tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ có thể có các giải pháp khắc phục khác nhau.
Nếu nguyên nhân lộ túi do size túi quá to hoặc đặt túi trên cơ thì bác sĩ sẽ cân nhắc thay đổi sang size túi nhỏ hơn và chuyển xuống vị trí trong cơ.
Trong trường hợp bóc tách khoang chứa trong cơ quá mỏng ở phía mặt ngoài mông khiến bệnh nhân có thể sờ thấy cạnh túi độn, bệnh nhân cũng cần phẫu thuật chỉnh sửa lại. Tuy nhiên quy trình nên được thực hiện sau ca phẫu thuật trước đó ít nhất 3 tháng. Trong quá trình chỉnh sửa, bác sĩ sẽ bóc tách lại khoang chứa, đồng thời có thể sử dụng chính bao xơ bao quanh túi độn cũ để “ngụy trang” bao phủ lên túi độn mới, giảm tối đa nguy cơ lộ túi. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng áp dụng kỹ thuật này được, với những bệnh nhân trước đó có dấu hiệu nhiễm trùng hay tụ dịch, bác sĩ sẽ cân nhắc tháo túi độn cũ và cắt bỏ, loại bỏ hoàn toàn bao xơ.
Trong trường hợp thay đổi size và vị trí đặt túi vẫn không giảm triệt để được nguy cơ thì sau khi chỉnh sửa khoảng 3 – 6 tháng, bệnh nhân có thể kết hợp cấy mỡ tự thân (Nâng mông bằng mỡ tự thân kiểu Brazil - BBL ). Mỡ có thể được lấy ra từ vùng eo, hông hoặc đùi, rồi tinh chế và cấy vào phía trên và bao quanh túi độn, vừa giúp tạo dáng mông căng tròn hơn vừa giúp che giấu túi độn.
Ở những trường hợp lộ túi do mô mông teo ngót, chảy xệ vì lão hóa hoặc giảm cân, bệnh nhân có thể sẽ cần kết hợp thực hiện cả thay đổi size, vị trí đặt túi độn và nâng mông chảy xệ. Tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ có hướng xử lý phù hợp.
Xem tiếp...
Một bệnh nhân khi có dấu hiệu lộ túi tức là có thể nhìn hoặc sờ thấy viền túi độn hoặc có thể dễ dàng cảm nhận thấy túi ở trong mông, mông bên ngoài trông không còn tự nhiên. Có những trường hợp thậm chí còn có thể thao tác làm thay đổi hoặc làm lật túi độn khiến mông biến dạng rõ ràng.
Lộ túi mặc dù trong giai đoạn đầu chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, khiến bệnh nhân không còn tự tin để lộ vòng mông căng tròn như trước, và không gây ảnh hưởng về mặt sức khỏe. Nhưng nếu để lâu không khắc phục có thể khiến da mông bị bào mỏng nghiêm trọng và việc túi độn liên tục dịch chuyển có thể gây ra các biến chứng khác như mông bất đối xứng, lệch hoặc co thắt.
Nguyên nhân gây lộ túi sau đặt túi độn mông
- Chọn sai vị trí đặt túi độn mông cho bệnh nhân
Thông thường túi độn mông có thể được đặt ở dưới cơ, trong cơ hoặc trên cơ, dưới cân cơ. Ở hai vị trí đầu tiên thường nguy cơ lộ túi là rất thấp vì ngoài lớp mô mông, túi độn còn được che phủ bởi cơ mông lớn (hay cơ mông to). Ở vị trí trên cơ, dưới cân cơ, nguy cơ sẽ cao hơn vì chỉ có lớp mô mông bao phủ và chỉ được chọn áp dụng cho những trường hợp mô mông dày. Do đó nguyên nhân thứ nhất có thể là do bác sĩ chọn không đúng vị trí đặt túi. Bệnh nhân gầy, mô mông mỏng, lép nhưng vẫn chọn đặt ở vị trí trên cơ hoặc dưới cân cơ. Theo nghiên cứu, ở nước Mỹ có đến 2,7% (2/73 người) bệnh nhân đặt túi độn mông gặp phải biến chứng lộ túi sau đó.
Trên thực tế, chỉ bản thân vị trí đặt túi ở trên cơ hoặc dưới cân cơ cũng có nguy cơ lộ túi cao hơn, ngay cả ở người có mô mông dày. Mặt khác do vị trí túi độn quá sát da nên khả năng bị nhiễm trùng khoang chứa cũng cao hơn, thường dẫn tới hiện tượng chảy dịch dai dẳng, kéo dài từ vết mổ. Do đó, khi chọn vị trí này, bác sĩ cần cảnh báo trước cho bệnh nhân về các nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai
- Size túi độn mông quá to so với số đo mông và dáng người
Cũng giống như nâng ngực bằng túi độn, nhiều bệnh nhân trước khi làm thường có quan điểm chọn đặt size túi to hơn để sau túi hạ xuống, mông gom dáng vào phom là vừa, tuy nhiên việc chọn túi quá to so với mông chính là nguyên nhân dẫn dến lộ túi. Ngoài việc size quá cỡ khiến khả năng bao phủ của cơ và mô mông hạn chế hơn thì theo thời gian túi độn quá to cũng sẽ gây áp lực lớn lên da mông, dần bào mỏng nó và nhanh chóng gây lộ túi hoặc sờ, nhìn rõ viền túi.
- Mặc dù đã đặt túi độn ở trong cơ, nhưng bóc tách khoang chứa ở phía mặt ngoài mông lại quá nông
Do đặc điểm cơ mông lớn thon mỏng hơn ở phía mặt ngoài nên nếu bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm, thao tác không chuẩn thì rất dễ bóc tách phần này quá nông, khiến phần túi độn ở phía mặt ngoài mông dễ bị lộ, sờ thấy. Vì vậy khi bóc tách ở vùng này, bác sĩ cần đảm bảo “lái” dụng cụ bóc tách xuống mặt phẳng cơ sâu hơn 2 – 3cm, để đảm bảo toàn bộ túi độn được che phủ kín bởi cơ và mô bên trên.
Do quá trình lão hóa tự nhiên khiến mô mông teo mỏng đi hoặc do bệnh nhân giảm cân quá nhiều
Cô có thể dễ dàng dùng tay điều khiển, lật túi độn.
Theo thời gian mô mông có thể bị lão hóa mỏng dần đi hoặc nếu bệnh nhân bị bệnh hoặc giảm cân quá nhiều thì lượng mô bao phủ túi độn cũng giảm đi, dẫn đến dễ dàng lộ viền túi.
Ngoài những nguyên nhân trên, lộ túi cũng có thể là do các biến chứng khác gây nên như túi độn di lệch hay nằm sai vị trí; và cho dù là nguyên nhân gì thì thông thường bệnh nhân cũng cần can thiệp để khắc phục.
Xử lý tình trạng lộ túi độn mông
Lộ túi độn dù ở mức độ nào bệnh nhân cũng nên phẫu thuật lại để chỉnh sửa vì để lâu ngoài việc không tự nhiên về mặt thẩm mỹ còn có nguy cơ kéo theo các biến chứng khác. Tùy từng tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ có thể có các giải pháp khắc phục khác nhau.
Nếu nguyên nhân lộ túi do size túi quá to hoặc đặt túi trên cơ thì bác sĩ sẽ cân nhắc thay đổi sang size túi nhỏ hơn và chuyển xuống vị trí trong cơ.
Trong trường hợp bóc tách khoang chứa trong cơ quá mỏng ở phía mặt ngoài mông khiến bệnh nhân có thể sờ thấy cạnh túi độn, bệnh nhân cũng cần phẫu thuật chỉnh sửa lại. Tuy nhiên quy trình nên được thực hiện sau ca phẫu thuật trước đó ít nhất 3 tháng. Trong quá trình chỉnh sửa, bác sĩ sẽ bóc tách lại khoang chứa, đồng thời có thể sử dụng chính bao xơ bao quanh túi độn cũ để “ngụy trang” bao phủ lên túi độn mới, giảm tối đa nguy cơ lộ túi. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng áp dụng kỹ thuật này được, với những bệnh nhân trước đó có dấu hiệu nhiễm trùng hay tụ dịch, bác sĩ sẽ cân nhắc tháo túi độn cũ và cắt bỏ, loại bỏ hoàn toàn bao xơ.
Trong trường hợp thay đổi size và vị trí đặt túi vẫn không giảm triệt để được nguy cơ thì sau khi chỉnh sửa khoảng 3 – 6 tháng, bệnh nhân có thể kết hợp cấy mỡ tự thân (Nâng mông bằng mỡ tự thân kiểu Brazil - BBL ). Mỡ có thể được lấy ra từ vùng eo, hông hoặc đùi, rồi tinh chế và cấy vào phía trên và bao quanh túi độn, vừa giúp tạo dáng mông căng tròn hơn vừa giúp che giấu túi độn.
Ở những trường hợp lộ túi do mô mông teo ngót, chảy xệ vì lão hóa hoặc giảm cân, bệnh nhân có thể sẽ cần kết hợp thực hiện cả thay đổi size, vị trí đặt túi độn và nâng mông chảy xệ. Tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ có hướng xử lý phù hợp.
Xem tiếp...