SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
334K

Lingual Thyroid (Tuyến giáp ở lưỡi) - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ngọc Khuê

Tích Cực

Trường hợp lâm sàng​


Bệnh nhân nữ (45 tuổi) khám bệnh vì bị khó thở lâu ngày, đặc biệt lúc nằm, và có triệu chứng nuốt khó khi dùng thực phẩm rắn. Bệnh nhân đã được chẩn đoán suy giáp năm 43 tuổi.

Kết quả xét nghiệm lúc đó:

  • Thyrotropin: 12,8 μIU / mL (Bình thường: 0,25 - 4,0 μIU / mL)
  • Thyroxine tự do (FT4): 0,4 ng / dL (5.1 pmol / L)
  • Bình thường: 0,6 -1,8 ng / dL [7,7 đến 23,2 pmol / L]

và liệu pháp levothyroxine thay thế được bắt đầu sử dụng.

Khám kiểm tra tình trạng hầu họng hiện tại cho thấy có một khối u rắn hình cầu, sung huyết ở đáy lưỡi (hình A).

Bệnh nhân đang được điều trị hàng ngày với 100 mg levothyroxine.

Kết quả xét nghiệm:

  • Thyrotropin: 2,2 μIU / mL
  • Thyroxine toàn phần: 11,9 μg / dL (153,2 nmol / L)
  • Bình thường: 6,1 - 11,8 μg / dL (78,5-151,9 nmol / L)
  • Triiodothyronine toàn phần: 111 ng / dL (1,7 nmol / L)
  • Bình thường: 60 - 190 ng / dL (0,9 - 2,9 nmol / L).
  • Scan tuyến giáp được thực hiện sau khi cho bệnh nhân dùng radioiodine (I131) cho thấy sự hấp thu phóng xạ chỉ có ở đáy lưỡi, phù hợp với tuyến giáp ở lưỡi.

Bệnh nhân được điều trị với 7 mCi của I131 và 10 tháng sau với 10 mCi của I131. 24 tháng sau khi bắt đầu điều trị, khối lượng tuyến giáp lạc chỗ giảm hẳn đi. Các triêu chứng khó thở, khó nuốt kèm theo cũng được cải thiện đáng kể.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom