SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
334K

Liều lượng sắt cần bổ sung khi bị thiếu máu

Ngọc Khuê

Tích Cực
Bổ sung sắt hàng ngày là biện pháp để kiểm soát tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Có thể tăng lượng sắt cho cơ thể bẳng cách ăn nhiều thực phẩm giàu sắt hoặc dùng chế phẩm bổ sung sắt.


Sắt là một khoáng chất rất cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu – các tế bào máu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Khi lượng sắt ở mức thấp thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và các tế bào trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy. Thiếu sắt là một trong những dạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới.

Bổ sung sắt hàng ngày là biện pháp để kiểm soát tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Có thể tăng lượng sắt cho cơ thể bẳng cách ăn nhiều thực phẩm giàu sắt hoặc dùng chế phẩm bổ sung sắt.

Các loại chế phẩm bổ sung sắt​

Bổ sung sắt qua đường uống​


Dùng chế phẩm bổ sung sắt đường uống là phương pháp phổ biến nhất để điều trị thiếu máu. Các sản phẩm này có ở dạng viên uống, dạng lỏng, viên nhai, viên ngậm hoặc dạng bột và có chứa một trong các dạng sắt sau:

  • Sắt (II) sulfat (ferrous sulfate)
  • Sắt (II) gluconat (ferrous gluconate)
  • Sắt citrat (ferric citrate)
  • Sắt (III) sulfat (ferric sulfate)

Uống bổ sung sắt liều cao có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón và phân sẫm màu.

Bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch​


Một số người cần phải bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch, chẳng như như những người:

  • không thể dung nạp chế phẩm bổ sung sắt đường uống
  • thường xuyên bị mất máu, ví dụ như phụ nữ có kinh nguyệt ra nhiều hàng tháng
  • hệ tiêu hóa hấp thụ sắt kém

Sắt có thể được tiêm hoặc truyền qua đường tĩnh mạch. Các dạng sắt thường được sử dụng gồm có:

  • Sắt dextran (iron dextran)
  • Sắt sucrose (iron sucrose)
  • Sắt gluconat (ferric gluconate)

Mặc dù rất hiếm gặp nhưng phương pháp tiêm truyền sắt qua tĩnh mạch có thể gây ra các tác dụng phụ như phản ứng dị ứng, phát ban, ngứa và đau nhức cơ hoặc khớp. Những trường hợp này sẽ phải đổi sang một loại chế phẩm khác.

Liều lượng​


Liều lượng sắt cần bổ sung ở mỗi người là khác nhau. Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp.

Tuy nhiên, liều hàng ngày thường dao động trong khoảng từ 150 đến 200 mg và được chia thành 3 liều nhỏ, mỗi liều khoảng 50 - 60 mg. Các chế phẩm bổ sung sắt phóng thích chậm chỉ cần dùng một lần mỗi ngày.

Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng bổ sung sắt cách ngày cũng mang lại hiệu quả tương đương và thậm chí khả năng hấp thụ còn cao hơn so với khi bổ sung hàng ngày. (1) Tuy nhiên, bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể về cách bổ sung sắt hiệu quả nhất.

Một số loại thực phẩm như sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt và caffeine có thể làm giảm hoặc mất giá trị dinh dưỡng của sắt. Do đó, cố gắng tránh ăn những loại thực phẩm này ít nhất một giờ trước và sau khi bổ sung sắt. Nếu đang dùng thuốc kháng axit hoặc thuốc bổ sung canxi thì cũng nên uống cách thời điểm bổ sung sắt ít nhất một giờ.

Mặc dù bổ sung sắt là điều cần thiết cho những người bị thiếu máu nhưng quá nhiều sắt lại có thể gây hại. Bổ sung sắt quá liều có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đau bụng hoặc ngất xỉu. Trong một số trường hợp, điều này còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như suy tạng, hôn mê và thậm chí tử vong.

Bổ sung sắt từ thực phẩm​


Nếu chỉ bị thiếu máu do thiếu sắt mức độ nhẹ thì có thể điều trị một cách tự nhiên bằng một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh gồm có các loại thực phẩm giàu sắt.

Có hai dạng sắt chính trong thực phẩm là:

  • Sắt heme: có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản.
  • Sắt không heme: có trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như các loại hạt, đậu, rọa và ngũ cốc.

Cơ thể hấp thụ sắt heme dễ hơn sắt không heme nên những người có chế độ ăn dựa trên thực vật, chẳng hạn như ăn thuần chay, sẽ cần tiêu thụ lượng sắt lớn hơn để đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày. Vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt, nhất là sắt không heme nên hãy kết hợp thực phẩm giàu sắt với thực phẩm giàu vitamin C trong mỗi bữa ăn.

Bổ sung sắt trong thai kỳ​


Trong thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ cần lượng sắt nhiều gấp đôi so với bình thường để cung cấp oxy cho thai nhi. Do nhu cầu sắt tăng lên nên phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt cao hơn.

Nếu không được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra các biến chứng thai kỳ như sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân và trầm cảm sau sinh.

Một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ gồm có:

  • Mang đa thai
  • Hai lần mang thai quá gần nhau
  • Bị ốm nghén

Nhiều phụ nữ mang thai không hề biết rằng mình bị thiếu máu do thiếu sắt bởi một số triệu chứng phổ biến cũng tương tự như các hiện tượng thường gặp khi mang thai, chẳng hạn như:

  • Mệt mỏi, uể oải
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Da nhợt nhạt
  • Tức ngực

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị phụ nữ mang thai nên bắt đầu uống bổ sung sắt liều thấp (khoảng 30 mg mỗi ngày) và kiểm tra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong lần khám thai đầu tiên. (2)

Nếu bị thiếu máu thì nên tăng liều lượng bổ sung sắt lên 60 đến 120 mg mỗi ngày. Sau khi kết luận thiếu máu, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng cụ thể.

Tóm tắt bài viết​


Sắt là một khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe. Bổ sung sắt là điều cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường và nghi là thiếu máu do thiếu sắt thì hãy đi khám để được hướng dẫn bổ sung sắt một cách hợp lý.

Xem thêm:


Xem tiếp...
 
Top Bottom