SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Liều dùng thuốc trị loãng xương Tymlos

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Tymlos (abaloparatide) là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị chứng loãng xương. Thuốc có dạng dung dịch lỏng để tiêm dưới da. Người bệnh thường tiêm thuốc một lần mỗi ngày.


Tymlos được sử dụng để điều trị chứng loãng xương cho những người có nguy cơ gãy xương cao (chẳng hạn như phụ nữ sau mãn kinh) và khi phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Tymlos chứa hoạt chất abaloparatide (hoạt chất là thành phần giúp thuốc có tác dụng điều trị bệnh). Abaloparatide thuộc nhóm thuốc có tên là chất tương tự protein liên quan đến hormone tuyến cận giáp (PTH).

Liều dùng Tymlos​

Dạng bào chế​


Tymlos có dạng dung dịch lỏng được đựng sẵn bên trong bút tiêm. Thuốc được tiêm dưới da.

Hàm lượng​


Tymlos chỉ có một mức hàm lượng duy nhất là 2.000 microgam trên mililit (mcg/mL). Mỗi bút tiêm chứa 30 liều, mỗi liều 80 mcg.

Liều dùng thông thường​


Thông tin bên dưới là liều dùng Tymlos được khuyến nghị và sử dụng phổ biến nhất. Nhưng người bệnh cần dùng thuốc đúng liều mà bác sĩ kê. Bác sĩ sẽ xác định liều dùng phù hợp nhất với người bệnh.

Liều dùng để điều trị loãng xương​


Liều Tymlos để điều trị loãng xương là 80 mcg, tiêm một lần mỗi ngày.

Câu hỏi thường gặp về Tymlos​

Tiêm Tymlos vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?​


Người bệnh có thể tiêm Tymlos vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng tốt nhất nên tiêm thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày để duy trì lượng thuốc ổn định trong cơ thể. Điều này sẽ giúp thuốc phát huy hiệu quả điều trị bệnh tối đa.

Mỗi bút tiêm Tymlos có bao nhiêu liều?​


Mỗi bút tiêm Tymlos chứa 30 liều, mỗi liều là 80 mcg.

Có cần sử dụng Tymlos lâu dài không?​


Tymlos thường được sử dụng làm một phương pháp điều trị lâu dài cho chứng loãng xương nhưng chỉ trong thời gian tối đa là 2 năm. Nếu người bệnh cần điều trị lâu hơn thì sau 2 năm, bác sĩ sẽ kê loại thuốc khác.

Cách sử dụng và bảo quản Tymlos​


Tymlos được tiêm dưới da. Bút tiêm Tymlos chưa sử dụng cần được bảo quản trong tủ lạnh. Lấy bút ra ngoài trước khi sử dụng 30 phút.

Sau lần sử dụng đầu tiêm, bảo quản bút tiêm Tymlos ở nhiệt độ phòng. Mỗi ngày người bệnh tiêm một liều cho đến khi hết thuốc trong bút. Mỗi bút tiêm có hạn sử dụng là 30 ngày sau khi mở.

Cách sử dụng bút tiêm Tymlos như sau:

  • Rửa sạch và lau khô tay.
  • Lắp kim tiêm vào bút (thay kim mới vào mỗi lần tiêm).
  • Xoay vòng chọn liều trên thân bút theo chiều kim đồng hồ đến số “80”.
  • Dùng bông tẩm cồn sát khuẩn vị trí tiêm thuốc. Tiêm thuốc vào vùng bụng dưới cách rốn ít nhất 5cm.
  • Đưa kim thẳng vào da rồi nhấn và giữ nút màu xanh ở đầu bút và đếm đến 10.
  • Bỏ tay khỏi nút bấm, rút kim khỏi da.
  • Tháo kim và vứt vào hộp đựng vật sắc nhọn y tế.
  • Đậy nắp bút và cất ở nơi an toàn.

Phải luôn tháo kim và đậy nắp bút sau mỗi lần tiêm.

Cần làm gì nếu quên tiêm thuốc?​


Nếu quên tiêm một liều Tymlos, hãy tiêm ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu đã gần đến giờ tiêm liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên và tiêm liều tiếp theo như bình thường. Không tiêm hai liều cùng lúc để bù lại liều đã quên. Tiêm gộp liều sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.

Cố gắng tiêm thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày để duy trì lượng thuốc ổn định trong cơ thể. Người bệnh có thể đặt chuông báo trên điện thoại để tiêm thuốc đúng giờ mỗi ngày.

Cần làm gì khi tiêm thuốc quá liều?​


Không tiêm thuốc vượt quá liều mà bác sĩ kê vì điều này có thể gây ra tác dụng phụ.

Triệu chứng tiêm thuốc quá liều​


Một số triệu chứng có thể xảy ra khi tiêm Tymlos quá liều gồm có:

  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt

Cách xử trí khi tiêm thuốc quá liều​


Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu người bệnh lỡ tiêm Tymlos quá liều. Nhưng nếu gặp các triệu chứng nghiêm trọng thì hãy gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Xem tiếp...
 
Top Bottom