SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
334K

Liệt dây thần kinh số 7 chữa như thế nào

Ngọc Khuê

Tích Cực
Phương pháp điều trị liệt dây thần kinh số 7 tùy vào nguyên nhân, nếu người bệnh không phục hồi có thể phải phẫu thuật.

Dây thần kinh số 7 xuất phát từ não, chi phối vận động và cảm giác nửa bên mặt. Tình trạng dây thần kinh này bị tổn thương, dẫn đến mất vận động hoàn toàn hoặc một phần các cơ của một bên mặt, được gọi là liệt dây thần kinh số 7 (liệt mặt ngoại biên). Biểu hiện đặc trưng là méo miệng, mặt mất cân đối, mắt nhắm không kín, viêm loét giác mạc... Các triệu chứng có thể xuất hiện không cùng lúc với mức độ nặng nhẹ khác nhau.

BS.CKII Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết đa số trường hợp liệt dây thần kinh số 7 đều có thể chữa được. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương dây thần kinh, quá trình phục hồi hoàn toàn có thể mất 1-3 tháng. Bệnh không nguy hiểm tính mạng nhưng không điều trị đúng cách có thể để lại di chứng về biểu cảm và thẩm mỹ.

Các phương pháp điều trị thường được chia thành ba nhóm chính, tùy vào nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị bằng thuốc được áp dụng cho các trường hợp liệt dây thần kinh số 7 không rõ nguyên nhân do viêm hoặc virus... Người bệnh thường được chỉ định dùng corticoid trong vòng 48 giờ kể từ khi khởi phát bệnh để giảm viêm và phù nề. Nếu nhiễm bệnh do virus, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng virus. Điều trị càng sớm, tổn thương được kiểm soát càng nhanh, người bệnh phục hồi càng tốt, giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng nặng.

 Bệnh viện cung cấp


Bác sĩ Thắng kiểm tra tình trạng chức năng bàn tay của người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện cung cấp


Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp người bệnh có khối u, chấn thương gãy xương làm căng hoặc đứt dây thần kinh số 7... Lúc này, phẫu thuật có tác dụng giải áp hoặc chuyển, ghép thần kinh cơ giúp lấy lại phần nào sự cân xứng cho khuôn mặt, đảm bảo tính thẩm mỹ. Đây cũng là giải pháp thường được áp dụng cho người bệnh liệt dây thần kinh số 7 không phục hồi hoàn toàn hoặc phục hồi kém. Tuy nhiên, do kỹ thuật khó, người bệnh chỉ nên phẫu thuật tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa về vi phẫu thần kinh.

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị hỗ trợ, đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Thông thường, bất kể người bệnh điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, đều được chỉ định kết hợp với vật lý trị liệu. Phương pháp này bao gồm các bài tập cơ, xoa bóp, điện xung... giúp kích thích các nhóm cơ và thần kinh cơ khôi phục vận động, cải thiện khả năng phối hợp giữa các cơ quan trên mặt. Với nguyên nhân khó phục hồi như liệt do zona, tập các nhóm cơ vùng mặt là rất quan trọng.

Một yếu tố quan trọng khác trong điều trị liệt dây thần kinh số 7 là bảo vệ mắt. Trong thời gian này, người bệnh có thể không nhắm mắt được, gây khô mắt, kích ứng hoặc trầy xước giác mạc. Bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thêm thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo để làm dịu mắt, đeo kính để bảo vệ mắt.

 Bệnh viện cung cấp


Người bệnh thực hiện vật lý trị liệu tại bệnh viện. Ảnh minh họa: Bệnh viện cung cấp


Bác sĩ Thắng lưu ý mức độ hồi phục của người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào thời gian điều trị. Chỉ điều trị trễ vài ngày có thể làm tăng mức độ tổn thương. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, cảnh báo liệt dây thần kinh số 7 như không giữ được nước trong miệng khi đánh răng; mặt không cân đối, nhất là khi cười..., người bệnh nên đi khám để được điều trị sớm, tránh các biến chứng.

Phi Hồng

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để được giải đáp

Xem tiếp...
 
Top Bottom