SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
334K

Lịch tiêm chủng cho người lớn đầy đủ chi tiết theo độ tuổi 2024

Ngọc Khuê

Tích Cực
Theo WHO, bất cứ ai chưa có miễn dịch do nhiễm bệnh từ trước hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin đều có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Mỗi năm có gần 2 triệu người tử vong do những bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Không chỉ trẻ em mà người trưởng thành, đặc biệt là người lớn tuổi, người có bệnh nền mạn tính, phụ nữ mang thai rất cần được tiêm vắc xin đầy đủ, bởi đây là những đối tượng có nguy cơ cao biến chứng nặng và tử vong do biến chứng rất lớn. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo mỗi người cần ghi nhớ lịch tiêm chủng cho người lớn và thực hiện các mũi tiêm đầy đủ để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của BS.CKI Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

lịch tiêm chủng cho người lớn


Lịch tiêm chủng cho người lớn, phân theo bảng chi tiết


Dựa vào thực tiễn dịch tễ tại Việt Nam và những đặc điểm sức khỏe người trưởng thành, các chuyên gia y tế khuyến cáo lịch tiêm chủng cho người lớn đầy đủ chi tiết như sau:


LỊCH TIÊM CHỦNG CHO TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ NGƯỜI LỚN
Tuổi/Vaccine19-26 tuổi27-45 tuổi46-55 tuổi56-64 tuổi>= 65 tuổi
CúmTiêm 1 mũi và tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần
Viêm phổi do phế cầu khuẩnTiêm 1 mũi duy nhất.
Sởi – Quai bị – RubellaTiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Phụ nữ hoàn tất lịch tiêm trước khi mang thai tối thiểu 1 đến
Thuỷ đậuTiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Phụ nữ hoàn tất lịch tiêm trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng.
Uốn vánPhụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (áp dụng theo thông tư 38/2017/TT-BYT):
1. Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có thành phần uốn ván liều cơ bản:

  • Mũi 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu
  • Mũi 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
  • Mũi 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Mũi 4: ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Mũi 5: ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau

2. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có thành phần uốn ván liều cơ bản (khi dưới 1 tuổi):

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu
  • Mũi 2: ít nhất một tháng sau lần 1
  • Mũi 3: ít nhất 1 năm sau lần 2

3. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có thành phần uốn ván liều cơ bản (khi dưới 1 tuổi) và ít nhất 1 liều nhắc lại:

  • Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu
  • Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1
Tiêm 3 mũi
  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: cách liều 1 tối thiểu 1 tháng
  • Mũi 3: Cách liều 2 từ 6 tháng, mỗi 5-10 năm sẽ tiêm nhắc 1 lần.
Bạch hầu – Uốn ván – Ho gàTiêm 1 mũi và nhắc lại mỗi 10 năm hoặc 3 mũi (nếu chưa từng tiêm trước đây)
Viêm não Nhật BảnTiêm 1 mũi duy nhất
Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn A,C,Y,WTiêm 1 mũi duy nhất
Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn B, CTiêm 2 mũi:
  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: Cách liều đầu tiên 2 tháng
Viêm gan ATiêm 2 mũi, cách nhau từ 6-12 tháng
Viêm gan BLịch tiêm 3 mũi:
  • Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1
  • Mũi 3: 5 tháng sau mũi 2
Viêm gan A + BTiêm 3 mũi:
  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: Cách liều đầu tiên 1 tháng
  • Mũi 3: Cách liều thứ 2 tối thiểu 5 tháng
Bệnh lây lan qua đường tình dục và ung thư cổ tử cung do HPVTiêm 3 mũi:
  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: Cách liều đầu tiên 1-2 tháng
  • Mũi 3: Cách liều đầu tiên 6 tháng
TảUống 2 liều cách nhau tối thiểu 2 tuần. Uống nhắc lại khi có dịch.
Thương hànTiêm 1 mũi và nhắc lại mỗi 3 năm khi có dịch
DạiPhác đồ dự phòng cho những đối tượng nguy cơ cao gồm 3 liều.

Vì sao người lớn cần tiêm chủng vắc xin?


Nhiều người quan niệm chỉ trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mới cần tiêm vắc xin nhưng sự thật bệnh truyền nhiễm không trừ một ai, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh nền mạn tính, người suy giảm hệ miễn dịch và phụ nữ mang thai. Bất cứ ai chưa có miễn dịch do nhiễm bệnh từ trước hoặc chưa tiêm chủng vắc xin đầy đủ đều có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Báo cáo từ Bộ Y tế cho biết, dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới đang có diễn biến khó lường cùng El Nino gây biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực có hiện tượng thời tiết cực đoan tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan và bùng phát mạnh mẽ. Chính vì vậy, không chỉ trẻ em mà người lớn rất cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ để:

1. Bảo vệ chính mình

  • Người lớn thường xuyên phải đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là những người làm việc trong môi trường y tế, chăm sóc sức khỏe, phòng thí nghiệm, người chăn nuôi và nhân viên dịch vụ công sẽ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hơn người bình thường. Nếu mắc bệnh, người lớn không chỉ bị ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mà còn giảm hiệu suất làm việc do phải nhập viện điều trị, tốn kém chi phí và thời gian, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và xã hội.
  • Đối với người lớn có hệ miễn dịch suy yếu, mắc bệnh nền mạn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, COPD, bệnh phổi, bệnh thận,… nếu mắc bệnh truyền nhiễm sẽ chuyển biến nhanh, dễ gặp các biến chứng nguy hiểm, gây khó khăn cho quá trình điều trị và có nguy cơ tử vong cao.
  • Theo ước tính, chương trình TCMR đã cứu sống 42.000 người và giúp 6,7 triệu trẻ em Việt Nam phòng ngừa được nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Số liệu chính thức được công bố năm 2017 cho thấy vắc xin BCG phòng bệnh lao đạt đến 97%, vắc xin sởi mũi 1 đạt 97% và mũi 2 đạt 93%. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít trường hợp không được tiêm vắc xin đầy đủ hoặc nếu được tiêm thì chỉ một vài loại vắc xin cơ bản, chưa kể, công nghệ sản xuất vắc xin trước đây chưa tiến bộ nên lượng kháng thể tồn tại không lâu. Do đó, người lớn cần tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là các mũi nhắc để củng cố hàng rào miễn dịch bền vững trước các tác nhân gây bệnh nguy hiểm. (1)
ghi nhớ lịch tiêm phòng cho người lớn
Ghi nhớ lịch tiêm chủng cho người lớn để tiêm đầy đủ các mũi cơ bản và mũi nhắc giúp củng cố hàng rào miễn dịch bền vững trước tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

2. Bảo vệ những người trong gia đình:


Gia đình là xã hội thu nhỏ, nếu một người mắc bệnh truyền nhiễm thì những người còn lại trong gia đình cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Đặc biệt, nếu gia đình có trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh nền mạn tính, người suy giảm hệ miễn dịch hoặc phụ nữ có thai,… sẽ rất nguy hiểm bởi đây là những đối tượng nhạy cảm, dễ mắc bệnh và khi mắc thì biến chứng rất nghiêm trọng, có thể để lại di chứng nặng nề suốt đời, thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Do đó, tất cả người lớn trong gia đình cần ghi nhớ lịch tiêm phòng cho người trưởng thành để tiêm vắc xin đủ liều, đúng lịch nhằm bảo vệ cho trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc những trường hợp đặc biệt không thể tiêm chủng.

3. Tạo miễn dịch cộng đồng bền vững:


Đặc điểm chung của phần lớn bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh chóng, nguy hiểm hơn khi có thể bùng phát thành đại dịch toàn cầu, không chỉ tác động xấu đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư, thương mại, từ đó làm suy giảm tăng trưởng nền kinh tế, xã hội, an ninh thế giới,… Chính vì vậy, mỗi người chủ động tiêm vắc xin đầy đủ cho bản thân là góp phần tạo “miễn dịch cộng đồng” bền vững, làm suy yếu và vô hiệu hóa các nguồn lây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Ghi nhớ lịch chích ngừa cho người lớn và tiêm chủng đầy đủ không chỉ là quyền lợi bảo vệ chính bản thân mà còn thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân sống trong xã hội lớn nhằm ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và sự phát triển bền vững của cộng đồng.

thực hiện lịch tiêm chủng cho người lớn
Chủ động thực hiện lịch tiêm chủng cho người lớn để góp phần tạo “miễn dịch cộng đồng” bền vững, làm suy yếu và vô hiệu hóa các nguồn lây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Các loại vắc xin quan trọng cần tiêm cho người lớn

1. Cúm​


Thống kê từ các tổ chức uy tín trên thế giới, mỗi năm cúm gây ra hơn 650.000 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh cúm cao gấp 5 lần trung bình thế giới với 3.700/100.000 dân. Biện pháp duy nhất giúp ngăn chặn tỷ lệ mắc mới và tử vong do cúm gây ra là chủ động tiêm ngừa vắc xin mỗi năm.

Sau khi tiêm phòng vắc xin cúm, hệ miễn dịch của con người sẽ được kích thích và sản xuất kháng thể phù hợp chống lại virus cúm, giảm nguy cơ mắc cúm và gặp các biến chứng nặng nề do cúm gây ra. Mỗi người cần lưu ý lịch tiêm phòng cho người lớn để không bỏ lỡ mũi tiêm cúm hàng năm, cần tiêm trước khi cúm lên đỉnh dịch để vắc xin phát huy công dụng bảo vệ tốt nhất.




2. Viêm gan B​


Theo thống kê của WHO, thế giới hiện có hơn 2 tỷ người nhiễm virus viêm gan B và trong số đó có khoảng 400 triệu người ở giai đoạn viêm gan B mạn tính. Riêng tại Việt Nam, ước tính có khoảng 8-10% dân số nhiễm virus viêm gan B và được đánh giá là một trong số quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới.

WHO khuyến cáo, tất cả trẻ sơ sinh và trẻ dưới 19 tuổi chưa tiêm cần tiêm phòng vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt. Đặc biệt, trẻ nhỏ cần được tiêm vắc xin viêm gan B ngay trong 24h đầu sau sinh. Đối với người lớn, trước khi tiêm vắc xin viêm gan B cần làm xét nghiệm máu để biết đã từng nhiễm virus hoặc có kháng thể hay chưa. Sau khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản xuất kháng thể phù hợp chống lại virus viêm gan B, giúp tạo ra miễn dịch vượt trội để ngăn ngừa bệnh và giảm nguy cơ mắc viêm gan B.

lịch tiêm chủng phòng bệnh cho người lớn
Viêm gan B là bệnh lý làm tổn thương và suy giảm chức năng gan phổ biến nhất trên toàn cầu, do virus viêm gan B (HBV) gây ra.

3. Sởi – Quai bị – Rubella​


Sởi – Quai bị – Rubella là 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, dễ lây lan qua đường hô hấp và gây biến chứng đặc biệt nghiêm trọng nếu chưa có kháng thể phòng bệnh, đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Thai phụ mắc Sởi trong quá trình mang thai có thể gặp biến chứng viêm phổi, viêm đường tiết niệu, tăng nhịp tim, thậm chí tử vong. Mắc bệnh Quai bị có thể khiến trẻ mắc các dị tật bẩm sinh, sinh non, thai lưu. Nhiễm Rubella trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể gây hội chứng Rubella bẩm sinh, thai lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh (với 70-80% tổn thương ở mắt, hệ thần kinh, xương, tim…).

Chính vì vậy, người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai rất cần tiêm vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella (MMR). Đây là loại vắc xin cực kỳ quan trọng được các Tổ chức Y tế uy tín trên thế giới khuyến cáo tiêm đầy đủ để bảo vệ sức khỏe của chính mình và ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng.

4. Thủy đậu​


Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Varicella-Zoster (VZV). Nhiều người quan niệm thủy đậu là bệnh ở trẻ em nhưng người lớn nếu mắc bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề hơn như nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm não, viêm thận, suy thận,… Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu nếu trước đây chưa từng nhiễm bệnh hoặc chưa được tiêm chủng đầy đủ từ nhỏ. Do đó, tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn theo lịch tiêm phòng đã được Bộ Y tế khuyến cáo là rất quan trọng để ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này xảy ra.

Vắc xin phòng thủy đậu là loại vắc xin được bào chế từ virus thủy đậu đã bị suy yếu (sống giảm độc lực) hoặc tiêu diệt (bất hoạt). Khi tiêm vắc xin vào cơ thể, chúng sẽ kích thích cơ thể phản ứng lại bằng cách sản xuất kháng thể cần thiết để chống lại tác nhân gây bệnh, giúp tạo tỷ lệ mắc mới và gặp biến chứng nguy hiểm do thủy đậu. Không chỉ vậy, việc tiêm vắc xin thủy đậu theo lịch tiêm vắc xin người lớn còn giúp giảm nguy cơ gặp biến chứng zona thần kinh.

5. HPV​


HPV là loại virus lây truyền chủ yếu qua đường tình dục không an toàn. Hơn 90% nam giới có quan hệ tình dục và 80% phụ nữ có quan hệ tình dục sẽ bị nhiễm HPV trong đời. Khoảng 50% trường hợp nhiễm HPV liên quan đến một số loại HPV có nguy cơ cao, có thể gây ung thư.

Vắc xin HPV là loại vắc xin có khả năng chống lại một số type HPV trong đó có các type gây ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư hầu họng, mụn cóc sinh dục cũng như các bệnh lý liên quan đến HPV ở cả hai giới. Theo WHO, vắc xin HPV được khuyến cáo tiêm cho trẻ trong “độ tuổi vàng” 9 đến 14 để đạt hiệu quả cao nhất trong việc bảo vệ sức khỏe của các bé trai và bé gái trước khi quan hệ tình dục và ngăn chặn nguy cơ nhiễm HPV.

người trẻ thực hiện lịch tiêm chủng cho người lớn
Vắc xin phòng virus HPV là loại vắc xin quan trọng có trong lịch tiêm chủng cho người lớn giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh do virus HPV gây ra ở cả nam và nữ.

6. Uốn ván​


Mỗi năm, uốn ván gây ra khoảng 50.000 ca tử vong trên toàn thế giới và đặc biệt ảnh hưởng đến những khu vực thiếu vệ sinh và tỷ lệ tiêm chủng thấp. Vắc xin uốn ván được nghiên cứu và sản xuất từ vi khuẩn uốn ván đã bị suy yếu (sống giảm độc lực) hoặc tiêu diệt (bất hoạt) giúp tạo miễn dịch đặc hiệu ngăn ngừa nguy cơ mắc mới cũng như gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, co thắt hầu họng, suy hô hấp,… thậm chí là tử vong do uốn ván. (2)

Các nghiên cứu về chi phí điều trị bệnh uốn ván năm 2017 ở Hoa Kỳ cho thấy chi phí chăm sóc sức khỏe để điều trị cho bệnh uốn ván là hơn 800.000 USD/ người. So với chi phí điều trị rất tốn kém, các Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván vì đây là biện pháp bảo vệ chủ động, đơn giản, tiết kiệm cho hiệu quả bảo vệ lâu dài. (3)

7. Phế cầu khuẩn​


Phế cầu khuẩn là một loại vi khuẩn gây ra nhiều loại bệnh rất phổ biến như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu. Hầu hết gánh nặng nhiễm trùng phế cầu khuẩn ở người lớn trên thực tế đều liên quan đến viêm phổi, ước tính có khoảng 150.000-570.000 trường hợp xảy ra mỗi năm ở Hoa Kỳ. Không chỉ gây ra gánh nặng lớn đến sức khỏe và tính mạng con người, hậu quả do phế cầu khuẩn còn tác động lớn đến y tế và sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, chủ động tiêm ngừa vắc xin phế cầu là vô cùng cần thiết và quan trọng giúp ngăn chặn cũng như kiểm soát các bệnh do phế cầu khuẩn, đặc biệt là ở đối tượng yếu thế như người lớn tuổi, người có bệnh nền mạn tính, người suy giảm miễn dịch và phụ nữ có thai. (4)

8. Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván​


Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván là 3 bệnh truyền nhiễm cấp tính có tính lây nhiễm cao qua đường hô hấp có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Bạch hầu ở người lớn có thể gây biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, suy tim, tê liệt và dẫn tới tử vong. Người lớn mắc ho gà có thể gặp biến chứng liên quan đến phổi như viêm phế quản, phổi bội nhiễm, ho kéo dài gây ngừng thở và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Trường hợp nặng, người bệnh có nguy cơ vỡ phế nang, tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất. Uốn ván có thể gây tử vong với các biến chứng như viêm màng não, co thắt hầu họng, suy hô hấp,…

Do đó, người lớn, đặc biệt là người cao tuổi, người có bệnh nền mạn tính, người suy giảm miễn dịch cần tiêm vắc xin phòng Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván. Đây là loại vắc xin cực kỳ quan trọng được các tổ chức Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm đầy đủ để bảo vệ sức khỏe của chính mình và ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng.

9. Dại​


Dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao với gần 60.000 trường hợp tử vong toàn cầu. Riêng Việt Nam ghi nhận khoảng 75 trường hợp tử vong hàng năm và hàng trăm nghìn trường hợp khác được điều trị do chó mèo cắn. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dại, người bị chó/ mèo/ vật nuôi tấn công tại các vị trí gần hệ thần kinh trung ương thì khả năng sống sót gần như bằng 0. Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại là biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân và sự an toàn cho cộng đồng.

tiêm phòng dại theo lịch tiêm chủng cho người lớn
Tiêm vắc xin phòng dại theo lịch tiêm chủng cho người lớn là biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân và sự an toàn cho cộng động.

10. Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản​


Viêm não Nhật Bản là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, so với trẻ em, tỷ lệ người lớn mắc bệnh ít hơn do đã có miễn dịch, song vẫn có một tỷ lệ mắc bệnh nhất định. Tổ chức Y tế thế giới thống kê ước tính có gần 68.000 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản trên toàn cầu mỗi năm, khiến 13.600 đến 20.400 trường hợp tử vong. Các di chứng nặng nề suốt đời do viêm não Nhật Bản gây ra bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tâm thần,… (5)

Người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi, có bệnh nền mạn tính, suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai cần chủ động tiêm ngừa vắc xin phòng viêm não Nhật Bản để được bảo vệ tối ưu trước căn bệnh nguy hiểm này.

Xem thêm:

Lưu ý trước và sau khi tiêm ngừa vắc xin cho người lớn

1. Với người lớn


Người lớn đi tiêm chủng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng, các loại thuốc, liệu pháp điều trị đang dùng, tiền sử tiêm chủng và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước cũng như những thông tin có liên quan để cùng bác sĩ lựa chọn các loại vắc xin phù hợp với tình trạng sức khoẻ, nhu cầu và điều kiện của mỗi người. Phụ nữ ở tuổi sinh sản cần thông báo về việc có mang thai hay không để được tư vấn vắc xin phù hợp.

2. Với phụ nữ mang thai


Cần thông báo thông tin về tình trạng sức khỏe bản thân, sức khỏe thai kỳ hiện tại và trước đây (nếu đã từng có thai trước đó), diễn biến các bệnh lý mạn tính, các bệnh lý nền (nếu có), diễn biến các bệnh lý phát sinh do quá trình mang thai như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, ra máu/ xuất huyết bất thường…

Sau khi thực hiện phác đồ tiêm phòng cho người lớn, người được tiêm vắc xin cần ở lại điểm tiêm chủng để được theo dõi trong vòng 30 phút. Nếu thấy các biểu hiện bất thường như mệt mỏi, khó thở,k nôn trớ, thở nhanh, thở ngắt quãng, thở khò khè, ngứa họng, da toàn thân nổi mẩn hoặc đổi màu (đỏ, hồng, xanh, tím tái,..), chóng mặt, sốt,… cần lập tức thông báo ngay cho nhân viên y tế để được can thiệp cấp cứu kịp thời, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đồng thời, người được tiêm vắc xin cần được theo dõi tiếp tục tại nhà trong vong 24-48 giờ (2 ngày sau tiêm) để kịp thời xử trí các tình huống khẩn cấp.

Tiêm vắc xin cho người lớn ở đâu?


Hệ thống trung tâm Tiêm chủng VNVC tự hào là đơn vị đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại vắc xin thế hệ mới, chất lượng cao dành cho trẻ em và người lớn từ các hãng sản xuất uy tín trên thế giới, kể cả các loại vắc xin thường xuyên khan hiếm trên thị trường. 100% vắc xin tại VNVC đều được bảo quản trong hệ thống kho lạnh và dây chuyền lạnh đạt chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo vắc xin luôn đạt chất lượng tốt nhất trước khi được tiêm cho Khách hàng. Quy trình tiêm chủng an toàn 8 bước khoa học được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y tế cùng nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt như tiêm vắc xin lẻ, tiêm trọn gói, tiêm theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin,… sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của Khách hàng trên khắp cả nước.

cta button đặt mua vaccine ngay

Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC sẵn sàng tiếp nhận mọi thắc mắc về tiêm chủng và hỗ trợ Quý Khách hàng đăng ký lịch tiêm qua Hotline 028 7102 6595, fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc website VNVC,… Đặc biệt, dịch vụ nhắc lịch tiêm tự động được thiết kế nhằm giúp Quý Khách hàng dễ dàng ghi nhớ lịch tiêm chủng cho người lớn để không bỏ lỡ các mốc tiêm chủng quan trọng cần thực hiện trong tương lai.

Xem tiếp...
 
Top Bottom