SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Lập kế hoạch 8 cách chăm sóc bệnh nhân suy tim sống chung với bệnh

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Bệnh suy tim cần được điều trị kết hợp bằng thuốc/phẫu thuật với điều chỉnh về lối sống lành mạnh. Đồng thời, cần có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim phù hợp, giúp giảm đau, hạn chế bệnh tiến triển nặng và giúp cải thiện tốt chất lượng sống cho người bệnh.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim


Vai trò của việc chăm sóc bệnh nhân suy tim​


Suy tim là tình trạng nghiêm trọng, không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân, mà còn có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm tính mạng, làm giảm tuổi thọ. Trường hợp suy tim mạn tính, cần điều trị đúng để kiểm soát các triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển nặng.

Tình trạng suy tim của bệnh nhân phụ thuộc vào một số yếu tố như nguyên nhân tiềm ẩn gây suy tim, thời gian phát hiện và điều trị bệnh, sự chăm sóc về y tế, hỗ trợ về mặt tinh thần và thể chất cho người bệnh.

Người chăm sóc cho bệnh nhân suy tim cần có kiến thức để nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường gợi ý bệnh trở nặng, và đưa người bệnh nhập viện ngay, để được can thiệp kịp thời. (1)

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim hiệu quả​


Việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim có thể giúp họ có được cuộc sống hàng ngày thoải mái, giảm các triệu chứng khó chịu, các đợt suy tim cấp tính trầm trọng và cải thiện được kết quả lâu dài.

  • Giúp bệnh nhân thiết lập và duy trì những thay đổi về lối sống có lợi cho sức khỏe tim mạch;
  • Giúp bệnh nhân theo kịp lịch trình thăm khám và đảm bảo dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ;
  • Theo dõi các số đo hàng ngày của bệnh nhân về nhịp tim, huyết áp, cân nặng, đường huyết, cholesterol trong máu,… cũng như các triệu chứng cho thấy bệnh có dấu hiệu nặng hơn;
  • Nhận biết dấu hiệu bệnh tiến triển, kịp thời đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Khi lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim, bên cạnh việc hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ với các yếu tố chính bao gồm: Chăm sóc cơ bản, thực hiện chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tuân thủ về chế độ dinh dưỡng, thực hiện vận động nhẹ nhàng…

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân suy tim bài bản, khoa học​


Việc chăm sóc cho bệnh nhân suy tim đúng cách, người chăm sóc cần trang bị tối thiểu các kiến thức cơ bản, khoa học để hỗ trợ bệnh nhân tốt nhất

1. Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân suy tim và người chăm sóc​


Suy tim là tình trạng tim không thể bơm đủ máu để cung cấp cho các mô và cơ quan khác. Điều này gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của những cơ quan trong cơ thể, khiến một số hoạt động thường ngày của bệnh nhân bị ảnh hưởng.

Điều trị suy tim cần có sự kết hợp giữa dùng thuốc theo chỉ định hoặc phẫu thuật nếu cần thiết, bệnh nhân cần có sự thay đổi về một lối sống khoa học và được hỗ trợ chăm sóc tốt từ người thân. Việc giáo dục sức khỏe cho cả bệnh nhân suy tim và người chăm sóc rất quan trọng.

>> Xem thêm: Bệnh suy tim có chữa được không? Có thể trị dứt điểm không?

Khi trao đổi với bác sĩ, bệnh nhân và người nhà cần lắng nghe những thông tin của bác sĩ, ghi chép lại những thông tin quan trọng. Đồng thời, trao đổi bất kỳ thắc mắc, mối lo ngại nào về triệu chứng hoặc chế độ chăm sóc để được bác sĩ giải đáp. (2)

2. Hỗ trợ bệnh nhân vận động nhẹ​


Hoạt động thể chất thường xuyên là giải pháp tốt giúp phòng ngừa suy tim tiến triển nặng. Với những hoạt động phù hợp, có thể giúp bệnh nhân giảm mệt mỏi, tăng cường lưu thông máu, tăng năng lượng và tăng cường sức mạnh cho tim.

Một đánh giá vào năm 2019 cho thấy tập thể dục từ 10-30 phút tùy theo tình hình thể trạng của bệnh nhân có thể giúp nâng cao sức khỏe tinh thần. Điều này cũng rất có lợi cho tim, nhất là ở những bệnh nhân căng thẳng, lo lắng, trầm cảm. Người chăm sóc có thể hỗ trợ bệnh nhân suy tim thực hiện vận động bằng cách:

  • Trao đổi với bác sĩ về kế hoạch hoạt động thể chất tốt đối với bệnh nhân suy tim;
  • Lựa chọn bài tập và mức độ tập luyện phù hợp và có thể tham gia cùng người bệnh như cùng đi bộ, đi xe đạp, tập yoga;
  • Nếu bệnh nhân suy tim ở mức độ nặng, sinh hoạt hằng ngày có thể cần đến sự hỗ trợ của người chăm sóc;
  • Bệnh nhân nếu được đề nghị thực hiện chương trình phục hồi chức năng có giám sát thì cần có sự hỗ trợ sát sao của người chăm sóc.
Người thân nên hỗ trợ bệnh nhân vận động nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày
Người thân nên hỗ trợ bệnh nhân vận động nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày

3. Biết cách quản lý thuốc suy tim​


Tùy theo mức độ, triệu chứng và các bệnh lý kèm theo mà bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân suy tim, nhằm kiểm soát các triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển nặng. Người thân trong gia đình có thể hỗ trợ bệnh nhân suy tim quản lý thuốc bằng cách:

  • Lưu trữ hồ sơ liên quan đến thuốc như đơn thuốc, lịch trình thăm khám và điều chỉnh thuốc;
  • Theo dõi thuốc, liều lượng và thời gian dùng thuốc của người bệnh;
  • Tìm hiểu về từng loại thuốc;
  • Trao đổi kỹ với bác sĩ về những loại thuốc mà bệnh nhân suy tim sử dụng, kể cả những tác dụng phụ có thể gặp;
  • Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều thuốc, loại thuốc hoặc ngưng thuốc mà cần trao đổi với bác sĩ điều trị.

4. Biết cách theo dõi triệu chứng suy tim​


Ở bất kỳ mức độ nào, bệnh nhân và người nhà cũng đều nên tìm hiểu rõ về các triệu chứng của bệnh, nắm rõ những biểu hiện nào là bất thường, cần được hỗ trợ y tế ngay. Các triệu chứng, thay đổi của bệnh nhân nên được ghi lại mỗi ngày như mức độ khó thở, mệt mỏi, sức lực, biểu hiện phù ở tay chân.

Đồng thời, người chăm sóc cần theo dõi sát sao chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân xem họ có bị khó ngủ không, có thức giấc giữa đêm hoặc có dấu hiệu khó thở, ngưng thở khi ngủ không…

Người nhà nên cho bệnh nhân đo cân nặng mỗi ngày để kịp thời phát hiện tình trạng tăng cân bất thường nếu có. Bởi hầu hết bệnh nhân suy tim đều rất dễ bị tích nước trong cơ thể gây phù, tăng cân đột ngột hoặc tiểu ít đi. Huyết áp và nhịp tim cũng cần được đo, theo dõi mỗi ngày. (3)

Người thân nên liên hệ bác sĩ và đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay khi:

  • Nhận thấy các triệu chứng khó thở, đau ngực, khó chịu, chóng mặt,… trở nên nghiêm trọng.
  • Các biểu hiện của người bệnh có xu hướng nặng dần theo thời gian như tăng cân đều đặn trong 2 hoặc 3 ngày, khó thở dần dần trầm trọng hơn, phù chân, mệt mỏi nhiều hơn, tiểu ít dưới 500 ml/ngày.

5. Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân suy tim theo từng tình huống​

Người bệnh khó thở do tăng áp lực phổi​


Khả năng co bóp của tim bị suy giảm ở bệnh nhân suy tim, khiến máu có thể bị ứ lại trong phổi, làm tăng áp lực phổi, gây ra triệu chứng khó thở. Người thân có thể hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân trong trường hợp này bằng cách:

  • Giúp người bệnh làm sạch đường thở bằng cách hút đàm hoặc xì mũi;
  • Nới lỏng quần áo người bệnh;
  • Để người bệnh ở tư thế nửa ngồi, nửa nằm, kê cao đầu;
  • Cung cấp oxy cho bệnh nhân nếu có khuyến cáo từ bác sĩ. Đồng thời, theo dõi tần số và tính chất thở, kiểm tra tình trạng da niêm mạc và chuyển động của lồng ngực theo nhịp thở của bệnh nhân.
Cần hỗ trợ chăm sóc nhanh cho bệnh nhân khi có triệu chứng khó thở
Cần hỗ trợ chăm sóc nhanh cho bệnh nhân khi có triệu chứng khó thở

Người bệnh có biểu hiện xanh tím do giảm độ bão hòa oxy máu​


Nếu bệnh nhân suy tim có biểu hiện xanh tím, người chăm sóc cần thực hiện:

  • Để người bệnh nghỉ ngơi, tránh hoạt động gắng sức. Chỉ nên duy trì vận động tay chân nhẹ nhàng để phòng ngừa tình trạng tắc mạch và các biến chứng khác;
  • Sử dụng thuốc trợ tim theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với theo dõi tần số tim và tác dụng phụ của thuốc nếu có;
  • Nếu bác sĩ có chỉ định thuốc giãn mạch, cho người bệnh dùng theo đúng hướng dẫn và theo dõi huyết áp, tác dụng phụ nếu có.

Giúp bệnh nhân giảm căng thẳng khi quá lo lắng​


Người ta ước tính rằng cứ 5 người bị suy tim thì có 1 người bị trầm cảm. Bệnh nhân càng lo lắng, càng làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Do đó, bên cạnh sự chăm sóc về y tế, bệnh nhân rất cần sự hỗ trợ về tinh thần từ gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Trò chuyện, chia sẻ nhiều hơn với người bệnh sẽ giúp họ cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn.

6. Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy tim​


Một chế độ ăn có lợi cho tim có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc kiểm soát bệnh suy tim. Để cải thiện sức khỏe tim mạch, nhất là đối với bệnh nhân suy tim, nên bổ sung hoa quả và rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt, nguồn protein từ thực vật, dầu thực vật.

Đồng thời, cần hạn chế những thực phẩm đã qua chế biến, đóng hộp, thực phẩm nhiều muối natri, đường và chất béo.

7. Giúp bệnh nhân thay đổi những thói quen xấu​


Hút thuốc lá là một trong những thói quen xấu bệnh nhân suy tim cần thay đổi, tốt nhất là hoàn toàn bỏ thuốc lá. Bởi hút thuốc lá có thể làm tăng tần suất các cơn suy tim và làm giảm tuổi thọ. Bên cạnh đó, việc từ bỏ rượu, bia, cà phê cũng như các loại nước ngọt có ga khác cũng rất quan trọng.

Người thân nên hỗ trợ bệnh nhân điều chỉnh lối sống lành mạnh để giúp quá trình điều trị suy tim có hiệu quả tốt, ngăn bệnh tiến triển nặng.

8. Nhập viện khi bệnh hân có triệu chứng bất thường​


Cần đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất nếu các triệu chứng như khó thở, mệt, ho ra máu, đau ngực trở nên nghiêm trọng. Hoặc khi nhận thấy các biểu hiện như tăng cân liên tục, sưng phù tay chân rõ rệt, ngất xỉu.

Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân suy tim​


Điều trị và chăm sóc người bệnh suy tim là một quá trình lâu dài, có thể kéo dài suốt đời. Do đó, song song với việc người bệnh được điều trị bằng thuốc/phẫu thuật kết hợp với điều chỉnh về lối sống lành mạnh, người chăm sóc cũng cần chú ý đến sức khỏe và tinh thần.

>> Xem thêm: Người bị suy tim sống được bao lâu? Có thể kéo dài tuổi thọ không?

Người thân không nhất thiết phải giúp người bệnh thực hiện tất cả hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày. Những hoạt động nhẹ nhàng, đơn giản hoặc các việc vệ sinh cá nhân, người bệnh vẫn có thể thực hiện được.

Do đó, người nhà chỉ cần hỗ trợ về những công việc cần dùng sức nhiều hoặc trong trường hợp người bệnh suy tim nặng, không thể thực hiện hoạt động thể chất nữa thì mới cần chăm sóc hoàn toàn.

Chăm sóc bệnh nhân suy tim cần lưu ý đưa người bệnh thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe, phát hiện những dấu hiệu bất thường, sớm có điều chỉnh trong việc chữa trị để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thăm khám và điều trị các bệnh lý về tim mạch cho trẻ em và người lớn. Đặc biệt, cùng với chương trình quản lý bệnh nhân suy tim, Trung tâm Tim mạch cũng triển khai phòng khám chuyên biệt về Suy tim, thăm khám chuyên sâu, theo dõi chặt chẽ, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân suy tim nhằm giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong.

ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều khám, tư vấn cho bệnh nhân tại phòng khám Suy tim, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều khám, tư vấn cho bệnh nhân tại phòng khám Suy tim, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Phòng khám Suy tim do các chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cố vấn và trực tiếp thăm khám như: PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh (Giám đốc Trung tâm Tim mạch, hơn 50 năm kinh nghiệm), ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều (Trưởng khoa Nội tim mạch 1 kiêm Trưởng đơn vị Suy tim, hơn 20 năm kinh nghiệm), BS.CKI Hoàng Thị Bình (Phó khoa Nội tim mạch 1, hơn 13 năm kinh nghiệm), ThS.BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc (hơn 20 năm kinh nghiệm), ThS.BS Đỗ Thị Hoài Thơ (hơn 10 năm kinh nghiệm)…

Phòng khám suy tim Trung tâm Tim mạch Tâm Anh


Khách hàng sẽ được tầm soát, phát hiện sớm nguy cơ suy tim và tiền suy tim nhằm phòng ngừa nguyên phát. Đối với bệnh nhân suy tim, bác sĩ đưa ra hướng điều trị cá thể hóa, theo dõi chặt chẽ phòng bệnh tiến triển; giải đáp cặn kẽ thắc mắc cho bệnh nhân trong quá trình điều trị; đồng thời tư vấn thay đổi lối sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, tập luyện phục hồi chức năng tim mạch; và nhắc hẹn tái khám định kỳ.

Phòng khám cũng theo dõi chặt chẽ, chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân suy tim giai đoạn tiến triển: chăm sóc giảm nhẹ, thiết bị cơ học hỗ trợ tim,…

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị trực tiếp với các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau:

Điều trị suy tim là một quá trình dài. Do đó, gia đình cần có kế hoạch để chuẩn bị tốt những cách chăm sóc bệnh nhân suy tim phù hợp, giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, phòng bệnh tiến triển và cải thiện chất lượng sống.

Xem tiếp...
 
Top Bottom