Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Trao đổi tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, theo thống kê, số người rút bảo hiểm xã hội một lần có xu hướng giảm.
Cụ thể, tháng 11/2023 có 81.512 người rút bảo hiểm xã hội một lần, giảm 7% so với cùng kì năm 2022. Tháng 12/2023, số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục giảm 17% so với cùng kì.
Trong khi đó, bước sang tháng 2/2024, cơ quan Bảo hiểm xã hội thống kê thấy chỉ còn 70.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần.
Theo ông Nguyễn Thế Mạnh, hiện nay, việc truyền thông trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được đẩy mạnh, đặc biệt về bảo hiểm xã hội một lần.
Bên cạnh đó, công tác truyền thông về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng sửa đổi sẽ tăng quyền lợi cho người tham gia, giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội hưởng lương hưu cũng giúp hạn chế số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội (Ảnh: BHXH VN).
Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu, trong 18 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, có gần 16,5 triệu người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Qua điều tra, khảo sát, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, doanh nghiệp có đơn hàng, người lao động sẽ an tâm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trở lại về chính sách bảo hiểm xã hội một lần, có đến 80% người lao động ở tuổi 20-40 rút bảo hiểm một lần.
Theo vị này, nhiều lao động nhảy việc muốn rút bảo hiểm xã hội một lần. Sau đó khi tham gia vào khu vực có quan hệ lao động, họ tiếp tục quay lại lưới an sinh. Những lao động này thường rơi vào nhóm "dễ tổn thương" do doanh nghiệp thiếu đơn hàng.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là chính sách an sinh xã hội quan trọng được xây dựng nhằm hỗ trợ người lao động với phần lớn trách nhiệm đóng góp là của người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp), người lao động chỉ đóng một phần.
Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động sẽ được hỗ trợ các chế độ trợ cấp khi gặp các trường hợp rủi ro như bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản…
Đặc biệt, sau khi hết tuổi làm việc, người lao động có thể an tâm nghỉ ngơi khi được thụ hưởng chế độ hưu trí từ quá trình tham gia bảo hiểm xã hội với tiền lương hưu hằng tháng, bảo hiểm y tế miễn phí. Khi qua đời, thân nhân của người lao động còn được hưởng tiền tử tuất và mai táng phí.
Tuy nhiên, thực tế có nhiều người lao động chưa hiểu được tầm quan trọng của chính sách an sinh xã hội này, có người cứ gặp khó khăn tài chính là xin hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, rút hết số tiền trong tài khoản bảo hiểm xã hội của mình đã tích lũy nhiều năm.
Theo báo cáo tổng kết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau 7 năm thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tổng số lượt người hưởng bảo hiểm xã hội một lần là khoảng 4,5 triệu lượt người.
Sau khi hưởng bảo hiểm xã hội một lần xong, có khoảng 1,3 triệu lượt người quay lại thị trường lao động và tham gia bảo hiểm xã hội trở lại.
Xem tiếp...
Cụ thể, tháng 11/2023 có 81.512 người rút bảo hiểm xã hội một lần, giảm 7% so với cùng kì năm 2022. Tháng 12/2023, số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục giảm 17% so với cùng kì.
Trong khi đó, bước sang tháng 2/2024, cơ quan Bảo hiểm xã hội thống kê thấy chỉ còn 70.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần.
Theo ông Nguyễn Thế Mạnh, hiện nay, việc truyền thông trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được đẩy mạnh, đặc biệt về bảo hiểm xã hội một lần.
Bên cạnh đó, công tác truyền thông về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng sửa đổi sẽ tăng quyền lợi cho người tham gia, giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội hưởng lương hưu cũng giúp hạn chế số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội (Ảnh: BHXH VN).
Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu, trong 18 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, có gần 16,5 triệu người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Qua điều tra, khảo sát, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, doanh nghiệp có đơn hàng, người lao động sẽ an tâm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trở lại về chính sách bảo hiểm xã hội một lần, có đến 80% người lao động ở tuổi 20-40 rút bảo hiểm một lần.
Theo vị này, nhiều lao động nhảy việc muốn rút bảo hiểm xã hội một lần. Sau đó khi tham gia vào khu vực có quan hệ lao động, họ tiếp tục quay lại lưới an sinh. Những lao động này thường rơi vào nhóm "dễ tổn thương" do doanh nghiệp thiếu đơn hàng.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là chính sách an sinh xã hội quan trọng được xây dựng nhằm hỗ trợ người lao động với phần lớn trách nhiệm đóng góp là của người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp), người lao động chỉ đóng một phần.
Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động sẽ được hỗ trợ các chế độ trợ cấp khi gặp các trường hợp rủi ro như bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản…
Đặc biệt, sau khi hết tuổi làm việc, người lao động có thể an tâm nghỉ ngơi khi được thụ hưởng chế độ hưu trí từ quá trình tham gia bảo hiểm xã hội với tiền lương hưu hằng tháng, bảo hiểm y tế miễn phí. Khi qua đời, thân nhân của người lao động còn được hưởng tiền tử tuất và mai táng phí.
Tuy nhiên, thực tế có nhiều người lao động chưa hiểu được tầm quan trọng của chính sách an sinh xã hội này, có người cứ gặp khó khăn tài chính là xin hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, rút hết số tiền trong tài khoản bảo hiểm xã hội của mình đã tích lũy nhiều năm.
Theo báo cáo tổng kết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau 7 năm thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tổng số lượt người hưởng bảo hiểm xã hội một lần là khoảng 4,5 triệu lượt người.
Sau khi hưởng bảo hiểm xã hội một lần xong, có khoảng 1,3 triệu lượt người quay lại thị trường lao động và tham gia bảo hiểm xã hội trở lại.
Xem tiếp...