MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
2M

Làng nghề truyền thống ở Bình Định

Vĩnh Hưng

Fan Cứng
Làng nghề truyền thống ở Bình Định là một trong số những nét đặc trưng khách du lịch không nên bỏ qua. Bởi vì nơi đây lưu giữ văn hóa địa phương, đậm đà dấu ấn sử thi của xứ Nẫu. Ghé thăm nơi này, khách du lịch được dịp chiêm ngưỡng giá trị truyền thống gắn liền với người con đất Võ. Cùng Blog Du Lịch Quy Nhơn tìm hiểu chi tiết!


làng nghề truyền thống ở Bình Định


Làng nghề truyền thống thu hút khách du lịch ở Bình Định

Làng nghề truyền thống ở Bình Định- Nét đẹp văn hóa không nên bỏ qua​


Bình Định là chốn “địa linh nhân kiệt” gắn liền với nhiều tên gọi như: Xứ Nẫu, đất võ,… Nhưng mấy ai biết rằng Bình Định còn có một tên gọi khác chính là “vùng đất trăm nghề”.

Nơi đây lưu giữ hàng trăm ngành nghề truyền thống với hơn 57 làng nghề khác nhau. Mỗi làng nghề cung cấp những sản phẩm nhất định như: Rượu Bàu Đá, nón lá, nón ngựa, bánh tráng, chiếu cói,… Đây đều là những “đặc sản” mang dấu ấn của người Bình Định.

Khách du lịch đến Bình Định muốn mua một món đồ gì đó thì việc tìm đến các làng nghề truyền thống là đảm bảo nhất. Không những thế, khách du lịch đến với các làng nghề còn có thể trải nghiệm thú vị khác như: Trực tiếp tham gia vào quá trình tạo sản phẩm, nghe các già làng kể về lịch sử của ngôi làng,…

Đến Bình Định, nếu đã tham quan nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng nhiều di tích lịch sử độc đáo thì bạn có thể thử đến với các làng nghề truyền thống. Những nơi này lưu giữ nét đẹp văn hoá địa phương, nét đặc trưng của người con đất Võ.

Một vòng các làng nghề truyền thống ở Bình Định được yêu thích hiện nay


Để đến tất cả các làng nghề truyền thống ở Bình Định là việc không dễ dàng. Bởi vì số lượng lên đến 57 làng nghề lớn nhỏ. Sau đây sẽ là một số làng nghề truyền thống đặc trưng được nhiều người yêu thích nhất bạn đọc có thể đến để tự trải nghiệm.

Làng nghề sản xuất rượu Bàu Đá Cù Lâm – Bình Định


Địa chỉ: Làng Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Làng nghề sản xuất rượu Bàu Đá là làng nghề truyền thống Bình Định lâu đời từ thời Tây Sơn – Nguyễn Huệ. Làng nghề này chuyên sản xuất rượu Bàu Đá – Đặc sản nức tiếng một vùng của Bình Định. Thời xa xưa, rượu Bàu Đá tại đây chuyên được sử dụng để cống nạp cho vua chúa. Đến nay thì phục vụ rộng rãi cho người dân và khách du lịch ghé thăm.

Rượu Bàu Đá tại đây có hương vị thơm ngon đặc trưng, nồng độ cồn cao nhưng lại không hề gây nên cảm giác đau mỏi khi sử dụng xong. Thay vào đó, bạn còn cảm thấy khoan khoái, khỏe mạnh sau khi uống.


làng nghề truyền thống ở Bình Định


Nón lá là món đồ đặc trưng trong văn hoá địa phương xứ Nẫu

Làng nghề truyền thống nón lá Gò Găng


Địa chỉ: P. Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, Bình Định

Làng nghề nón lá Gò Căng là làng nghề còn giữ truyền thống làm nón lá thủ công từ thời Tây Sơn cho đến nay. Nón lá ở đây đậm nét đặc trưng của nón Ngựa – Loại nón đặc trưng của xứ Nẫu cùng với nón lá bài thơ của xứ Huế. Sự kết hợp này mang đến nét đẹp độc đáo của nón lá Gò Căng – Duyên dáng và tinh tế.

Để làm nên một chiếc nón lá Gò Căng thủ công cần công đoạn cực kỳ tỉ mỉ. Điều này đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận và tài hoa của người nghệ nhân. Để làm nên 10 chiếc nón thì tốn đến 14 – 15 tiếng tỉ mẩn thực hiện.

Làng nghề nón ngựa Phú Gia


Địa chỉ: Thôn Phú Gia, Xã Cát Tường, Phù Cát, Bình Định

Thêm một làng nghề truyền thống ở Bình Định nức tiếng một vùng, đó là làng nghề nón ngựa Phú Gia. Đây là làng nghề lâu năm với hơn 400 tuổi chuyên sản xuất nón ngựa thủ công.

Dành cho những ai chưa biết thì nón ngựa là loại nón chuyên dùng cho vua chúa, quân binh. Bởi vì chúng có độ chắc chắn, dẻo dai tối ưu và có thể sử dụng từ 150 – 200 năm vẫn không bị hư hỏng. Có thể nói nón ngựa mang đậm nét văn hoá của con người Bình Định. Khách du lịch đến với Bình Định không nên bỏ qua việc tìm hiểu nón ngựa – Nét đẹp văn hoá đậm nét sử thi của người Bình Định.

Làng nghề bánh tráng Trường Cửu, Nhơn Lộc


Địa chỉ: Trường Cửu, Nhơn Lộc, An Nhơn, Bình Định

Làng nghề bánh tráng Trường Cửu hình thành từ hàng trăm năm trước. Nơi đây chuyên sản xuất bánh tráng – Đặc sản của người dân đất Võ. Bánh tráng ở đây đảm bảo chất lượng cao với quy trình thực hiện khắt khe.

Cụ thể, việc chọn lựa nguyên liệu rất tỉ mỉ, nhất định phải là gạo dẻo thơm. Cùng với đó là tay nghề tráng bánh điêu luyện của người thợ. Tất cả tạo nên những chiếc bánh tráng chất lượng, ngon lành. Độ dày của bánh tráng Trường Cửu hơn hẳn bánh tráng thông thường. Bánh tráng đều, không bị chỗ dày chỗ mỏng và có nhiều mè đen (hoặc vàng). Đây là món đặc sản ngon lành phù hợp cho khách du lịch mua về và dành tặng cho người thân, bạn bè của mình.


làng nghề truyền thống ở Bình Định


Chiếu cói được làm thủ công từ lâu đời tại Bình Định

Làng nghề dệt chiếu cói Hoài Nhơn


Địa chỉ: Hoài Châu Bắc, Hoài Nhơn, Bình Định

Thêm một làng nghề truyền thống tại Bình Định bạn không nên bỏ qua khi có dịp ghé đến. Đó là làng nghề dệt chiếu cói Hoài Nhơn với lịch sử lâu đời, từ những năm thập niên 80.

Quy trình dệt chiếu cói tại làng nghề rất tỉ mỉ từ công đoạn chọn sợi cói, nhuộm phẩm màu, phơi cói và dệt. Tất cả đều được thực hiện hoàn toàn thủ công bởi bàn tay của những người thợ cần mẫn. Cuối cùng, thành phẩm là những tấm chiếu cói chất lượng, đẹp mắt.

Tham khảo thêm: Võ thuật Bình Định

Kết luận


Trên đây là thông tin về các làng nghề truyền thống ở Bình Định – Nét đặc trưng của văn hóa con người xứ Nẫu. Những làng nghề này còn giữ nguyên nét bình dị, chân phương trong việc tạo ra sản phẩm một cách thủ công. Hy vọng những thông tin trên gợi ý cho bạn được một số địa điểm du lịch, tham quan và trải nghiệm sắp tới khi có dịp ghé Quy Nhơn. Tham khảo thêm thông tin khác về du lịch Quy Nhơn tại Blog Du Lịch Quy Nhơn!

Tác giả: Khánh Huyền – Ảnh: Sưu tầm

Có 974 Lượt xem

Xem tiếp...
 
Top Bottom