Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Trong hầu hết các vị vua triều Nguyễn, từ Gia Long cho đến Khải Định, ngoài các vị vua đoản mệnh là Đồng Khánh, Kiến Phúc, Hiệp Hòa, hay các vua vị truất phế là Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Bảo Đại, thì các vua đều xúc tiến chọn nơi và xây lăng mộ cho mình ngay từ khi còn sống.
Trong số các lăng mộ của vua triều Nguyễn thì lăng Khải Định (Ứng Lăng) là lăng mộ vua cuối cùng ở Huế, mang kiến trúc rất đặc biệt và khác biệt so với các đời vua trước, pha hòa giữa các nền văn hóa Đông – Tây.
Vua Khải Định lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31, ngay sau khi vua Duy Tân bị người Pháp phế truất. Sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng – tức lăng Khải Định.
Để xây dựng sinh phần cho mình, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ.
Ở vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ – vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng – thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.
Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất.
Đám tang vua Khải Định
Điều thú vị là vua Khải Định chỉ ở ngôi trong 9 năm (1916-1925), nhưng lăng mộ được xây dựng tới 11 năm (1920-1931). Lăng được xây dựng tiếp tục 6 năm sau khi nhà vua đã an nghỉ.
Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng… Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.
So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích khiêm tốn hơn nhiều, với kích thước 117 m × 48,5 m nhưng ngược lại cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise…, cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu… để kiến thiết công trình trên ngọn đồi này.
Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cũng như lạc lõng… tạo ra từ phong cách kiến trúc. Tuy nhiên, các nhà kiến trúc lại đánh giá đây công trình có giá trị về mặt nghệ thuật cao. Thậm chí, Ứng lăng còn được đánh giá là một kiệt tác về nghệ thuật khảm sành sứ cung đình Huế, góp phần làm phong phú, đa dạng thêm quần thể lăng tẩm ở Huế nói riêng và di sản Huế nói chung.
Tổng thể lăng Khải Định Huế là một khối nổi hình chữ nhật, gồm có 127 bậc thang, qua 37 bậc đầu tiên là cổng Tam Quan, tiếp đến là Nghi Môn và sân Bái Đính, trên cao là hai tầng sân, mỗi tầng cách nhau 13 bậc, Cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất.
Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique… đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể: Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ; Trụ biểu dạng phù đồ (stoupa) của Phật giáo; Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu; Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể…
Điều này là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông – Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định.
Phần dưới cùng của Ưng Lăng là một dãy 37 bậc tam cấp được xây rất dốc và gấp, nối lên kiến trúc đầu tiên của lăng là cổng Tam Quan, nổi bật với lối kiến trúc uy nghiêm, bề thế. Các trụ tại khu vực cổng Tam Quan được xây dựng theo phong cách Ấn Độ giáo, cho thấy sự giao thoa văn hóa, kiến trúc Việt Ấn độc đáo.
Từ cổng Tam Quan đi tiếp 29 bậc sẽ đến khu vực Nghi Môn và sân Bái Đính, là nơi có các tượng voi ngựa, quân thần và binh lính xếp thành bốn hàng đối xứng, được trạm trổ những họa tiết tinh xảo.
Kiến trúc chính của Ứng Lăng là Cung Thiên Định, được xây dựng công phu và tinh xảo nằm ở tầng thứ 5 cao nhất, cũng là nơi chôn cất thi thể của vua Khải Định.
Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện… kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa… cũng được trang trí nơi đây.
Công trình này gồm các phần liền nhau: Hai bên là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng; Phía trước là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định; Chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua ở trên và mộ phần phía dưới; Trong cùng là khám thờ bài vị của vua.
Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920, do 2 người Pháp là P. Ducing và F. Barbedienne thực hiện theo yêu cầu của vua Khải Định.
Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một toại đạo dài gần 30 m, bắt đầu từ phía sau Bi Đình. Phía sau ngôi mộ, vầng mặt trời đang lặn như biểu thị sự mãn phần của vua.
Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của 3 bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định.
Xem tiếp...
Trong số các lăng mộ của vua triều Nguyễn thì lăng Khải Định (Ứng Lăng) là lăng mộ vua cuối cùng ở Huế, mang kiến trúc rất đặc biệt và khác biệt so với các đời vua trước, pha hòa giữa các nền văn hóa Đông – Tây.
Vua Khải Định lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31, ngay sau khi vua Duy Tân bị người Pháp phế truất. Sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng – tức lăng Khải Định.
Để xây dựng sinh phần cho mình, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ.
Ở vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ – vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng – thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.
Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất.
Điều thú vị là vua Khải Định chỉ ở ngôi trong 9 năm (1916-1925), nhưng lăng mộ được xây dựng tới 11 năm (1920-1931). Lăng được xây dựng tiếp tục 6 năm sau khi nhà vua đã an nghỉ.
Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng… Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.
So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích khiêm tốn hơn nhiều, với kích thước 117 m × 48,5 m nhưng ngược lại cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise…, cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu… để kiến thiết công trình trên ngọn đồi này.
Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cũng như lạc lõng… tạo ra từ phong cách kiến trúc. Tuy nhiên, các nhà kiến trúc lại đánh giá đây công trình có giá trị về mặt nghệ thuật cao. Thậm chí, Ứng lăng còn được đánh giá là một kiệt tác về nghệ thuật khảm sành sứ cung đình Huế, góp phần làm phong phú, đa dạng thêm quần thể lăng tẩm ở Huế nói riêng và di sản Huế nói chung.
Tổng thể lăng Khải Định Huế là một khối nổi hình chữ nhật, gồm có 127 bậc thang, qua 37 bậc đầu tiên là cổng Tam Quan, tiếp đến là Nghi Môn và sân Bái Đính, trên cao là hai tầng sân, mỗi tầng cách nhau 13 bậc, Cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất.
Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique… đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể: Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ; Trụ biểu dạng phù đồ (stoupa) của Phật giáo; Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu; Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể…
Điều này là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông – Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định.
Phần dưới cùng của Ưng Lăng là một dãy 37 bậc tam cấp được xây rất dốc và gấp, nối lên kiến trúc đầu tiên của lăng là cổng Tam Quan, nổi bật với lối kiến trúc uy nghiêm, bề thế. Các trụ tại khu vực cổng Tam Quan được xây dựng theo phong cách Ấn Độ giáo, cho thấy sự giao thoa văn hóa, kiến trúc Việt Ấn độc đáo.
Từ cổng Tam Quan đi tiếp 29 bậc sẽ đến khu vực Nghi Môn và sân Bái Đính, là nơi có các tượng voi ngựa, quân thần và binh lính xếp thành bốn hàng đối xứng, được trạm trổ những họa tiết tinh xảo.
Kiến trúc chính của Ứng Lăng là Cung Thiên Định, được xây dựng công phu và tinh xảo nằm ở tầng thứ 5 cao nhất, cũng là nơi chôn cất thi thể của vua Khải Định.
Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện… kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa… cũng được trang trí nơi đây.
Công trình này gồm các phần liền nhau: Hai bên là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng; Phía trước là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định; Chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua ở trên và mộ phần phía dưới; Trong cùng là khám thờ bài vị của vua.
Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920, do 2 người Pháp là P. Ducing và F. Barbedienne thực hiện theo yêu cầu của vua Khải Định.
Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một toại đạo dài gần 30 m, bắt đầu từ phía sau Bi Đình. Phía sau ngôi mộ, vầng mặt trời đang lặn như biểu thị sự mãn phần của vua.
Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của 3 bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định.
Xem tiếp...