THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
331K

Làm thế nào để giảm mồ hôi tay?

Phương Nga

Tích Cực
Đổ mồ hôi là cách cơ thể điều hòa thân nhiệt. Mặc dù ai cũng đổ mồ hôi nhưng việc bị ra mồ hôi quá nhiều sẽ gây không ít bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là ra nhiều mồ hôi tay.


Ra mồ hôi tay gây khó khăn khi cầm nắm đồ vật, lái xe, chơi thể thao và khiến nhiều người ngại phải bắt tay người khác.

Nếu thường xuyên đổ mồ hôi tay và/hoặc đổ mồ hôi nhiều ở các khu vực khác của cơ thể ngay cả khi không vận động mạnh và thời tiết mát mẻ thì rất có thể bạn bị chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) - tình trạng mà cơ thể ra mồ hôi nhiều hơn mức cần thiết để làm mát. Đây là một vấn đề khó chịu nhưng có rất nhiều cách để kiểm soát mồ hôi tay nói riêng và chứng tăng tiết mồ hôi nói chung.

Các nguyên nhân gây ra mồ hôi tay​


Ở những người bị tăng tiết mồ hôi, các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, khiến cho cơ thể ra mồ hôi nhiều hơn bình thường. Hiện tượng đổ mồ hôi diễn ra cả khi nhiệt độ xung quanh không hề cao và không hoạt động thể chất. Tình trạng ra nhiều mồ hôi có thể xảy ra trên toàn cơ thể hoặc chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định như nách hay bàn tay.

Mức độ ra mồ hôi tay thường tăng lên khi bị căng thẳng, lo âu. Mồ hôi thường ra chủ yếu ở lòng bàn tay và các ngón tay nhưng cũng có thể ra xảy ra ở cả bàn tay.

Tăng tiết mồ hôi có thể là do di truyền nhưng đôi khi đây là dấu hiệu của một tình trạng hay vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Mãn kinh
  • Hạ đường huyết
  • Cường giáp
  • Nhồi máu cơ tim, đột quỵ
  • Vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như bệnh Parkinson
  • Các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh lao hoặc nhiễm khuẩn huyết

Nếu tăng tiết mồ hôi là do một bệnh lý gây ra thì thường sẽ đi kèm các dấu hiệu, triệu chứng khác. Nên đi khám nếu bị ra nhiều mồ hôi kèm theo ớn lạnh, đau ngực, buồn nôn, choáng váng hoặc sốt. Cũng nên đi khám nếu tình trạng đổ nhiều mồ hôi ngày càng nặng hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Các nguyên nhân khác cũng có thể gây tăng tiết mồ hôi:

  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Rối loạn sử dụng rượu hoặc nghiện ma túy

Các biện pháp khắc phục tại nhà​


Có nhiều cách đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà để giảm mồ hôi. Tuy nhiên, nếu các phương pháp này gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng thì phải ngừng ngay.

Ngoài ra, nếu đi khám thì cần cho bác sĩ biết về tất cả các phương pháp điều trị tại nhà đang sử dụng.

Chất chống mồ hôi​


Chất chống mồ hôi là một giải pháp đơn giản mà hiệu quả để khắc phục chứng tăng tiết mồ hôi. Chất chống mồ hôi thường được sử dụng cho vùng dưới cánh tay nhưng cũng có hiệu quả đối với những vùng bị ra nhiều mồ hôi khác trên cơ thể, bao gồm cả bàn tay.

Cơ chế tác dụng của chất chống mồ hôi là chặn các lỗ chân lông để mồ hôi không chảy được lên bề mặt da.

Các chất chống mồ hôi trên thị trường có nhiều mức nồng độ thành phần hoạt tính khác nhau. Ban đầu nên thử sản phẩm có nồng độ thấp và nếu không hiệu quả thì mới chuyển sang nồng độ cao hơn.

Điều quan trọng là phải sử dụng chất chống mồ hôi đúng cách để có hiệu quả tối ưu:

  • Sử dụng chất chống mồ hôi vào buổi tối ngay trước khi đi ngủ để các thành phần có thời gian hấp thụ vào da.
  • Thoa chất chống mồ hôi lên da khô.

Baking soda​


Baking soda hay muối nở là một cách nhanh chóng và không tốn kém để giảm mồ hôi tay. Tác dụng của baking soda trong việc làm sạch, khử mùi đồ đạc và làm trắng răng đã được nhiều người biết đến nhưng ngoài ra, baking soda còn có tác dụng như chất chống mồ hôi và khử mùi. Vì baking soda có tính kiềm nên sẽ giúp giảm tiết mồ hôi và khiến mồ hôi bốc hơi nhanh chóng khỏi bề mặt da. Trộn một vài thìa cà phê baking soda với nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Xoa hỗn hợp lên bàn tay, để nguyên trong khoảng 5 phút và sau đó rửa sạch với nước.

Giấm táo​


Giấm táo giúp cho lòng bàn tay bớt ra mồ hôi và khô ráo hơn bằng cách cân bằng độ pH trên da và trong cơ thể. Bạn có thể lau lòng bàn tay bằng giấm táo và sau đó để qua đêm để có hiệu quả tốt nhất. Hoặc cũng có thể thêm 2 muỗng canh giấm táo vào chế độ ăn uống hàng ngày. Pha giấm táo với mật ong và nước hoặc với nước ép trái cây sẽ dễ uống hơn.

Lá xô thơm​


Thêm lá xô thơm (sage) vào các món ăn hoặc uống trà xô thơm có thể giúp giảm mồ hôi tay. Bạn cũng có thể cho một ít lá xô thơm khô vào túi vải và mang theo bên mình để thấm hút mồ hôi tay khi cần thiết. Đặc tính làm se của lá xô thơm giúp loại bỏ dầu thừa trên da và ngăn tiết mồ hôi. Đặc tính này còn giúp làm giảm mùi khó chịu do vi khuẩn trộn lẫn với mồ hôi tạo ra. Để có kết quả tốt nhất, hãy cho một nắm lá xô thơm vào nước rồi ngâm tay trong đó khoảng 20 phút. Một cách khác là uống trà xô thơm. Vì xô thơm là một loại thảo mộc nên nếu đang dùng thuốc thì phải nói chuyện với bác sĩ trước khi uống loại trà này để đảm bảo không xảy ra tương tác thuốc.

Tránh các yếu tố gây ra mồ hôi tay​


Thời tiết nóng, lo âu, căng thẳng và một số loại đồ ăn, thức uống có thể khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi.
Hãy theo dõi để xác định các yếu tố khiến tay đổ nhiều mồ hôi và cố gắng tránh các yếu tố đó để hạn chế ra mồ hôi.
Một số thành phần trong chế độ ăn uống có thể gây đổ mồ hôi gồm có:

  • Bột ngọt (MSG)
  • Caffeine
  • Một số loại gia vị
  • Rượu bia

Khi nào cần đi khám?​


Nên đi khám nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả hoặc nếu tình trạng tăng tiết mồ hôi đi kèm các triệu chứng khác.

Để chẩn đoán tăng tiết mồ hôi, bác sĩ sẽ bôi dung dịch cồn và i-ốt lên tay người bệnh và rắc tinh bột ngô lên trên. Mồ hôi sẽ gây ra phản ứng và làm cho lớp bột chuyển màu xanh.

Các phương pháp điều trị y tế​


Nếu các biện pháp tự khắc phục tại nhà không có tác dụng, bác sĩ sẽ đề nghị các phương pháp điều trị y tế sau đây.

Điện di ion​


Điện di ion (iontophoresis) là phương pháp truyền dòng điện nhẹ đến khu vực bị ra nhiều mồ hôi trong khi ngâm trong nước.

Các nhà khoa học tin rằng điều này sẽ tạm thời ngăn chặn hoặc làm giảm hoạt động của các tuyến mồ hôi dưới da. Hiệu quả chỉ là tạm thời nên sẽ phải điều trị lại định kỳ.

Thuốc kê đơn​


Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng cholinergic để điều trị tình trạng tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay. Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn các thụ thể truyền tín hiệu cho tuyến mồ hôi ở bàn tay.

Oxybutynin hydrochloride là loại thuốc kháng cholinergic phổ biến nhất nhưng không được sử dụng cho những người bị bệnh tăng nhãn áp.

Thuốc kháng cholinergic có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Buồn ngủ
  • Mờ mắt
  • Chóng mặt
  • Bí tiểu
  • Lú lẫn, ảo giác
  • Tăng nhịp tim
  • Khô miệng
  • Táo bón
  • Buồn nôn

Tiêm Botox​


Tiêm Botox hay Botulinum toxin là một giải pháp phổ biến để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi. Botox tạm thời vô hiệu hóa các dây thần kinh truyền tín hiệu đến tuyến mồ hôi, nhờ đó làm giảm sự tiết mồ hôi. Phương pháp này mới chỉ được phê duyệt sử dụng cho vùng dưới cánh tay nhưng cũng có thể thực hiện cho những khu vực khác trên cơ thể dưới hình thức “ngoài hướng dẫn” (off-label). Kết quả sau tiêm chỉ là tạm thời nên sau vài tháng sẽ phải tiêm lại để duy trì hiệu quả.

Một trong những tác dụng phụ của phương pháp tiêm Botox là yếu cơ.

Phẫu thuật​


Nếu bị tăng tiết mồ hôi nghiêm trọng và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả thì có thể sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ các tuyến mồ hôi hoặc cắt hạch giao cảm – các hạch thần kinh có thể khiến cho các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức. Những phương pháp này chỉ có tác dụng ở khu vực được phẫu thuật còn những khu vực khác trên cơ thể vẫn sẽ ra mồ hôi bình thường.

Tóm tắt bài viết​


Ra nhiều mồ hôi tay là một biểu hiện của chứng tăng tiết mồ hôi. Có thể khắc phục vấn đề này bằng các phương pháp đơn giản tại nhà như dùng chất chống mồ hôi, baking soda hay giấm táo. Nếu các phương pháp này không hiệu quả thì có thể cân nhắc các phương pháp điều trị y tế như tiêm Botox, điện di ion hay phẫu thuật.

Xem tiếp...
 
Top Bottom