SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
330K

Làm thế nào để chung sống với bệnh tim bẩm sinh?

Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh Đã trả lời: Ngày 14/07/2021
Tim mạch


Chào bạn,

Đầu tiên, bạn xác định được bệnh tim bẩm sinh mà con bạn mắc phải là gì, tình trạng bệnh của bé ra sao? Từ đó mới đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả bệnh tim bẩm sinh của cháu.

Trong chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh có tím hoặc suy tim sung huyết thường tăng cân chậm hơn so với trẻ bình thường. Việc trẻ tăng từ 250 đến 300 gram/tháng trong những tháng đầu là có thể chấp nhận được.

– Trẻ thường có biểu hiện: chán ăn, nhu cầu năng lượng cao, tim đập nhanh, thở nhanh, giảm hấp thu thức ăn do thở nhanh và mệt mỏi, hay bị nhiễm trùng hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi).

– Trẻ tăng trưởng chậm do không ăn đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Thậm chí ngay cả khi có vẻ như đủ sữa bột hoặc sữa mẹ thì trẻ vẫn có thể tăng cân rất chậm do nhu cầu năng lượng cao hơn so với trẻ bình thường. Vì vậy, trẻ cần đi khám thường xuyên mỗi tháng 1 lần để theo dõi cân nặng.

Lưu ý về chế độ ăn của trẻ bị bệnh tim bẩm sinh:

– Mục tiêu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh là duy trì cân nặng. Những trẻ này thường cần ăn tăng bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ để trẻ không bị mệt khi ăn. Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sỹ có thể đặt một ống thông nhỏ từ mũi xuống dạ dày để cho bé ăn qua đường này.

– Nếu nuôi con bằng sữa bột, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại sữa thích hợp nhất với trẻ.

– Một số trẻ mắc bệnh tim sẽ gặp khó khăn khi sử dụng những loại núm thông thường. Bạn nên tìm một loại vú giả mềm hơn hoặc có các lỗ rộng hơn để sữa có thể chảy dễ dàng hơn.

– Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bạn nên bắt đầu bằng ngũ cốc, sau đó là hoa quả, rau và thịt. Không nên cho trẻ mắc bệnh này ăn quá đặc vì trẻ có thể khó nuốt. Nên ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, đừng giới hạn chất béo trong khẩu phần ăn của bé đặc biệt trong hai năm đầu.

Hãy thường xuyên cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe. Thường thì sau khi được chẩn đoán xác định bệnh tim hoặc sau phẫu thuật tim, bé nhà bạn cần được khám lại hàng tuần hoặc hàng tháng. Sau đó, số lần khám lại có thể giảm dần, khoảng 3 – 6 tháng/ lần tuỳ thuộc vào mức độ bệnh của bé.

Những trẻ có dị tật tim có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Do đó, trẻ cần được giữ gìn vệ sinh thân thể để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào máu. Trong trường hợp làm những thủ thuật gây chảy máu như cắt amidan, cắt hạch, phẫu thuật đường tiêu hoá, sinh dục, tiết niệu, lấy cao răng, nhổ răng…, trẻ cần được dùng kháng sinh đầy đủ trước khi tiến hành thủ thuật.

Hạn chế cho trẻ chơi một số hoạt động đòi hỏi gắng sức nhiều, các môn thể thao mang tính chất thi đấu đối kháng.

Sự phát triển thể chất và tinh thần của hầu hết các trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh này thường không ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của trẻ. Trong một số ít trường hợp đặc biệt, trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ. Khi đó, trẻ cần một chương trình giáo dục đặc biệt.

Phần lớn những người mắc dị tật tim bẩm sinh vẫn có thể tham gia vào rất nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Tuy vậy, khả năng gắng sức của họ có thể bị hạn chế do khả năng chịu đựng thấp. Cha mẹ cần tư vấn kỹ để con có thể lựa chọn được những việc làm phù hợp.

Xem tiếp...
 
Top Bottom