SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
61
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
506K

Làm gì để hệ tiêu hóa không quá tải mùa tiệc tất niên cuối năm

Báo điện tử Dân Trí đưa tin về chủ đề “Làm gì để hệ tiêu hóa không quá tải mùa tiệc tất niên cuối năm” ngày 9/1/2024. Để cập nhật thông tin tới khách hàng, chúng tôi sẽ trích nội dung từ Báo Dân trí để cung cấp tới bạn đọc.

Trích dẫn toàn bộ nội dung bài báo

[Những ngày gần Tết, các bữa tiệc tất niên, gặp gỡ diễn ra thường xuyên. Kiểm soát tần suất ăn uống và đảm bảo vệ sinh thực phẩm là yếu tố then chốt giúp giảm bớt “gánh nặng” cho hệ tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa bị quá tải vì đi nhiều tiệc tất niên


Thời gian cận Tết, đầu năm mới là dịp của các bữa tiệc liên hoan, tụ tập gia đình, bạn bè. Những ngày này, anh Hoàng Quân, 35 tuổi, làm truyền thông tại Hà Nội cho biết, nhận hàng chục lời mời gặp mặt cuối năm từ đối tác, đồng nghiệp, bạn bè các cấp học, nhóm đá bóng, hàng xóm cùng tầng chung cư…

Có buổi tối anh Quân phải đi đến 3 bữa tiệc. Với những buổi trùng lịch như thế, anh Quân cho hay sẽ dành từ 1-2 tiếng ở một bữa tiệc, mời rượu mọi người một lượt rồi xin phép qua bữa tiệc khác. Anh Quân chia sẻ: “Bạn bè mình thì cũng toàn người văn minh, không ai ép nhưng một năm chỉ có một lần nên mình cũng cố đi cho đủ, sau có việc còn dễ nhờ vả”.

Với tần suất ăn uống dày đặc, anh Quân cũng cho biết bản thân thường xuyên rơi vào trạng thái đầy bụng, bụng ì ạch, khó tiêu. Có thời gian bị táo bón, anh Quân không thể đi vệ sinh trong 4-5 ngày. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm trạng của anh.

Trong khi đó, anh Xuân Thắng, 46 tuổi, Bắc Ninh làm kinh doanh cho biết, anh vốn bị viêm dạ dày. Mỗi khi gần đến Tết, tình trạng này lại trở nên nghiêm trọng hơn vì những cuộc nhậu ăn ít, uống nhiều. Dù luôn “thủ” sẵn thuốc giải rượu trong người, vẫn có những lần anh uống đến mức khiến dạ dày xung huyết. Mặc dù vậy, vì đã quen với “nếp” ăn cuối năm, anh Thắng không cách nào từ chối được các cuộc vui.


Các bữa tiệc tất niên tạo “gánh nặng” cho hệ tiêu hóa.


Các bữa tiệc tất niên tạo “gánh nặng” cho hệ tiêu hóa.


Theo bác sĩ CKII Phạm Thái Sơn, Trưởng khoa Thăm dò chức năng – Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, việc ăn uống thiếu điều độ, ăn ít rau xanh, ăn nhiều thức ăn dầu mỡ và lạm dụng rượu bia vào dịp cuối năm là nguyên nhân hàng đầu khiến hệ tiêu hóa quá tải.

Những bệnh tiêu hóa thường gặp trong ngày Tết phổ biến như: chướng bụng, đầy hơi, viêm loét dạ dày; một số tình trạng nặng như ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường tiêu hóa… Nếu tình trạng này kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Lời khuyên từ chuyên gia


Bác sĩ Sơn cho biết, không có biện pháp nào hữu hiệu hơn là bản thân mỗi người cần tự kiểm soát khi tham gia những buổi tiệc.

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bác sĩ dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI cũng đưa ra các gợi ý giúp bạn không vượt quá giới hạn an toàn của sức khỏe khi tham gia các buổi tiệc cuối năm.

“Uống có chừng, dừng đúng lúc là một lưu ý quan trọng. Trong đó, nam giới không nên uống quá 2 đơn vị rượu, nữ giới không quá 1 đơn vị rượu. (1 đơn vị rượu tương đương với 1 lon bia, 100ml rượu vang, hay 25-30ml rượu mạnh). Đặc biệt bạn cũng không nên dùng các loại rượu ngâm: rễ cây, cỏ hay các động vật không rõ nguồn gốc vì có thể gây ngộ độc nguy hiểm tới tính mạng”, bác sĩ Lâm nói.

Theo bác sĩ Lâm, nếu không thể nói không, bạn có thể cố gắng hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của rượu bia đối với cơ thể bằng cách ăn nhẹ trước khi uống, uống thêm nước lọc khi đang sử dụng đồ có cồn. Đặc biệt, cần đặt ra cho bản thân một giới hạn uống, đồng thời tuân thủ theo giới hạn đó.

Điều không kém phần quan trọng bạn cũng cần lưu ý là cần ăn có chừng mực, không ăn quá no trong một bữa. Đồng thời nên cân đối giữa đường, đạm, mỡ, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt chú ý bổ sung thành phần còn thiếu trong chế độ ăn uống dịp tất niên như rau xanh và nước. Trong đó, lượng nước mỗi ngày cần ít nhất từ 1,5 – 2 lít, lượng rau xanh khoảng 400g, quả chín như: cam, bưởi, táo… từ 200-300g/ngày.

Ngoài ra bạn cũng có thể ăn thêm sữa chua để tăng cường các lợi khuẩn. Nếu bị táo bón, ngoài uống đủ nước, rau xanh, quả chín, bạn nên ăn thêm khoai lang, khoai tây cũng giúp nhuận tràng tốt. Hay khi bị rối loạn tiêu hoá, bạn có thể ăn thêm cà rốt luộc, nấu canh, để hỗ trợ tình trạng trên.

Bên cạnh đầy bụng, ăn không tiêu, bạn cũng có thể gặp rất nhiều triệu chứng của rối loạn tiêu hóa bất kỳ lúc nào. Theo bác sĩ Phạm Thái Sơn, mỗi gia đình có thể chủ động dự trữ sẵn các loại thuốc không kê đơn hỗ trợ tiêu hóa như: thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa, nước điện giải… để sử dụng khi cần.


 TCI).


Bác sĩ Phạm Thái Sơn trực tiếp thăm khám cho người bệnh (Ảnh: TCI).


Bác sĩ Sơn cũng khuyến cáo trong những trường hợp đầy bụng, khó tiêu kéo dài hoặc các triệu chứng chuyển biến nghiêm trọng, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Infobox:


Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI tiên phong ứng dụng công nghệ nội soi hiện đại trong chẩn đoán, phát hiện và xử lý các bệnh lý dạ dày – đại tràng, tiền ung thư. Đặc biệt, trong tháng 1, khi đăng ký khám tiêu hóa tại Thu Cúc TCI, khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi đến 40% phí nội soi.

Thông tin chi tiết liên hệ:

Website: Nội soi tiêu hóa ứng dụng công nghệ đột phá

Hotline: 1900 5588 92]

Nguồn: Báo Dân trí (Làm gì để hệ tiêu hóa không quá tải mùa tiệc tất niên cuối năm?)


Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Xem tiếp...
 


Viết trả lời...
Top Bottom