THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
396K

Làm đầy má hóp

Phương Nga

Tích Cực

Làm đầy má hóp là gì?​


Má hóp là một dấu hiệu lão hóa và là một trong những tình trạng không thể tránh khỏi của quá trình lão hóa. Ngoài nguyên nhân lão hóa thì việc giảm cân đột ngột, hay chế độ sinh hoạt không điều độ, dinh dưỡng không hợp lý hay một số bệnh mãn tính cũng có thể góp phần gây hóp má. Tình trạng này sẽ khiến khuôn mặt trở nên hốc hác, mệt mỏi và kém tươi tắn. Làm đầy má hóp có thể nói là một phương pháp cứu cánh tuyệt vời cho những bệnh nhân đang phải chịu đựng tình trạng này.

Ở vùng má của chúng ta có các túi mỡ, và yếu tố đầu tiên dẫn đến tình trạng má hóp là do mất mô ở các túi mỡ dưới da này. Khi chúng ta có tuổi, những khoang mỡ này sẽ dần bị phá vỡ theo thời gian, việc bị mất đi mô mềm ở những khu vực này cũng như giảm dần độ săn chắc của cơ góp phần khiến khuôn mặt trở nên chảy xệ và hóp sâu.

Yếu tố thứ hai là do xương gò má thấp tự nhiên hoặc do theo thời gian chúng ta dần bị mất đi mật độ xương ở gò má, tình trạng này càng khiến thể tích vùng mặt bị giảm nhiều hơn. Việc mất đi thể tích mô, mà điển hình là mô mỡ ở vùng mặt giữa ngoài gây ra tình trạng má bị hóp, lõm sâu, còn có thể khiến da má và vùng mặt dưới bị chảy xệ. Để khắc phục tình trạng này bệnh nhân có thể thực hiện một trong 3 kỹ thuật làm đầy má hóp phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Tiêm chất làm đầy
  • Cấy mỡ tự thân
  • Đặt miếng độn

Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng nhưng cùng một mục đích chung là làm đầy vùng má trũng sâu, định hình lại đường nét khuôn mặt để có được vẻ ngoài đầy đặn, cân đối và trẻ trung hơn.

966779 d2ba00cfee8242e5b2e8655070304a25 mv2


Đối tượng phù hợp với quy trình làm đầy má hóp​


Đối tượng phù hợp với cả 3 phương pháp này là những người có hai bên má chảy xệ, hóp sâu và không rõ đường nét do bị mất mô mềm ở vùng mặt giữa. Đây cũng là một lựa chọn phù hợp cho những bệnh nhân bị mất mô ở vùng xương gò má do chấn thương hoặc bị các dị tật bẩm sinh. Nhìn chung các phương pháp làm đầy má hóp có thể mang lại kết quả rất tuyệt cho những người không hài lòng với đường nét khuôn mặt cũng như mong muốn có vùng xương gò má và hai bên má đầy đặn hơn.

Kỹ thuật làm đầy má hóp bằng tiêm filler​


3 kỹ thuật được sử dụng để làm đầy má hóp rất khác nhau do đó quan trọng là bệnh nhân phải tham vấn với bác sĩ trình độ chuyên môn về thẩm mỹ khuôn mặt để xác định phương pháp phù hợp nhất với tình trạng và mục tiêu cá nhân của mình. Những lý do bạn muốn thực hiện quy trình này, loại da của bạn, cấu trúc gương mặt và kỳ vọng là tất cả những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định kỹ thuật nào phù hợp nhất với bạn.

Tiêm filler có thể nói là kỹ thuật đơn giản nhất trong làm đầy má hóp. Các loại filler được làm từ các vật liệu khác nhau và có độ dày khác nhau, tùy theo độ dày của từng loại filler mà nó có thể được tiêm vào vùng da tương ứng. Filler càng dày thì càng được tiêm sâu vào trong da để làm đầy da hiệu quả hơn. Các loại filler cũng có thể được phân loại theo thời gian duy trì hiệu quả. Một số có kết quả lâu dài trong vài năm, một số chỉ cho kết quả tạm thời từ 9 – 12 tháng. Ở vùng mặt, bệnh nhân có thể sử dụng nhiều loại filler để tiêm làm đầy, tuy nhiên cụ thể với vùng má thì có 4 loại phổ biến nhất và được các bác sĩ đánh giá là hiệu quả và phù hợp nhất bao gồm:

  • Juvederm Voluma® XC: là filler axit hyaluronic giúp nâng và tạo đường nét cho hai bên má trong đến 2 năm
  • Restylane Lyft: Cũng là filler axit hyaluronic giúp làm đầy má trong 12 tháng
  • Radiesse: được tạo thành từ các hạt canxi hydroxylapatite (CaHA) dưới dạng gel, có thể duy trì kết quả lên đến 1 năm (đối khi còn lâu hơn vì nó kích thích sản sinh collagen)
  • Sculptra: là một loại filler từ axit poly-L-lactic (PLLA), cũng giúp kích thích sản sinh collagen thay thế mô vùng mặt bị teo ngót, kết quả có thể giữ được đến tối đa 3 năm

Lưu ý trước khi tiêm​


Trước khi tiêm filler làm đầy má hóp, bệnh nhân nên tránh dùng thuốc làm loãng máu và thuốc chống viêm trong 2 tuần trước khi tiêm. Bao gồm tránh các loại thuốc giảm đau không kê đơn, các loại vitamin bổ sung cũng như các sản phẩm như Aspirin®, Vitamin E, omega 3, Ibuprofen, Motrin, Advil, Aleve và các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid khác. Ngoài ra cũng cần tránh uống rượu ít nhất 24 giờ trước khi thực hiện thủ thuật và nên hủy tiêm filler nếu bị bùng phát mụn trên mặt. Bệnh nhân cũng được khuyên nên ăn thực phẩm lành mạnh và uống nhiều nước trước khi đến tiêm để tránh cảm giác buồn nôn hoặc chóng mặt trong quá trình tiêm.

Untitled


Quy trình tiêm​


Đầu tiên bác sĩ sẽ đánh giá và xác định các vùng cần tiêm, sau đó có thể chườm đá hoặc bôi kem gây tê để giảm khó chịu cho bệnh nhân trong quá trình thực hiện. Một khi bệnh nhân đã cảm thấy thoải mái bác sĩ sẽ cần thận tiêm từng lượng nhỏ filler vào các vùng má hóp, tùy theo tình trạng và hình dạng khuôn mặt của từng người mà có thể kết hợp tiêm vào vùng xương gò má dưới mắt để đẩy cao xương gò má, tạo nét cho khuôn mặt và tạo đường chuyển tiếp tự nhiên mịn mượt giữa vùng dưới mắt và gò má. Trường hợp vùng dưới gò má (submalar) bị hóp sâu, bác sĩ cũng sẽ tiêm vào vùng này để tăng thêm mô mềm tạo đôi má đầy đặn, trẻ trung hơn, đồng thời tiêm cả vào hai bên nếp gấp mũi má để xóa nếp nhăn. Tùy từng trường hợp khuôn mặt bệnh nhân mà bác sĩ có thể điều chỉnh vị trí tiêm sao cho phù hợp nhất, mục tiêu là tạo nét cho gương mặt, loại bỏ má hóp mang đến vẻ ngoài trẻ trung, thanh thoát. Trong quá trình tiêm bác sĩ sẽ hạn chế tối đa vị trí đâm mũi tiêm nhiều nhất có thể, đồng thời vừa tiêm vừa matxa để dàn đều filler.

Việc tiêm để tăng thể tích mô vào vùng mặt giữa cũng sẽ giúp cải thiện các nếp gấp dưới mắt và rãnh lệ. Nếu chỉ tập trung tiêm vào các rãnh mũi má và vùng mặt dưới thì sẽ không đạt được kết quả cải thiện đầy đủ vì vùng chính trên khuôn mặt bị lão hóa là vùng giữa mặt giữa lại không được xử lý. Nếu xử lý chính xác vùng mặt giữa thì thường vùng đường viền quai hàm và tình trạng má chảy xệ cũng sẽ được cải thiện. Do đó việc làm đầy má hóp sẽ giúp khôi phục lại sự cân đối cho khuôn mặt, tạo hiệu ứng gương mặt được nâng lên trông thư thái, trẻ trung và tự nhiên hơn.

Hồi phục sau tiêm filler​


Quy trình tiêm filler diễn ra trong khoảng 20 – 30 phút cho cả hai bên má. Sau khi tiêm bệnh nhân có thể chỉ bị sưng nhẹ hoặc bầm tím ở xung quanh vị trí tiêm trong 2 – 3 ngày, trong hầu hết các trường hợp có thể hoàn toàn hồi phục ổn định sau 7 – 10 ngày, mặc dù khoảng thời gian này sẽ còn phụ thuộc vào loại filler được sử dụng, loại da bệnh nhân cũng như các yếu tố khác liên quan tới từng người. Với các loại filler HA bệnh nhân sẽ thấy được hiệu quả làm đầy ngay lập tức, tuy nhiên với các loại filler làm đầy mô qua cơ chế kích thích sản sinh collagen như Sculptra, bệnh nhân có thể mất vài tuần mới thấy được kết quả. Để thoải mái bệnh nhân có thể nghỉ ngơi 1 -2 ngày rồi đi làm trở lại cũng như quay lại thói quen sinh hoạt bình thường.

Làm đầy má hóp bằng tiêm mỡ tự thân​


Đối với cấy mỡ tự thân, ngoài gặp phải tình trạng má hóp, khuôn mặt thiếu đường nét thì đối tượng phù hợp cần phải là người có nguồn cung cấp các tế bào mỡ tốt có thể được thu lấy một cách dễ dàng và an toàn để cấy chuyển vào vùng má. Ngoài ra bệnh nhân cũng không nên quá gầy và bị rối loạn đông máu hoặc rối loạn chuyển hóa lipid, hay bị các bệnh mạn tính nặng hoặc nhiễm trùng cấp tính.

Lưu ý trước khi tiêm mỡ​


Để chuẩn bị cho quy trình tiêm mỡ bệnh nhân nên ngừng hút thuốc ít nhất 4 tuần trước khi phẫu thuật và tiếp tục cai thuốc ít nhất 2 tuần sau đó. Bệnh nhân cũng được khuyên nên tránh tất cả các loại thuốc chống viêm hoặc những thuốc có chứa aspirin trong 2 tuần trước phẫu thuật và tránh uống rượu hoặc thuốc suyễn trong ít nhất 2 ngày trước phẫu thuật. Không uống thuốc điều trị tuyến giáp trong ngày phẫu thuật và hạn chế ăn uống các sản phẩm chứa caffein từ đêm trước hôm phẫu thuật. Để tạo điều kiện giúp quy trình có nhiều cơ hội thành công bác sĩ có thể kê các sản phẩm bổ sung hàng ngày như Arnica và vitamin C trong 14 ngày trước và sau phẫu thuật.

cay mo ma hop 2


Quy trình thực hiện​


Quy trình tiêm mỡ tự thân để làm đầy má hóp sẽ gồm 2 công đoạn.

Công đoạn hút mỡ: bác sẽ sẽ gây tê vùng lấy mỡ và hút mỡ ra từ các vị trí như đùi, bụng hoặc hông … Mỡ được hút ra sẽ được đem đi xử lý, tinh lọc để chọn ra các tế bào mỡ khỏe mạnh, khả thi nhất.

Công đoạn tiêm mỡ: sau khi sát trùng và gây tê vùng điều trị, bác sĩ sẽ tiêm mỡ vào bằng cách dùng ống tiêm chuyên dụng. Kỹ thuật tiêm mỡ để làm đầy má hóp cũng giống như tiêm filler, tuy nhiên bác sĩ sẽ dùng kim cannula đầu cùn đưa vào qua các đường rạch nhỏ hoặc các lỗ đâm nhỏ từ kim tiêm trước đó, sau đó tiêm mỡ thành những giọt nhỏ nhiều lớp vào các khoang mỡ sâu của má để làm đầy các vùng má hóp. Bằng cách sử dụng kỹ thuật tiêm giọt nhỏ này, mỡ tiêm vào sẽ có cơ hội nhận được nguồn cung cấp máu cao hơn để tồn tại.

Hồi phục sau tiêm mỡ​


Quá trình tiêm mỡ làm đầy má hóp diễn ra trong khoảng gần 1 tiếng. Sau khi tiêm xong bệnh nhân sẽ cần phục hồi ở hai vị trí lấy mỡ và tiêm mỡ. Cả hai đều có thể bị sưng và bầm tím tạm thời, tuy nhiên thường bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn sau khoảng 5 – 10 ngày, có thể trở lại làm việc và tiếp tục hầu hết các hoạt động hàng ngày bình thường sau 48 tiếng trừ các hoạt động mạnh. Mỡ tiêm vào sau một thời gian sẽ bị tiêu đi một phần và sau khoảng 3 tháng bệnh nhân có thể đánh giá lại xem có cần tiêm bổ sung hay không. Bù lại kết quả tiêm mỡ sẽ duy trì vĩnh viễn và tự nhiên, không giống như filler chỉ là tạm thời.

Làm đầy má hóp bằng phẫu thuật độn má​


Làm đầy má hóp bằng miếng độn là một quy trình phẫu thuật thẩm mỹ mang lại hiệu quả vĩnh viễn và có thể hi vọng đạt được độ làm đầy đáng kể cho vùng má hóp cũng như mang lại kết quả thay đổi ấn tượng. Quy trình này lý tưởng cho những bệnh nhân bị mất mô mềm ở vùng giữa mặt do tuổi tác cũng như những người có xương gò má thấp, hay cấu trúc má hẹp tự nhiên hoặc có dị tật bẩm sinh. Trên thực tế, người ta thường kết hợp quy trình đặt miếng độn má với các phương pháp làm đầy bằng mô mềm như cấy mỡ tự thân để xử lý tình trạng má hóp, khôi phục lại nét hài hòa và tự nhiên nhất cho khuôn mặt.

Để chuẩn bị bệnh nhân cũng cần ngừng hút thuốc ít nhất 4 tuần trước khi phẫu thuật. Ngoài ra trong 2 tuần trước, cần tránh tất cả các loại thuốc aspirin, thuốc chống viêm và thảo dược có thể gây loãng máu, đồng thời tránh uống rượu trong 2 ngày, tránh ăn và uống 6 giờ trước khi thực hiện.

Vật liệu miếng độn má​


Miếng độn má có nhiều vật liệu khác nhau tuy nhiên loại thường được sử dụng phổ biến nhất là silicon rắn, Gore-Tex – được làm từ nhựa PTFE giãn nở và Medpor. Medpor được làm từ polyethylene xốp mà theo thời gian sẽ hợp nhất vào xương. Mặc dù loại vật liệu này có thể mang lại kết quả trông tự nhiên hơn và ít có nguy cơ hơn cho bệnh nhân trong thời gian dài so với các loại vật liệu khác, nhưng trên thực tế việc Medpor hợp nhất vào xương có thể gây ra vấn đề nếu bệnh nhân muốn tháo bỏ miếng độn ra trong tương lai.

Hình dạng miếng độn​


B9780323074001000105 f3ac


Miếng độn má có 3 hình dạng khác nhau dùng cho những vị trí đặt khác nhau:

  • Submalar implant – những miếng độn này có hình dạng phù hợp để nâng phần phía dưới của vùng mặt giữa;
  • Malar implant – những miếng độn này có hình dạng phù hợp để có thể đặt trực tiếp lên xương gò má, tạo độ nhô cao hơn cho xương gò má.
  • Combined implant – những miếng độn này kết hợp cả hai loại trên, tăng độ nhô cho cả phần xương gò má và phần má bên dưới

Quy trình thực hiện​


Đầu tiên bác sĩ sẽ thảo luận về chất liệu miếng độn với bệnh nhân, việc lựa chọn chất liệu gì sẽ phụ thuộc vào sở thích và cân nhắc của từng người. Bác sĩ cũng sẽ giúp bệnh nhân quyết định vị trí đặt vết mổ, có thể là ở trong miệng, bên trong mí mắt dưới hoặc đường viền chân tóc.

Để bắt đầu bác sĩ sẽ cẩn thận vẽ các đường dọc theo hai bên má để xác định vị trí đặt miếng độn phù hợp nhất và cắt gọt miếng độn sao cho có hình dạng phù hợp. Sau đó bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ kết hợp tiền mê. Bác sĩ rạch một đường khoảng 2cm ở vị trí đã định trước, sau đó bóc tách mô mềm, cẩn thận để tiếp cận đến vùng xương gò má, tạo khoang chứa và chèn miếng độn vào vị trí. Miếng độn rất dẻo nên có thể chèn dễ dàng qua vết mổ nhỏ. Trong một số trường hợp sau khi đã ổn định miếng độn trong khoang chứa, bác sĩ có thể dùng ốc vít để cố định nó vào xương. Cuối cùng khâu đóng vết mổ bằng chỉ khâu và băng lại nếu cần.

Hồi phục sau khi độn má​


Sau khi thực hiện, ngoài các tác dụng phụ nhẹ như sưng tấy hoặc bầm tím, bệnh nhân có thể bị tê hoặc chảy máu xung quanh các khu vực được điều trị cũng như vị trí vết mổ và khó nói chuyện hoặc cười trong vài tuần sau đó. Tuy nhiên những tình trạng này theo thời gian sẽ hết. Thời gian đầu ngoài việc nên hạn chế hoạt động bệnh nhân cần tránh ngủ úp mặt trong ít nhất 6 đến 8 tuần để tránh gây chấn thương cho vùng đặt miếng độn cũng như vết khâu. Thời gian hồi phục cũng sẽ lâu hơn so với hai phương pháp còn lại và bệnh nhâu cũng lâu trở lại bình thường hơn, tối đa 6 tháng mới ổn định hoàn toàn.

Rủi ro và biến chứng có thể gặp phải sau khi làm đầy má hóp​

  • Với tiêm chất làm đầy, việc tiêm có thể gây đỏ da, bầm tím và sưng tấy nhẹ tạm thời, nhưng trong những trường hợp hiếm gặp, filler cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như ban đỏ, hoại tử da, nhiễm trùng, trong một số báo cáo còn có tình trạng loạn cảm và tổn thương thần kinh dưới ổ mắt. Các vấn đề khác nữa bao gồm nổi u cục, nốt sần, phù nề má.
  • Với tiêm mỡ tự thân, bệnh nhân có thể bị đau nhức, bầm tím, đỏ, sưng quanh vùng mắt và má. Tuy nhiên những tác dụng phụ này chỉ ở mức tối thiểu và hầu hết sẽ giảm sau 2 tuần. ngoài ra còn có các biến chứng nghiêm trọng hơn khác như sưng nề kéo dài, hai bên má không cân xứng và hoại tử mỡ.
  • Với phẫu thuật đặt miếng độn, tác dụng phụ và biến chứng được báo cáo nhiều nhất sau khi thực hiện quy trình này là miếng độn bị nhiễm trùng hoặc bị dịch chuyển. Nếu gặp phải một trong các tình trạng này, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật lại.

Các câu hỏi thường gặp​

1. Tiêm Restylane hoặc Botox có làm cho gò má cao lên được không?


Gò má em rất phẳng nhưng mà em mới 23 tuổi thôi nên không muốn phẫu thuật. Nếu tiêm filler Restylane hoặc Botox thì có làm cho gò má cao hơn được không? Khi filler tan đi thì liệu má có bị chảy xệ không?

2. Nên tiêm gì để làm đầy má hóp?


Hai má tôi bị hóp. Trước đây tôi có tiêm Restylane nhưng chỉ được một thời gian ngắn là má lại trở về như cũ. Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi một giải pháp để làm đầy má lâu dài hơn.

Xem tiếp...
 
Top Bottom