MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
698K

Lãi suất tăng có thể xóa sổ các công ty 'zoombie' tại Nhật


Chủ nhật, 24/3/2024, 23:31 (GMT+7)


Việc Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm có thể khiến các công ty "zoombie" phải đóng cửa sau giai đoạn chính sách tiền tệ siêu nới lỏng.

Khái niệm "zoombie" hay còn gọi là các công ty xác sống ám chỉ các doanh nghiệp vật lộn tồn tại chỉ để trả nợ. Số này tăng mạnh sau giai đoạn Covid-19, do chính phủ cung cấp gói kích thích tài chính khổng lồ cho các công ty nhỏ và vừa.

Hôm 19/3, Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm. Mức lãi được Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) duy trì quanh mức 0%, và những đợt tăng lãi tiếp theo có thể diễn ra. Động thái này sẽ khiến các công ty zombie đối mặt với chi phí vay cao hơn, kéo theo tình trạng phải đóng cửa và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, điều này không hẳn là tiêu cực.

Koichi Fujishiro, nhà kinh tế cấp cao tại Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life cho biết, sự phá sản của các doanh nghiệp thua lỗ có thể thúc đẩy người lao động của họ tìm kiếm cơ hội tốt hơn trong các ngành đang phát triển. Việc này cũng "tiếp thêm sinh lực" cho nền kinh tế.

Theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu tín dụng Teikoku Databank, số lượng công ty xác sống tại Nhật hiện khoảng 251.000 doanh nghiệp, tăng 30% so với một năm trước đó. Đây là mức cao nhất kể từ 2011. Xét theo ngành, bán lẻ có số lượng công ty "zoombie" lớn nhất, gần 30%. Kế tiếp là lĩnh vực vận tải và viễn thông, hơn 23%.

Các vụ phá sản ngày càng gia tăng trên khắp Nhật Bản, do họ phải hoàn trả các khoản vay theo chương trình cứu trợ đại dịch của chính phủ, giá nguyên vật liệu và chi phí lao động cao.

Theo một công ty nghiên cứu tín dụng khác, Tokyo Shoko Research, số tập đoàn phá sản vào năm 2023 đã tăng 35% so với một năm trước đó, lên 8.690 doanh nghiệp. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1992.

BOJ thực hiện nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ vào năm 2013, nhằm chấm dứt tình trạng giảm phát kéo dài của Nhật Bản. Ba năm sau đó, họ áp lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và đưa ra chương trình kiểm soát đường cong lợi suất. Theo đó, lãi suất dài hạn được giữ ở mức cực thấp.

Những chính sách như vậy đã khiến gánh nặng trả lãi gần như không đáng kể. Trong khi đó, chính phủ tạo điều kiện tái cấp vốn cho các doanh nghiệp nhỏ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và các biện pháp kích thích trong thời kỳ Covid-19.

Osamu Naito, người đứng đầu cuộc khảo sát về các công ty "zombie", cho biết tình trạng thiếu lao động hiện tại ở Nhật Bản có thể giúp bù đắp một số tác động tiêu cực nếu vỡ nợ tại các doanh nghiệp này xảy ra.

"Chúng tôi đang chứng kiến nhiều trường hợp công ty thuê nhân viên của đối thủ đã phá sản, như một biện pháp để có đủ lao động", ông nói.

Trong khi đó, các ngân hàng và tổ chức tài chính khác sẽ được hưởng lợi từ việc BOJ tăng lãi suất. Điều này đồng nghĩa cho phép họ tăng lợi nhuận bằng cách nâng lãi suất cho vay.

Sau quyết định tăng lãi suất của ngân hàng trung ương hôm 19/3, ba ngân hàng thương mại lớn nhất Nhật Bản là MUFG Bank, Sumitomo Mitsui Banking và Mizuho Bank, cũng lên kế hoạch nâng lãi suất tiết kiệm.

Saisuke Sakai, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Mizuho Research & Technologies, cho biết việc BOJ quyết định thay đổi chính sách có nghĩa là nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng quyết định mới nhất của BOJ sẽ "chỉ là bước đầu tiên" trong loạt động thái hướng tới bình thường hóa chính sách tiền tệ của mình, với nhiều đợt tăng lãi suất dự kiến sẽ diễn ra.

"Tác động tổng thể đến các doanh nghiệp sẽ bị hạn chế do mức độ thay đổi chính sách không quá triệt để (tại thời điểm hiện tại), nhưng các công ty vừa và nhỏ sẽ khó tồn tại hơn", Saisuke bình luận. Thay vào đó, các công ty có thể góp phần vào tăng trưởng kinh tế thông qua đổi mới công nghệ.

Quỳnh Trang (Theo Japan Times)

Xem tiếp...
 
Top Bottom