BS An Giang
Fan Cứng
Dual-plane là kỹ thuật đặt phần trên túi độn dưới cơ, còn phần dưới thì dưới mô vú, kết hợp ưu điểm và hạn chế nhược điểm của hai vị trí đặt túi độn ngực
Một trong những điều quan trọng nhất cần trao đổi trước mỗi ca nâng ngực là vị trí đặt túi ngực, cụ thể hơn là vị trí của túi độn ngực so với cơ ngực lớn: bên trên hay bên dưới cơ. Về căn bản, hai bầu ngực là hai khối mô mềm, gồm mỡ, các tuyến, mô liên kết, hệ bạch huyết, mạch máu... nằm bên trên cơ ngực lớn.
Có ba lựa chọn dành cho bạn:
Mỗi phương án có ưu và nhược điểm riêng, trong đó phương án dual-plane nhìn chung có thể trung hòa những ưu khuyết điểm của hai kỹ thuật cũ kia.
Hiểu đơn giản là với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ rạch và tách mô (bầu vú) khỏi lớp cơ bên dưới, sau đó chèn túi độn vào giữa cơ ngực lớn và mô, rồi khâu kín lại. Các thao tác không chạm tới tuyến sữa nên không ảnh hưởng tới khả năng cho con bú, cơ cũng không bị tác động trực tiếp.
Kiểu đặt túi này có thể kéo ngực lên đối với ngực sa trễ nhẹ. Tuy nhiên, túi độn chỉ được đỡ bằng mô mềm, vì vậy theo thời gian trọng lực có thể kéo cả túi độn và mô ngực xuống dưới. Bệnh nhân cũng phải có mô vú đủ dày để bao bọc túi độn, nếu thành vú quá mỏng sẽ dẫn đến biến chứng gợn sóng (lộ gợn sóng của túi độn) ở ngoài da.
Cơ ngực lớn là cơ rộng, dày, hình quạt bao phủ lên phần trên thành ngực. Ở giữa ngực thì cơ này bám vào xương ức và các sụn sườn 1-6, ở phía trên thì bám vào 2/3 xương đòn, ở hai bên thì bám vào phần rãnh nhị đầu (cánh tay). Còn một mặt ở vùng mạn sườn, hay vùng hướng về phía nách thì không bám vào đâu cả. Bác sĩ có thể lợi dụng điểm này để luồn túi độn ngực xuống bên dưới cơ để nâng ngực. Túi độn sẽ nằm một phần bên dưới cơ, một phần lộ ra bên ngoài, cơ và mô vú không bị tách khỏi nhau.
Biện pháp này giúp túi độn được cơ nâng đỡ, không bị trọng lực kéo xuống dưới. Có lớp cơ bao bọc cũng giúp bầu ngực nhìn tròn đầy, mềm mại hơn mà không sợ bị lộ gợn sóng. Tuy nhiên, cơ ngực có thể ép túi ngực lên cao, khiến bầu vú mất cân đối. Chưa kể, khi bạn vận động cơ, túi độn sẽ bị chèn ép và đôi khi có thể bị trượt dần ra về phía nách, vừa tạo ra hình dáng ngực kỳ lạ, vừa làm rộng rãnh ngực.
Kỹ thuật này kết hợp những ưu điểm của hai kỹ thuật trên, đồng thời hạn chế các khuyết điểm của chúng. Về căn bản, túi độn vẫn sẽ được đặt bên dưới cơ, nhưng kỹ thuật này sẽ giải phóng phần rìa dưới của cơ ngực lớn, tức phần cơ ngực bám vào xương sườn sẽ được tách ra. Không chỉ thế, mô ngực và cơ ngực lớn cũng sẽ được tách khỏi nhau. Khi đó cơ ngực không bám được vào bên dưới, cũng không gắn với mô, nó sẽ co lên trên. Điều này cho phép túi ngực “tràn” ra đằng trước và lấp đầy bầu ngực dưới, giúp bầu ngực và núm vú được nâng nhẹ. Tùy vào mức độ bóc tách của cơ và mô mà kỹ thuật này được chia làm 3 loại.
Ưu điểm
Nhược điểm:
Phẫu thuật nâng ngực là phẫu thuật xâm lấn, nhìn chung chắn chắn sẽ gây khó chịu và đau ở những mức độ khác nhau. Phẫu thuật đặt dưới mô sẽ ít đau hơn, vì kỹ thuật đặt dưới cơ có khả năng động đến xương sườn nhạy cảm.
Tuy nhiên theo dữ liệu lớn nhất từng thu thập được về cơn đau hậu phẫu, thì bệnh nhân làm dual-plane đa phần hồi phục sau 24 giờ mà không cần dùng thuốc giảm đau gây ngủ hay bơm giảm đau. Ngoài ra, bác sĩ với tay nghề cao và phẫu thuật cẩn thận, tránh tác động lên xương sườn, kiểm soát chảy máu tối đa, có thể hạn chế tổn thương cơ ở mức thấp nhất và từ đó hạn chế đau.
Bệnh nhân cũng sẽ được cho sử dụng các loại thuốc giảm đau. Đa số bệnh nhân sau khi làm dual-plane có thể tự ra ngoài ăn tối, tắm rửa và làm vệ sinh cá nhận ngay trong đêm sau phẫu thuật. Bệnh nhân mô tả cảm giác sau phẫu thuật là “căng”, “bị chèn ép”, “nhức” hoặc “giống như vừa tập một bài luyện tập nặng”. Bệnh nhân làm phẫu thuật đặt túi độn dưới mô sẽ bớt thấy bị căng tức và đau hơn kỹ thuật dual-plane, nhưng cả hai nhóm đều hồi phục sau 24 giờ. Tất nhiên có những trường hợp ngoại lệ, nhưng khác biệt không đáng kể, thường chỉ chênh 1-2 ngày và không có hậu quả gì nghiêm trọng.
Một trong những bước quan trọng nhất trước bất kỳ ca phẫu thuật nào chính là phần tư vấn. Bệnh nhân trong những buổi tư vấn trước ngày phẫu thuật cần đảm bảo nắm rõ về ca phẫu thuật mà mình sẽ trải qua, những rủi ro có thể có, kết quả có thể đạt được, cần làm những gì để chuẩn bị...
Kỹ thuật dual-plane có thể được thực hiện với bất kỳ đường rạch ở bất kỳ vị trí nào, nhưng rạch ở nếp gấp chân vú sẽ giúp quan sát và kiểm soát khoang đặt túi độn tốt nhất. Cụ thể là rạch từ đường chân vú thì không cần tách cơ và mô vú ngay lập tức, cho phép bác sĩ kiểm soát mức độ bóc tách của hai lớp này. Nếu sử dụng đường rạch quanh quầng vú, thì bác sĩ sẽ phải bóc tách ngược từ quầng vú xuống nếp gấp chân vú để rạch cơ. Điều này sẽ khiến cơ và mô vú bị tách ra như dual-plane loại II hoặc loại III, trong khi có thể bệnh nhân chỉ cần dual-plane loại I.
Bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi tiến hành phẫu thuật, tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được phẫu thuật khi gây tê và phải có sự quan sát của bác sĩ gây mê-gây tê.
Các bước khử trùng đã được thực hiện từ trước, khi bệnh nhân đã sẵn sàng, ca phẫu thuật sẽ bắt đầu. Quy trình chung của kỹ thuật dual-plane là:
Bệnh nhân sẽ được cho ra về với những chỉ dẫn cụ thể. Hãy đảm bảo bạn có phương tiện đưa đón hoặc người giúp bạn về, đừng tự lái xe sau phẫu thuật. Lịch tái khám sẽ được sắp xếp vào ngày thứ 2 sau phẫu thuật, sau 3 tuần, sau 3 tháng và 1 năm. Đi tái khám đầy đủ và đúng lịch để bác sĩ theo dõi quá trình hồi phục, phát hiện và can thiệp khi có dấu hiệu bất lợi.
Ngay sau phẫu thuật, bệnh nhân được băng vết mổ, có thể có ống dẫn lưu hoặc không. Bạn cần trao đổi cụ thể với bác sĩ của bạn về cách tự chăm sóc ống dẫn lưu. Ống dẫn thường được rút sau 1-2 tuần. Bạn sẽ được kê thuốc giảm đau và kháng sinh, đảm bảo sử dụng đúng chỉ dẫn. Khi ra về bằng xe hơi, bạn nên chuẩn bị gối hoặc khăn để chèn giữa đai an toàn và ngực mới phẫu thuật. Nếu bị đau thì dùng thuốc, nếu bị đau quá mức thì nên thông báo cho bác sĩ.
Trong 48 giờ đầu tiên, cơ thể bạn vẫn đang thích ứng với túi độn ngực. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng nhẹ (38,3 độ). Da quanh ngực có thể bị ửng hồng hoặc đỏ. Đây không phải dấu hiệu nhiễm trùng mà là phản ứng của cơ thể. Nếu nhiệt độ không hạ hoặc da không bớt đỏ sau 48 tiếng thì hãy gọi cho bác sĩ, nếu cơ thể quá nóng (> 38,3 độ) thì lập tức liên lạc với bác sĩ.
Bạn có thể vận động ngay sau khi phẫu thuật, thậm chí bác sĩ sẽ yêu cầu bạn vận động nhẹ. Những động tác như nâng hạ cánh tay nhẹ nhàng và từ từ, tự làm các công việc chăm sóc bản thân như rửa tay, rửa mặt, chải tóc... Đi lại và vận động nhẹ nhàng mỗi giờ là điều nên làm. Bạn có thể đi ngủ, tất nhiên là tránh ngủ úp sấp hoặc nghiêng người để không tì đè lên mô ngực, cản trở lưu thông máu. Sau khi tỉnh dậy thì nên tiếp tục di chuyển và vận động nhẹ. Tuy nhiên, phải tuyệt đối tránh các động tác mạnh hoặc khiến bạn phải sử dụng cơ ngực nhiều.
Không nên làm những việc như:
Những hoạt động này nên được để lại đến sau 4-6 tuần kể từ khi làm phẫu thuật, và nên được bác sĩ đồng ý trước.
Bạn có thể tắm rửa, tuy nhiên nên tránh làm ướt băng gạc và vết mổ trong vòng 48 giờ đầu. Hoặc bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hãy tránh đi tắm bể bơi, ngâm bồn... trong ít nhất 6 tuần để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Nếu muốn dùng kem khử mùi, các loại kem bôi... lên hoặc gần vết mổ thì hãy trao đổi trước với bác sĩ.
Bạn có thể được cung cấp áo định hình để mặc trong 1-3 tháng. Nếu bác sĩ không cho dùng thì bạn có thể chọn một chiếc áo ngực mềm, ôm vừa vặn (tránh mặc quá chật hoặc quá lỏng) để hỗ trợ nâng đỡ ngực trong 6 tuần sau phẫu thuật. Bạn có thể mặc ngay cả khi đi ngủ và tránh các loại áo có gọng sắt.
Hãy liên lạc ngay với bác sĩ nếu:
Xem tiếp...
Kỹ thuật Dual-plane là gì?
Một trong những điều quan trọng nhất cần trao đổi trước mỗi ca nâng ngực là vị trí đặt túi ngực, cụ thể hơn là vị trí của túi độn ngực so với cơ ngực lớn: bên trên hay bên dưới cơ. Về căn bản, hai bầu ngực là hai khối mô mềm, gồm mỡ, các tuyến, mô liên kết, hệ bạch huyết, mạch máu... nằm bên trên cơ ngực lớn.
Có ba lựa chọn dành cho bạn:
- Đặt túi ngực dưới mô và bên trên cơ
- Đặt túi ngực hoàn toàn bên dưới cơ
- Đặt túi ngực một phần dưới mô, một phần dưới cơ (dual-plane)
Mỗi phương án có ưu và nhược điểm riêng, trong đó phương án dual-plane nhìn chung có thể trung hòa những ưu khuyết điểm của hai kỹ thuật cũ kia.
Đặt túi nâng ngực dưới mô
Hiểu đơn giản là với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ rạch và tách mô (bầu vú) khỏi lớp cơ bên dưới, sau đó chèn túi độn vào giữa cơ ngực lớn và mô, rồi khâu kín lại. Các thao tác không chạm tới tuyến sữa nên không ảnh hưởng tới khả năng cho con bú, cơ cũng không bị tác động trực tiếp.
Kiểu đặt túi này có thể kéo ngực lên đối với ngực sa trễ nhẹ. Tuy nhiên, túi độn chỉ được đỡ bằng mô mềm, vì vậy theo thời gian trọng lực có thể kéo cả túi độn và mô ngực xuống dưới. Bệnh nhân cũng phải có mô vú đủ dày để bao bọc túi độn, nếu thành vú quá mỏng sẽ dẫn đến biến chứng gợn sóng (lộ gợn sóng của túi độn) ở ngoài da.
Đặt túi nâng ngực dưới cơ ngực lớn
Cơ ngực lớn là cơ rộng, dày, hình quạt bao phủ lên phần trên thành ngực. Ở giữa ngực thì cơ này bám vào xương ức và các sụn sườn 1-6, ở phía trên thì bám vào 2/3 xương đòn, ở hai bên thì bám vào phần rãnh nhị đầu (cánh tay). Còn một mặt ở vùng mạn sườn, hay vùng hướng về phía nách thì không bám vào đâu cả. Bác sĩ có thể lợi dụng điểm này để luồn túi độn ngực xuống bên dưới cơ để nâng ngực. Túi độn sẽ nằm một phần bên dưới cơ, một phần lộ ra bên ngoài, cơ và mô vú không bị tách khỏi nhau.
Biện pháp này giúp túi độn được cơ nâng đỡ, không bị trọng lực kéo xuống dưới. Có lớp cơ bao bọc cũng giúp bầu ngực nhìn tròn đầy, mềm mại hơn mà không sợ bị lộ gợn sóng. Tuy nhiên, cơ ngực có thể ép túi ngực lên cao, khiến bầu vú mất cân đối. Chưa kể, khi bạn vận động cơ, túi độn sẽ bị chèn ép và đôi khi có thể bị trượt dần ra về phía nách, vừa tạo ra hình dáng ngực kỳ lạ, vừa làm rộng rãnh ngực.
Đặt túi nâng ngực dưới cả cơ và mô – kỹ thuật dual-plane
Kỹ thuật này kết hợp những ưu điểm của hai kỹ thuật trên, đồng thời hạn chế các khuyết điểm của chúng. Về căn bản, túi độn vẫn sẽ được đặt bên dưới cơ, nhưng kỹ thuật này sẽ giải phóng phần rìa dưới của cơ ngực lớn, tức phần cơ ngực bám vào xương sườn sẽ được tách ra. Không chỉ thế, mô ngực và cơ ngực lớn cũng sẽ được tách khỏi nhau. Khi đó cơ ngực không bám được vào bên dưới, cũng không gắn với mô, nó sẽ co lên trên. Điều này cho phép túi ngực “tràn” ra đằng trước và lấp đầy bầu ngực dưới, giúp bầu ngực và núm vú được nâng nhẹ. Tùy vào mức độ bóc tách của cơ và mô mà kỹ thuật này được chia làm 3 loại.
- Dual-plane type I – Kỹ thuật Dual-plane loại I: Rìa dưới của cơ được giải phóng, tách cơ ngực lớn và mô rất ít hoặc không tách
- Dual-plane type II – Kỹ thuật Dual-plane loại II: Rìa dưới của cơ được giải phóng, tách cơ và mô đến tầm mép dưới quầng vú
- Dual-plane type III – Kỹ thuật Dual-plane loại III: Rìa dưới của cơ được giải phóng, tách cơ và mô đến trên mép trên quầng vú
Ưu và nhược điểm của phương pháp Dual-plane
Ưu điểm
- Giảm nguy cơ bị lộ gợn sóng của túi độn, tuy nhiên 1/3 dưới của bầu ngực vẫn có thể bị lộ gợn sóng, vì chỗ này chỉ có mô mềm bao bọc.
- Giảm nguy cơ bị co thắt bao xơ.
- Dễ đạt được dáng bầu ngực hình giọt nước tự nhiên, thay vì tròn đầy ở bầu ngực trên như khi đặt túi độn trên cơ.
- Hình chụp X-quang khi khám vú sẽ rõ hơn
Nhược điểm:
- Giảm khả năng vận động của cơ ngực lớn do một phần bị cắt, mặc dù vậy bệnh nhân thường không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi hiện tượng này.
- Đau sau hậu phẫu nhiều hơn và thời gian hồi phục kéo dài hơn. Đây là do ca phẫu thuật này có mức độ xâm lấn cao hơn và cơ bị đẩy lên để nhường chỗ cho túi độn. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân không bị đau quá 24 tiếng, thường quay lại hoạt động gần như bình thường hoàn toàn sau 1-2 ngày.
- Túi độn cần một thời gian để “ổn định” và trượt xuống, nằm gọn trong bầu ngực dưới. Trong giai đoạn đầu có thể bạn sẽ nhìn thấy tình trạng “gò ngực kép” (có gò lồi ra dưới chân ngực), qua thời gian khi túi ngực đã ổn định và vú mềm trở lại thì hiện tượng này sẽ hết.
- Vì túi nằm dưới cơ nên có khả năng bị “biến dạng khi vận động”, tức là khi cơ co lại túi ngực có thể bị “bóp” và đẩy lên cao, khiến cho hình dạng bầu ngực cũng bị méo mó theo. Khi cơ giãn thì ngực quay về trạng thái bình thường.
Kỹ thuật Dual-plane có đau không?
Phẫu thuật nâng ngực là phẫu thuật xâm lấn, nhìn chung chắn chắn sẽ gây khó chịu và đau ở những mức độ khác nhau. Phẫu thuật đặt dưới mô sẽ ít đau hơn, vì kỹ thuật đặt dưới cơ có khả năng động đến xương sườn nhạy cảm.
Tuy nhiên theo dữ liệu lớn nhất từng thu thập được về cơn đau hậu phẫu, thì bệnh nhân làm dual-plane đa phần hồi phục sau 24 giờ mà không cần dùng thuốc giảm đau gây ngủ hay bơm giảm đau. Ngoài ra, bác sĩ với tay nghề cao và phẫu thuật cẩn thận, tránh tác động lên xương sườn, kiểm soát chảy máu tối đa, có thể hạn chế tổn thương cơ ở mức thấp nhất và từ đó hạn chế đau.
Bệnh nhân cũng sẽ được cho sử dụng các loại thuốc giảm đau. Đa số bệnh nhân sau khi làm dual-plane có thể tự ra ngoài ăn tối, tắm rửa và làm vệ sinh cá nhận ngay trong đêm sau phẫu thuật. Bệnh nhân mô tả cảm giác sau phẫu thuật là “căng”, “bị chèn ép”, “nhức” hoặc “giống như vừa tập một bài luyện tập nặng”. Bệnh nhân làm phẫu thuật đặt túi độn dưới mô sẽ bớt thấy bị căng tức và đau hơn kỹ thuật dual-plane, nhưng cả hai nhóm đều hồi phục sau 24 giờ. Tất nhiên có những trường hợp ngoại lệ, nhưng khác biệt không đáng kể, thường chỉ chênh 1-2 ngày và không có hậu quả gì nghiêm trọng.
Quy trình thực hiện Dual-plane
Một trong những bước quan trọng nhất trước bất kỳ ca phẫu thuật nào chính là phần tư vấn. Bệnh nhân trong những buổi tư vấn trước ngày phẫu thuật cần đảm bảo nắm rõ về ca phẫu thuật mà mình sẽ trải qua, những rủi ro có thể có, kết quả có thể đạt được, cần làm những gì để chuẩn bị...
Kỹ thuật dual-plane có thể được thực hiện với bất kỳ đường rạch ở bất kỳ vị trí nào, nhưng rạch ở nếp gấp chân vú sẽ giúp quan sát và kiểm soát khoang đặt túi độn tốt nhất. Cụ thể là rạch từ đường chân vú thì không cần tách cơ và mô vú ngay lập tức, cho phép bác sĩ kiểm soát mức độ bóc tách của hai lớp này. Nếu sử dụng đường rạch quanh quầng vú, thì bác sĩ sẽ phải bóc tách ngược từ quầng vú xuống nếp gấp chân vú để rạch cơ. Điều này sẽ khiến cơ và mô vú bị tách ra như dual-plane loại II hoặc loại III, trong khi có thể bệnh nhân chỉ cần dual-plane loại I.
Bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi tiến hành phẫu thuật, tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được phẫu thuật khi gây tê và phải có sự quan sát của bác sĩ gây mê-gây tê.
Các bước khử trùng đã được thực hiện từ trước, khi bệnh nhân đã sẵn sàng, ca phẫu thuật sẽ bắt đầu. Quy trình chung của kỹ thuật dual-plane là:
- Bác sĩ rạch một phần nếp gấp chân vú, không rạch toàn bộ.
- Sau đó dùng dụng cụ đầu tù để tách cơ ngực lớn, tạo khoang chứa túi độn.
- Tiếp theo, bác sĩ sẽ xác nhận lại mức độ cần bóc tách giữa cơ và mô (cần tách nhiều hay ít), để phù hợp với tình trạng thực tế của vú, rồi rạch tách cơ và mô vú.
- Tiếp theo là cho túi độn thử vào. Túi này ban đầu rỗng, có ống dẫn ra ngoài, nối với xilanh để bơm nước muối. Nước muối được bơm thủ công, làm túi độn dần to ra và lấp đầy khoang ngực. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa kích cỡ đã thỏa thuận từ trước và kích cỡ phù hợp trên thực tế, cũng như đánh giá trước một phần kết quả để có sự điều chỉnh cho phù hợp.
- Khi đã hài lòng, bác sĩ sẽ sử dụng túi độn phù hợp và nhét vào trong khoang dưới cơ ngực lớn. Cơ ngực lớn khi đã bị bóc tách sẽ có xu hướng co lại lên bên trên, để lộ ra phần dưới của túi độn tiếp xúc trực tiếp với mô vú.
- Bác sĩ khâu vết rạch bằng phương pháp khâu nhiều lớp và kết thúc ca phẫu thuật.
Chăm sóc sau phẫu thuật
Bệnh nhân sẽ được cho ra về với những chỉ dẫn cụ thể. Hãy đảm bảo bạn có phương tiện đưa đón hoặc người giúp bạn về, đừng tự lái xe sau phẫu thuật. Lịch tái khám sẽ được sắp xếp vào ngày thứ 2 sau phẫu thuật, sau 3 tuần, sau 3 tháng và 1 năm. Đi tái khám đầy đủ và đúng lịch để bác sĩ theo dõi quá trình hồi phục, phát hiện và can thiệp khi có dấu hiệu bất lợi.
Ngay sau phẫu thuật
Ngay sau phẫu thuật, bệnh nhân được băng vết mổ, có thể có ống dẫn lưu hoặc không. Bạn cần trao đổi cụ thể với bác sĩ của bạn về cách tự chăm sóc ống dẫn lưu. Ống dẫn thường được rút sau 1-2 tuần. Bạn sẽ được kê thuốc giảm đau và kháng sinh, đảm bảo sử dụng đúng chỉ dẫn. Khi ra về bằng xe hơi, bạn nên chuẩn bị gối hoặc khăn để chèn giữa đai an toàn và ngực mới phẫu thuật. Nếu bị đau thì dùng thuốc, nếu bị đau quá mức thì nên thông báo cho bác sĩ.
Chăm sóc ở nhà
Trong 48 giờ đầu tiên, cơ thể bạn vẫn đang thích ứng với túi độn ngực. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng nhẹ (38,3 độ). Da quanh ngực có thể bị ửng hồng hoặc đỏ. Đây không phải dấu hiệu nhiễm trùng mà là phản ứng của cơ thể. Nếu nhiệt độ không hạ hoặc da không bớt đỏ sau 48 tiếng thì hãy gọi cho bác sĩ, nếu cơ thể quá nóng (> 38,3 độ) thì lập tức liên lạc với bác sĩ.
Bạn có thể vận động ngay sau khi phẫu thuật, thậm chí bác sĩ sẽ yêu cầu bạn vận động nhẹ. Những động tác như nâng hạ cánh tay nhẹ nhàng và từ từ, tự làm các công việc chăm sóc bản thân như rửa tay, rửa mặt, chải tóc... Đi lại và vận động nhẹ nhàng mỗi giờ là điều nên làm. Bạn có thể đi ngủ, tất nhiên là tránh ngủ úp sấp hoặc nghiêng người để không tì đè lên mô ngực, cản trở lưu thông máu. Sau khi tỉnh dậy thì nên tiếp tục di chuyển và vận động nhẹ. Tuy nhiên, phải tuyệt đối tránh các động tác mạnh hoặc khiến bạn phải sử dụng cơ ngực nhiều.
Không nên làm những việc như:
- Đóng mở cửa nếu phải dùng sức (VD: cửa xe ô tô, cửa bị kẹt...), hãy nhờ người mở giúp bạn.
- Ôm, bế trẻ con
- Nâng đồ nặng hơn 2kg
- Giặt giũ, quét dọn, nấu ăn...
- Chạy bộ, đi bộ nhanh, nâng tạ, tập gym...
- Tự lái xe
Những hoạt động này nên được để lại đến sau 4-6 tuần kể từ khi làm phẫu thuật, và nên được bác sĩ đồng ý trước.
Bạn có thể tắm rửa, tuy nhiên nên tránh làm ướt băng gạc và vết mổ trong vòng 48 giờ đầu. Hoặc bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hãy tránh đi tắm bể bơi, ngâm bồn... trong ít nhất 6 tuần để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Nếu muốn dùng kem khử mùi, các loại kem bôi... lên hoặc gần vết mổ thì hãy trao đổi trước với bác sĩ.
Bạn có thể được cung cấp áo định hình để mặc trong 1-3 tháng. Nếu bác sĩ không cho dùng thì bạn có thể chọn một chiếc áo ngực mềm, ôm vừa vặn (tránh mặc quá chật hoặc quá lỏng) để hỗ trợ nâng đỡ ngực trong 6 tuần sau phẫu thuật. Bạn có thể mặc ngay cả khi đi ngủ và tránh các loại áo có gọng sắt.
Khi nào thì nên liên lạc khẩn cấp với bác sĩ?
Hãy liên lạc ngay với bác sĩ nếu:
- Sốt cao
- Ngực đỏ nhiều, nhiệt độ cao, đau mạnh, sưng to và ngày càng tăng
- Bị ớn lạnh
- Khó thở
- Vết mổ rỉ dịch
Xem tiếp...