Phạm Phương Liên
Fan Cứng
GIỚI THIỆU CÙNG CÁC ACE MIỀN NAM MUỐN LÀM VÒNG QUANH MIỀN BẮC LẦN ĐẦU TIÊN.
Mục tiêu là vừa vãn cảnh và check-in những điểm đẹp nhất Miền Bắc và vừa thưởng ngoạn những cung đường đẹp với chất lượng bảo đảm từ trung bình tới tốt nhất, tận hưởng độ phê của từng đường cong trên núi rừng Tây Bắc.
Với những người kinh nghiệm đường xá dưới mức 20.000km, không nên lên lịch vượt quá 250km/ngày. Với người chạy có kinh nghiệm trên 20.000km đường trường rồi, có thể chọn mốc CHẠY + CHECK_IN VÃN CẢNH với lịch trình 350-400km/ngày. Với những người chỉ check-in những điểm nóng nhất và mục đích chủ yếu là “ôm cua bào đèo” với thử thách dạng “fast & furious” và kinh nghiệm chạy đã trên 50.000km, lịch phù hợp sẽ là 550-600km/ngày.
Núi rừng Tây Bắc nó rất đẹp. Chất lượng các tuyến đường chính ở vùng này ngày nay đã rất tốt, rất bảo đảm. Đương nhiên là chúng ta vẫn phải tránh mùa mưa ở ngoài đó, tránh mùa giao thời xuân-hè hay hè-thu ở ngoài đó bởi cuối tháng 5 hàng năm, rất dễ xảy ra mưa lớn kéo dài cả tuần và ngay cả khi mưa không kéo dài, lũ quét mạnh và gây sạt lở trên nhiều tuyến đường kể cả tuyến đường chất lượng hạng nhất. Tháng 8 thì khắp nơi ê chề rồi. Nó như vậy bởi ở núi rừng Tây Bắc, hầu hết mọi cung đường đều ôm và chạy men chân núi. Đồi núi hầu hết đều đã bị húi trọc để lấy đất canh tác cho sinh tồn và bởi vậy, mưa lốc tới là nó sẽ đưa hàng trăm tới hàng nghìn tấn bùn đất, sỏi đá từ triền núi xuống lòng đường ngay thôi. Gặp cảnh đó, chỉ có nước quay đầu. Nhưng đôi khi trên những con đường độc đạo, gặp sạt lở 2 đầu, vậy chỉ còn nước ngồi chờ tạnh mưa và thêm 12-24h họ dọn lại đường rồi mới đi tiếp được.
Thời điểm không còn lạnh lại ít mưa ở Tây Bắc, cũng hầu như rất khó gặp mưa ở Tây Nguyên, đó chính là 2 tuần cuối tháng 3 và 2 tuần đầu tháng 4 dương lịch hàng năm vậy. Lần đầu xuyên Việt, nên chọn khoảng thời gian này nhằm giảm thiểu những rắc rối có thể xuất hiện trong cả hành trình.
Cánh cung vãn cảnh đẹp xuất sắc của núi rừng Tây Bắc cũng như Tây-Đông Bắc kết hợp, nếu tôi lấy mốc Phong Nha, Quảng Bình là điểm “cuối” của Miền Bắc, chạy khi đi theo nhánh RỪNG dọc tuyến QL15 lên Tây Bắc còn lúc về theo tuyến Biển, từ Móng Cái về Cát Bà, Hải Phòng, xuyên Tràng An, Ninh Bình, thăm Cúc Phương rồi ra lại Sầm Sơn để theo tuyến Biển về lại Đồng Hới, vậy cả vòng cung “điểm danh” hết các danh thắng quan trọng nhất của Miền Bắc cũng như “ôm” được hết những khúc cua mượt mà, những cung đường cho tốc độ “fast” nhưng lại bớt “furious”, vậy 4000km là vừa đủ cho 1 vòng cung “Vòng Quanh Miền Bắc” đó. Nếu những ai “tham lam” hơn chút ít nữa, muốn kết hợp thêm cả vài cung đường “furious” với cảnh sắc đẹp như Sìn Hồ ở trước Lai Châu, Bát Xát - Xín Mẩn – Si Ma Cai – bản Phùng Hoàng Su Phì – đèo Gió trên TL177 thì sẽ còn cần thêm khoảng 300km nữa.
Nói chung, đối với các ace Sài Gòn, chỉ nên làm 1 vòng cung vòng quanh Miền Bắc và tách nó khỏi phần vòng quanh Tây Nguyên thì mới giảm tải độ nặng của nó được. Nếu chúng ta tính đoạn đi-về giữa Sài Gòn với Quảng Bình là gần 2500km, vậy từ Sài Gòn mà muốn làm vòng quanh Miền Bắc, như vậy đã phải làm khoảng gần 6800km. Đây là khoảng cách mà đối với tay lái kinh nghiệm, vừa chạy tốt lại vừa vãn cảnh đầy đủ, thể lực dẻo dai, nó cũng đã đòi hỏi 18-21 ngày ngao du rồi đó. Với người mới đi lần đầu, xác định sẽ cần trọn vẹn 1 tháng.
Với những ai muốn ôm cua bào đèo núi rừng Tây Nguyên kết hợp núi rừng Tây Bắc, vậy chỉ riêng cung này đã là gần 7500km. Đầu tháng 5 vừa rồi, tôi từng lên kế hoạch bào 7500km này trong 1 tour 14 ngày, nhưng cuối cùng, do gặp thời tiết mưa lũ xấu trên Hà Giang và Lào Cai nên phải bỏ 2 ngày lịch với gần 900km cánh cung Bát Xát – Si Ma Cai - đèo Gió trên DT177 cũng như tuyến Sìn Hồ & Phong Thổ. Sau khi về tới Sông Cầu, do cảm thấy sức cũng đã đuối và không còn thấy “phiêu” trên các con đèo nữa nên lại bỏ tiếp 6 con đèo đẹp vùng Tây Nguyên và chỉ làm có Khánh Sơn, Ngoạn Mục, Tân Thanh để giảm tiếp 2 ngày với chặng đường 1000km nữa nên cuối cùng đã rút cả tour xuống chỉ còn 10 ngày với 5600km và sau đó, thực chất tour này đã chỉ còn là tour Tây Bắc với cánh cung Tây của dải Trường Sơn – từ Phong Nha qua Khe Sanh tới Thạnh Mỹ rồi Lò Xo và Vi Ô Lắk, Trường Sơn Đông đoạn Gia Lai và vài cung thú vị như Trà Bồng – Sơn Hà hay K’Bang – Quy Nhơn nữa mà thôi. Tôi năm nay cũng đã 62 rồi nên đã không còn sức làm nổi cung vòng quanh Tây Nguyên – Tây Bắc trong 2 tuần 7500km được nữa, nhưng các bạn vẫn còn ở tuổi “băm” thì chắc không có vấn đề gì với thể lực cả. Có chăng, chỉ cần kinh nghiệm “bào đường” nữa mà thôi.
Ở đây, “kinh nghiệm” quan trọng nhất phải là – ĐỌC ĐƯỢC CÁCH CHẠY, CÁCH ỨNG XỬ CỦA TẤT CẢ CÁC PHƯƠNG TIỆN CÙNG THAM GIA GIAO THÔNG DỌC ĐƯỜNG CÙNG VỚI CHÚNG TA để mà tiên đoán được trước mọi diễn biến dọc đường cũng như biết cách ứng xử nhanh và chuẩn xác trong mọi hoàn cảnh. Bởi vậy, theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, người nhạy cảm và tập trung theo dõi mọi diễn biến dọc đường cũng cần tối thiểu 20.000km đường trường thì sau đó mới có thể coi là sẽ có tạm đủ kinh nghiệm bảo đảm an toàn cho bản thân vậy.
Ngoài ra, kỹ thuật chạy xe cũng cần rèn luyện tốt và đầy đủ. Khả năng “ôm cua” chuẩn mực bởi tai nạn “tự ngã” thường xảy ra nhất trong cua. Ở đây, xin nói thêm, có 3 kỹ thuật “ôm cua” căn bản :
1. Tốc độ dưới 60, vậy cứ đưa xe (bẻ lái) vào cua trước, người đi theo sau xe cũng đủ an toàn. Kỹ thuật này rất tự nhiên, không cần rèn luyện đặc biệt, chỉ đòi hỏi sự tập trung và hiểu biết rằng, lực ly tâm sẽ đẩy chúng ta ra xa tâm góc cua và để giữ xe chạy đúng cua, phải “ghì” không cho nó đứng thẳng dậy. Và phanh xe trong góc cua sẽ tạo hiệu ứng xe đứng thẳng dậy và lao thẳng ra khỏi cua, tức là không liếm lan can đường thì cũng nhặt vỏ chuối trong hướng đi đối diện nếu làm sai kỹ thuật phanh xe. Nói rằng “không được phanh trong cua” nó là điều ngu xuẩn. Cần phanh vẫn phải phanh, nhưng PHẢI BIẾT PHANH ĐÚNG CÁCH THỨC.
2. Tốc độ dưới 100, vậy kỹ thuật phù hợp nhất cho các cung đường hẹp, góc cua zích zắc chữ S với cánh cung cua ngắn, đó là XE-NGƯỜI như 1 khối thống nhất. Xe nghiên người cũng nghiêng và ngược lại. Góc nghiêng đừng nên vượt quá 50 độ mà sẽ rất dễ xòe. Cho tốc độ này, đó là kỹ thuật phù hợp, nhanh, chuẩn xác cao và cũng an toàn nhất. Ở đây, lức mông lắc lườn nó sẽ giúp chúng ta làm chủ con xe trong mọi khúc cua và góc cua ở tốc độ như thế này và quan trọng nhất.
3. Tốc độ trên 120 đòi hỏi kỹ thuật người nhoài trước vào cua và kéo xe đi theo thân mình để tạo được cân bằng trọng tâm đủ đảm bảo chống xòe trong cua. Chúng ta hay gọi là “cạ gối” khi lấy cữ chân-đầu gối làm chuẩn với mặt đất nhằm nghiêng xe với độ nghiêng tối đa, thường trong khoảng 60-65 độ nghiêng, và lao vào đỉnh của mà không cần giảm nhiều trong tốc độ.
Nói chung, tốt nhất là lĩnh hội được cả 3 kỹ thuật nêu trên nếu muốn chạy kiểu “fast & furious” để mà sử dụng tùy tiện mọi kỹ thuật dựa theo bản năng cùng cảm nhận sự thay đổi lực ly tâm cũng như cao độ trọng tâm xe- người tức thời. Còn nếu không có nhiều thời gian cho nó, vậy hãy lựa chọn kỹ thuật phù hợp với tốc độ tối đa mà chúng ta tự cho phép chạy trong cua để mà rèn luyện nó làm sao cho đạt được độ chính xác và nhuần nhuyễn nhất. Cách rèn luyện là kiếm 1 cái trảng trống chừng 20m*40m và luyện đi chữ O và số 8 trong trảng trống đó. Với chữ O thì vừa rèn luyện đi nhanh dần lại vừa rèn luyện đi thu hẹp dần bán kính vòng tròn để mà cảm nhận lực ly tâm và cách giữ thăng bằng xe khi chạy. Còn với số 8, chúng ta sẽ chủ yếu thu hẹp bán kính cua để học cách thức nhấc người – đảo trọng tâm nhanh gọn và với cả sự hỗ trợ của động tác nhấc nhanh tay lái đứng thẳng dậy nhờ lực đạo từ vai và phần thân trên của cơ thể. Các bạn cứ thử trò chơi này đi, tôi tin rằng nó sẽ gây cảm hứng cho tất cả những ai từng tập dượt theo cách này và cái chính là, nó sẽ giúp chúng ta an toàn vượt qua mọi hiểm nguy trong cua vậy. Mà các cung đường Tây Bắc hay những con đèo Tây Nguyên thì nó nhiều vô biên vậy. Ở Tây Bắc, tìm mỏi mắt cũng chỉ có 3-4 cung đường thẳng thôi, còn lại trên 90% đều là những con đường ôm núi uốn lượn quanh co, đèo dốc lên xuống triền miên cả.
Còn nếu những ai lựa chọn thực sự “fast & furios” với kiểu chạy nhanh hơn mọi phương tiện cùng tham gia trên đường, vậy dứt khoát phải coi chiếc moto của mình như 1 chiếc 4 bánh nhỏ và chỉ được phép chạy nó theo luật B và bằng lái hạng B mà thôi. Chạy kiểu A mà lại nhanh hơn 4 bánh B, chết có ngày. Không thì cũng gây hỗn loạn giao thông cùng tạo sự ức chế cho người khác, nhất là cánh tài 4 bánh trở lên chuyên nghiệp.
Thực ra, ở Châu Âu chẳng hạn, họ chạy tốc độ rất cao mà ít tai nạn hơn ở VN chính bởi A-B-C-D-E tuy với các kỹ thuật chạy khác nhau, nhưng luật chạy dọc đường thì chung và chỉ có duy nhất 1 cho tất cả các loại xe. Các xe càng nặng nề hơn, càng bị giới hạn nhiều hơn chứ không phải ngược lại. Bởi vậy, cho dù chúng ta có chạy băng bất cứ phương tiện nào, chúng ta cũng sẽ luôn “đọc” được rất mạch lạc người khác sẽ làm gì dọc đường nên luôn biết cách tránh va chạm được từ sơm vậy. Chờ ngày ở xứ Việt luật GT cũng sẽ được thay đổi theo hướng đúng đắn. Nhưng chắc sẽ khó xảy ra trong 15-20 năm trước mắt lắm.
Cuối cùng, chúc tất cả các ace luôn mạnh khỏe và an toàn trên mọi cung đường phượt bụi.
Đừng quên rằng, muốn vãn cảnh thì hãy quên tốc độ đi. Mà đã muốn thử thách tốc độ, vậy hãy bỏ ý đồ vãn cảnh. Hai thứ đo không đi cùng nhau được. Nó mang lại nguy hiểm cho tất cả.
Xem tiếp...
Mục tiêu là vừa vãn cảnh và check-in những điểm đẹp nhất Miền Bắc và vừa thưởng ngoạn những cung đường đẹp với chất lượng bảo đảm từ trung bình tới tốt nhất, tận hưởng độ phê của từng đường cong trên núi rừng Tây Bắc.
Với những người kinh nghiệm đường xá dưới mức 20.000km, không nên lên lịch vượt quá 250km/ngày. Với người chạy có kinh nghiệm trên 20.000km đường trường rồi, có thể chọn mốc CHẠY + CHECK_IN VÃN CẢNH với lịch trình 350-400km/ngày. Với những người chỉ check-in những điểm nóng nhất và mục đích chủ yếu là “ôm cua bào đèo” với thử thách dạng “fast & furious” và kinh nghiệm chạy đã trên 50.000km, lịch phù hợp sẽ là 550-600km/ngày.
Núi rừng Tây Bắc nó rất đẹp. Chất lượng các tuyến đường chính ở vùng này ngày nay đã rất tốt, rất bảo đảm. Đương nhiên là chúng ta vẫn phải tránh mùa mưa ở ngoài đó, tránh mùa giao thời xuân-hè hay hè-thu ở ngoài đó bởi cuối tháng 5 hàng năm, rất dễ xảy ra mưa lớn kéo dài cả tuần và ngay cả khi mưa không kéo dài, lũ quét mạnh và gây sạt lở trên nhiều tuyến đường kể cả tuyến đường chất lượng hạng nhất. Tháng 8 thì khắp nơi ê chề rồi. Nó như vậy bởi ở núi rừng Tây Bắc, hầu hết mọi cung đường đều ôm và chạy men chân núi. Đồi núi hầu hết đều đã bị húi trọc để lấy đất canh tác cho sinh tồn và bởi vậy, mưa lốc tới là nó sẽ đưa hàng trăm tới hàng nghìn tấn bùn đất, sỏi đá từ triền núi xuống lòng đường ngay thôi. Gặp cảnh đó, chỉ có nước quay đầu. Nhưng đôi khi trên những con đường độc đạo, gặp sạt lở 2 đầu, vậy chỉ còn nước ngồi chờ tạnh mưa và thêm 12-24h họ dọn lại đường rồi mới đi tiếp được.
Thời điểm không còn lạnh lại ít mưa ở Tây Bắc, cũng hầu như rất khó gặp mưa ở Tây Nguyên, đó chính là 2 tuần cuối tháng 3 và 2 tuần đầu tháng 4 dương lịch hàng năm vậy. Lần đầu xuyên Việt, nên chọn khoảng thời gian này nhằm giảm thiểu những rắc rối có thể xuất hiện trong cả hành trình.
Cánh cung vãn cảnh đẹp xuất sắc của núi rừng Tây Bắc cũng như Tây-Đông Bắc kết hợp, nếu tôi lấy mốc Phong Nha, Quảng Bình là điểm “cuối” của Miền Bắc, chạy khi đi theo nhánh RỪNG dọc tuyến QL15 lên Tây Bắc còn lúc về theo tuyến Biển, từ Móng Cái về Cát Bà, Hải Phòng, xuyên Tràng An, Ninh Bình, thăm Cúc Phương rồi ra lại Sầm Sơn để theo tuyến Biển về lại Đồng Hới, vậy cả vòng cung “điểm danh” hết các danh thắng quan trọng nhất của Miền Bắc cũng như “ôm” được hết những khúc cua mượt mà, những cung đường cho tốc độ “fast” nhưng lại bớt “furious”, vậy 4000km là vừa đủ cho 1 vòng cung “Vòng Quanh Miền Bắc” đó. Nếu những ai “tham lam” hơn chút ít nữa, muốn kết hợp thêm cả vài cung đường “furious” với cảnh sắc đẹp như Sìn Hồ ở trước Lai Châu, Bát Xát - Xín Mẩn – Si Ma Cai – bản Phùng Hoàng Su Phì – đèo Gió trên TL177 thì sẽ còn cần thêm khoảng 300km nữa.
Nói chung, đối với các ace Sài Gòn, chỉ nên làm 1 vòng cung vòng quanh Miền Bắc và tách nó khỏi phần vòng quanh Tây Nguyên thì mới giảm tải độ nặng của nó được. Nếu chúng ta tính đoạn đi-về giữa Sài Gòn với Quảng Bình là gần 2500km, vậy từ Sài Gòn mà muốn làm vòng quanh Miền Bắc, như vậy đã phải làm khoảng gần 6800km. Đây là khoảng cách mà đối với tay lái kinh nghiệm, vừa chạy tốt lại vừa vãn cảnh đầy đủ, thể lực dẻo dai, nó cũng đã đòi hỏi 18-21 ngày ngao du rồi đó. Với người mới đi lần đầu, xác định sẽ cần trọn vẹn 1 tháng.
Với những ai muốn ôm cua bào đèo núi rừng Tây Nguyên kết hợp núi rừng Tây Bắc, vậy chỉ riêng cung này đã là gần 7500km. Đầu tháng 5 vừa rồi, tôi từng lên kế hoạch bào 7500km này trong 1 tour 14 ngày, nhưng cuối cùng, do gặp thời tiết mưa lũ xấu trên Hà Giang và Lào Cai nên phải bỏ 2 ngày lịch với gần 900km cánh cung Bát Xát – Si Ma Cai - đèo Gió trên DT177 cũng như tuyến Sìn Hồ & Phong Thổ. Sau khi về tới Sông Cầu, do cảm thấy sức cũng đã đuối và không còn thấy “phiêu” trên các con đèo nữa nên lại bỏ tiếp 6 con đèo đẹp vùng Tây Nguyên và chỉ làm có Khánh Sơn, Ngoạn Mục, Tân Thanh để giảm tiếp 2 ngày với chặng đường 1000km nữa nên cuối cùng đã rút cả tour xuống chỉ còn 10 ngày với 5600km và sau đó, thực chất tour này đã chỉ còn là tour Tây Bắc với cánh cung Tây của dải Trường Sơn – từ Phong Nha qua Khe Sanh tới Thạnh Mỹ rồi Lò Xo và Vi Ô Lắk, Trường Sơn Đông đoạn Gia Lai và vài cung thú vị như Trà Bồng – Sơn Hà hay K’Bang – Quy Nhơn nữa mà thôi. Tôi năm nay cũng đã 62 rồi nên đã không còn sức làm nổi cung vòng quanh Tây Nguyên – Tây Bắc trong 2 tuần 7500km được nữa, nhưng các bạn vẫn còn ở tuổi “băm” thì chắc không có vấn đề gì với thể lực cả. Có chăng, chỉ cần kinh nghiệm “bào đường” nữa mà thôi.
Ở đây, “kinh nghiệm” quan trọng nhất phải là – ĐỌC ĐƯỢC CÁCH CHẠY, CÁCH ỨNG XỬ CỦA TẤT CẢ CÁC PHƯƠNG TIỆN CÙNG THAM GIA GIAO THÔNG DỌC ĐƯỜNG CÙNG VỚI CHÚNG TA để mà tiên đoán được trước mọi diễn biến dọc đường cũng như biết cách ứng xử nhanh và chuẩn xác trong mọi hoàn cảnh. Bởi vậy, theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, người nhạy cảm và tập trung theo dõi mọi diễn biến dọc đường cũng cần tối thiểu 20.000km đường trường thì sau đó mới có thể coi là sẽ có tạm đủ kinh nghiệm bảo đảm an toàn cho bản thân vậy.
Ngoài ra, kỹ thuật chạy xe cũng cần rèn luyện tốt và đầy đủ. Khả năng “ôm cua” chuẩn mực bởi tai nạn “tự ngã” thường xảy ra nhất trong cua. Ở đây, xin nói thêm, có 3 kỹ thuật “ôm cua” căn bản :
1. Tốc độ dưới 60, vậy cứ đưa xe (bẻ lái) vào cua trước, người đi theo sau xe cũng đủ an toàn. Kỹ thuật này rất tự nhiên, không cần rèn luyện đặc biệt, chỉ đòi hỏi sự tập trung và hiểu biết rằng, lực ly tâm sẽ đẩy chúng ta ra xa tâm góc cua và để giữ xe chạy đúng cua, phải “ghì” không cho nó đứng thẳng dậy. Và phanh xe trong góc cua sẽ tạo hiệu ứng xe đứng thẳng dậy và lao thẳng ra khỏi cua, tức là không liếm lan can đường thì cũng nhặt vỏ chuối trong hướng đi đối diện nếu làm sai kỹ thuật phanh xe. Nói rằng “không được phanh trong cua” nó là điều ngu xuẩn. Cần phanh vẫn phải phanh, nhưng PHẢI BIẾT PHANH ĐÚNG CÁCH THỨC.
2. Tốc độ dưới 100, vậy kỹ thuật phù hợp nhất cho các cung đường hẹp, góc cua zích zắc chữ S với cánh cung cua ngắn, đó là XE-NGƯỜI như 1 khối thống nhất. Xe nghiên người cũng nghiêng và ngược lại. Góc nghiêng đừng nên vượt quá 50 độ mà sẽ rất dễ xòe. Cho tốc độ này, đó là kỹ thuật phù hợp, nhanh, chuẩn xác cao và cũng an toàn nhất. Ở đây, lức mông lắc lườn nó sẽ giúp chúng ta làm chủ con xe trong mọi khúc cua và góc cua ở tốc độ như thế này và quan trọng nhất.
3. Tốc độ trên 120 đòi hỏi kỹ thuật người nhoài trước vào cua và kéo xe đi theo thân mình để tạo được cân bằng trọng tâm đủ đảm bảo chống xòe trong cua. Chúng ta hay gọi là “cạ gối” khi lấy cữ chân-đầu gối làm chuẩn với mặt đất nhằm nghiêng xe với độ nghiêng tối đa, thường trong khoảng 60-65 độ nghiêng, và lao vào đỉnh của mà không cần giảm nhiều trong tốc độ.
Nói chung, tốt nhất là lĩnh hội được cả 3 kỹ thuật nêu trên nếu muốn chạy kiểu “fast & furious” để mà sử dụng tùy tiện mọi kỹ thuật dựa theo bản năng cùng cảm nhận sự thay đổi lực ly tâm cũng như cao độ trọng tâm xe- người tức thời. Còn nếu không có nhiều thời gian cho nó, vậy hãy lựa chọn kỹ thuật phù hợp với tốc độ tối đa mà chúng ta tự cho phép chạy trong cua để mà rèn luyện nó làm sao cho đạt được độ chính xác và nhuần nhuyễn nhất. Cách rèn luyện là kiếm 1 cái trảng trống chừng 20m*40m và luyện đi chữ O và số 8 trong trảng trống đó. Với chữ O thì vừa rèn luyện đi nhanh dần lại vừa rèn luyện đi thu hẹp dần bán kính vòng tròn để mà cảm nhận lực ly tâm và cách giữ thăng bằng xe khi chạy. Còn với số 8, chúng ta sẽ chủ yếu thu hẹp bán kính cua để học cách thức nhấc người – đảo trọng tâm nhanh gọn và với cả sự hỗ trợ của động tác nhấc nhanh tay lái đứng thẳng dậy nhờ lực đạo từ vai và phần thân trên của cơ thể. Các bạn cứ thử trò chơi này đi, tôi tin rằng nó sẽ gây cảm hứng cho tất cả những ai từng tập dượt theo cách này và cái chính là, nó sẽ giúp chúng ta an toàn vượt qua mọi hiểm nguy trong cua vậy. Mà các cung đường Tây Bắc hay những con đèo Tây Nguyên thì nó nhiều vô biên vậy. Ở Tây Bắc, tìm mỏi mắt cũng chỉ có 3-4 cung đường thẳng thôi, còn lại trên 90% đều là những con đường ôm núi uốn lượn quanh co, đèo dốc lên xuống triền miên cả.
Còn nếu những ai lựa chọn thực sự “fast & furios” với kiểu chạy nhanh hơn mọi phương tiện cùng tham gia trên đường, vậy dứt khoát phải coi chiếc moto của mình như 1 chiếc 4 bánh nhỏ và chỉ được phép chạy nó theo luật B và bằng lái hạng B mà thôi. Chạy kiểu A mà lại nhanh hơn 4 bánh B, chết có ngày. Không thì cũng gây hỗn loạn giao thông cùng tạo sự ức chế cho người khác, nhất là cánh tài 4 bánh trở lên chuyên nghiệp.
Thực ra, ở Châu Âu chẳng hạn, họ chạy tốc độ rất cao mà ít tai nạn hơn ở VN chính bởi A-B-C-D-E tuy với các kỹ thuật chạy khác nhau, nhưng luật chạy dọc đường thì chung và chỉ có duy nhất 1 cho tất cả các loại xe. Các xe càng nặng nề hơn, càng bị giới hạn nhiều hơn chứ không phải ngược lại. Bởi vậy, cho dù chúng ta có chạy băng bất cứ phương tiện nào, chúng ta cũng sẽ luôn “đọc” được rất mạch lạc người khác sẽ làm gì dọc đường nên luôn biết cách tránh va chạm được từ sơm vậy. Chờ ngày ở xứ Việt luật GT cũng sẽ được thay đổi theo hướng đúng đắn. Nhưng chắc sẽ khó xảy ra trong 15-20 năm trước mắt lắm.
Cuối cùng, chúc tất cả các ace luôn mạnh khỏe và an toàn trên mọi cung đường phượt bụi.
Đừng quên rằng, muốn vãn cảnh thì hãy quên tốc độ đi. Mà đã muốn thử thách tốc độ, vậy hãy bỏ ý đồ vãn cảnh. Hai thứ đo không đi cùng nhau được. Nó mang lại nguy hiểm cho tất cả.
Xem tiếp...