Thu Thủy
Nổi Tiếng
Sở hữu một căn nhà có đầy đủ nội thất sẽ giúp người mua không mất thêm thời gian cho việc thiết kế, mua sắm cho ngôi nhà.
Đôi bên cần thỏa thuận rõ về nội thất để lại trong nhà bằng văn bản - Ảnh: QUANG HUY
Chưa kể đến việc một số người mua nhà sau khi dốc tiền vào ngôi nhà thì không còn khả năng trang bị vật dụng mới trong nhà. Do đó, hiện nay việc mua nhà có kèm nội thất là khá phổ biến.
Tuy nhiên, trên thực tế có một số trường hợp mua nhà, mua cả nội thất bên trong lại rước lấy nhiều rắc rối. Điển hình là từ khi mua nhà đến khi nhận nhà người mua mới phát hiện nội thất bên trong đã được hoán đổi so với khi họ coi nhà, thậm chí không cánh mà bay.
Trường hợp này cho dù thỏa thuận đôi bên bằng miệng hay bằng văn bản thì bên bán nhà vẫn sai khi vi phạm thỏa thuận với bên mua về việc để lại một số tài sản, vật dụng trong nhà. Như vậy, khi đã quyết định mua nhà có kèm nội thất nếu gặp trường hợp nội thất bị mất hoặc thay đổi mới thành cũ, người mua phải có chứng cứ thể hiện sự thỏa thuận trước đó với bên bán.
Theo luật sư Trần Vân Linh, Đoàn Luật sư TP.HCM, rõ ràng trường hợp này bên bán nhà đã sai. Tuy nhiên, để buộc bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì phải có chứng cứ thể hiện có sự thỏa thuận về việc để lại một số tài sản khi bán nhà và thỏa thuận này phải được lập thành văn bản.
Cụ thể, khi mua nhà kèm nội thất, người mua cần lưu ý một số vấn đề sau: Nếu muốn mua lại hoặc đề nghị bên bán để lại một số nội thất (bao gồm từ máy lạnh, máy nước nóng đến bàn ghế, tủ, giường…) thì hai bên cần phải lập văn bản thỏa thuận về vấn đề này. Trong thỏa thuận cần liệt kê đầy đủ các đồ dùng bên bán để lại, kèm theo hiện trạng (cũ mới, màu sắc, chủng loại…) của vật dụng đó.
“Cần thỏa thuận rõ nếu bên bán vi phạm thỏa thuận thì phải hoàn trả tài sản hoặc bồi thường một khoản tiền bằng giá trị tài sản hoặc cấn trừ vào khoản tiền bên mua còn giữ lại (nếu có). Có thể đưa văn bản thỏa thuận này thành một phụ lục hợp đồng và là một phần không tách rời hợp đồng để xử lý khi vi phạm hợp đồng” - luật sư Linh chia sẻ thêm.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm của một số cá nhân đã từng mua nhà kèm nội thất thì khi đi xem nhà, người mua nên chú ý kỹ nội thất bên trong căn nhà và chụp ảnh làm căn cứ chứng minh. Sau đó nên có văn bản thỏa thuận rõ ràng về việc bồi thường nếu không thực hiện đúng thỏa thuận.
Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi của mình khi thỏa thuận mua bán, người mua không nên trả hết tiền mua nhà một lần mà giữ lại một tỉ lệ phần trăm nhất định để dự phòng cho những rắc rối có thể phát sinh về sau. Số tiền này sẽ được thanh toán đầy đủ sau khi việc nhận nhà hoàn tất tốt đẹp, đúng thỏa thuận đôi bên.
DiaOcOnline.vn – Theo PLO
Xem tiếp...
Đôi bên cần thỏa thuận rõ về nội thất để lại trong nhà bằng văn bản - Ảnh: QUANG HUY
Chưa kể đến việc một số người mua nhà sau khi dốc tiền vào ngôi nhà thì không còn khả năng trang bị vật dụng mới trong nhà. Do đó, hiện nay việc mua nhà có kèm nội thất là khá phổ biến.
Tuy nhiên, trên thực tế có một số trường hợp mua nhà, mua cả nội thất bên trong lại rước lấy nhiều rắc rối. Điển hình là từ khi mua nhà đến khi nhận nhà người mua mới phát hiện nội thất bên trong đã được hoán đổi so với khi họ coi nhà, thậm chí không cánh mà bay.
Trường hợp này cho dù thỏa thuận đôi bên bằng miệng hay bằng văn bản thì bên bán nhà vẫn sai khi vi phạm thỏa thuận với bên mua về việc để lại một số tài sản, vật dụng trong nhà. Như vậy, khi đã quyết định mua nhà có kèm nội thất nếu gặp trường hợp nội thất bị mất hoặc thay đổi mới thành cũ, người mua phải có chứng cứ thể hiện sự thỏa thuận trước đó với bên bán.
Theo luật sư Trần Vân Linh, Đoàn Luật sư TP.HCM, rõ ràng trường hợp này bên bán nhà đã sai. Tuy nhiên, để buộc bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì phải có chứng cứ thể hiện có sự thỏa thuận về việc để lại một số tài sản khi bán nhà và thỏa thuận này phải được lập thành văn bản.
Cụ thể, khi mua nhà kèm nội thất, người mua cần lưu ý một số vấn đề sau: Nếu muốn mua lại hoặc đề nghị bên bán để lại một số nội thất (bao gồm từ máy lạnh, máy nước nóng đến bàn ghế, tủ, giường…) thì hai bên cần phải lập văn bản thỏa thuận về vấn đề này. Trong thỏa thuận cần liệt kê đầy đủ các đồ dùng bên bán để lại, kèm theo hiện trạng (cũ mới, màu sắc, chủng loại…) của vật dụng đó.
“Cần thỏa thuận rõ nếu bên bán vi phạm thỏa thuận thì phải hoàn trả tài sản hoặc bồi thường một khoản tiền bằng giá trị tài sản hoặc cấn trừ vào khoản tiền bên mua còn giữ lại (nếu có). Có thể đưa văn bản thỏa thuận này thành một phụ lục hợp đồng và là một phần không tách rời hợp đồng để xử lý khi vi phạm hợp đồng” - luật sư Linh chia sẻ thêm.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm của một số cá nhân đã từng mua nhà kèm nội thất thì khi đi xem nhà, người mua nên chú ý kỹ nội thất bên trong căn nhà và chụp ảnh làm căn cứ chứng minh. Sau đó nên có văn bản thỏa thuận rõ ràng về việc bồi thường nếu không thực hiện đúng thỏa thuận.
Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi của mình khi thỏa thuận mua bán, người mua không nên trả hết tiền mua nhà một lần mà giữ lại một tỉ lệ phần trăm nhất định để dự phòng cho những rắc rối có thể phát sinh về sau. Số tiền này sẽ được thanh toán đầy đủ sau khi việc nhận nhà hoàn tất tốt đẹp, đúng thỏa thuận đôi bên.
DiaOcOnline.vn – Theo PLO
Xem tiếp...