Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Bán quần áo trẻ em không phải là một mô hình kinh doanh dễ dàng. Tuy nhiên, dựa vào những kinh nghiệm bán quần áo trẻ em của những người đi trước, bạn sẽ hoàn toàn có thể thực hiện thành công. Vậy nên May In Thêu Hải Triều đã tổng hợp một số kinh nghiệm bán quần áo trẻ em được chọn lọc dưới đây. Hy vọng các bạn sẽ áp dụng một cách thành công, khi chọn sản phẩm này để kinh doanh.
Quần áo là sản phẩm được con người sử dụng hàng ngày, và cần phải có sự thay đổi liên tục để con người luôn có vẻ bề ngoài mới mẻ. Vậy thì có nên mở shop quần áo kinh doanh hay không? Đặc biệt là quần áo trẻ em, cường độ sử dụng quần áo của trẻ em nhiều gấp 2 đến 3 lần so với người lớn. Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số thông tin dưới đây.
Như vậy qua những thông tin trên ta có thể thấy có nên mở shop quần áo trẻ em hay không. Mặc dù giá cả lại khá đắt đỏ, nhưng thị trường và nhu cầu sử dụng lại rất cao. Vậy nên những bạn nào muốn hướng đến việc kinh doanh quần áo trẻ em, thì có thể hoàn toàn thực hiện được. Việc kinh doanh quần áo trẻ em sẽ giúp bạn thu lại được lợi nhuận, nếu như bạn có một kế hoạch hoàn chỉnh. Và để tự tin hơn trong việc mở shop quần áo trẻ em, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm từ những người đi trước.
Để thực hiện bất kỳ một chiến lược kinh doanh nào, cũng cần chuẩn bị một số vốn cố định để nhập quần áo. Ngoài ra, còn phải mua một số phụ kiện khác giúp cho việc bán quần áo được diễn ra thuận lợi hơn. Chúng ta sẽ tổng hợp một số vật dụng ban đầu, cần có nguồn tiền vốn cố định.
Như vậy, đây là những nguồn vốn bạn cần chuẩn bị khi thực hiện việc bán quần áo trẻ em. Số vốn này không cố định, nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mặt hàng cao cấp hay không? Lượng hàng nhập nhiều hay ít, kinh doanh online hay offline…
Đối với việc bán quần áo trẻ em, điều quan trọng tiếp theo chính là phải phân tích được nhóm khách hàng tiềm năng. Theo sự thống kê của Bộ y tế, có khoảng 1.5 triệu bé được sinh ra trong vòng 1 năm. Với sự tăng trưởng thuận lợi như thế này, việc đáp ứng quần áo cho trẻ em là việc làm đương nhiên. Tuy nhiên để việc bán quần áo trẻ em được diễn ra thuận lợi, bạn cần phải điều tra về nhóm khách hàng tiềm năng. Là nhóm người sẽ sử dụng quần áo mà bạn bán ra.
Về kinh nghiệm này, bạn nên tham khảo trên thị trường hiện nay nhóm trẻ em nào có nhu cầu sử dụng quần áo nhiều nhất. Ngoài ra, thị trường mà bạn hướng đến là nội thành hay tất cả thị trường trong nước. Nhóm khách hàng là trẻ em sơ sinh, hay nhóm trẻ em trên 1 tuổi, nhóm trẻ em độ tuổi đến trường… Với số vốn nhỏ, bạn chỉ nên giới hạn nhóm khách hàng này lại. Việc mở rộng nhóm khách hàng trẻ em từ 0 tuổi đến 10 tuổi là một vấn đề khá khó khăn. Với quyết định này, bạn cần chuẩn bị một số vốn lớn hơn.
Việc nghiên cứu nhóm khách hàng tiềm năng và thị trường tiêu thụ cực kỳ quan trọng. Đây là bước thực hiện cơ bản, nhưng lại rất cần thiết. Việc làm chiếm khá nhiều thời gian, nhưng nếu bạn chịu khó tìm hiểu thì việc bán quần áo trẻ em sẽ có khả năng đạt thành công đến 80%.
Đối với những chủ kinh doanh muốn kinh doanh quần áo offline, việc làm cần thiết chính là phải tìm được một mặt bằng thật sự thích hợp. Mặt bằng bán quần áo trẻ em không nhất thiết phải quá rộng. Chỉ cần đủ không gian để bỏ được những mặt hàng thiết yếu. Nếu như chưa có nguồn khách hàng sẵn có, bạn phải tìm kiếm mặt bằng ở những nơi không khuất tầm nhìn.
Tìm những nơi đông dân cư, có nhiều người qua lại. Và không nhất thiết mặt bằng phải ở mặt phố. Nếu bạn mở quán bán quần áo trẻ em ở vùng nông thôn, thì nên lựa chọn các loại mặt hàng giá rẻ, bình dân. Hoặc có điều kiện mở ở mặt phố, bạn sẽ có thể nhập được nhiều mặt hàng cao cấp hơn. Với số vốn nhỏ, nên chọn mặt bằng có giá thuê thấp để có thể xoay vốn một cách hợp lý nhất.
Việc thuê nhân viên cũng cần phải có kinh nghiệm để không phải bỏ nhỡ một khoản chi phí nào. Nếu bạn mở quần áo trẻ em mô hình nhỏ, thì giai đoạn đầu không nên thuê nhân viên. Đối với những shop quần áo có quy mô và diện tích lớn hơn, thì bắt buộc phải thuê nhân viên. Một số yêu cầu khi thuê nhân viên bán shop quần áo trẻ em như sau:
Việc nhập hàng hóa cần phải tính toán và chọn lựa hợp lý, như vậy mới có lượng hàng bán ra ổn định và hạn chế được lượng hàng tồn kho. Cần nghiên cứu hiện nay những mẫu quần áo nào được mua và tiêu thụ nhiều nhất. Để từ đó chúng ta có thể xác định được mặt hàng cần phải nhập.
Hoặc xu hướng các bà mẹ muốn sử dụng hàng có nguồn gốc từ đâu. Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Nhật hay Việt Nam. Từ điểm nhu cầu này, ta sẽ hướng đến những mặt hàng có nguồn gốc tập trung hơn. Không nhập hàng tràn lan, gây hao hụt nguồn vốn. Có thể bạn sẽ nhập hàng theo tình hình thời tiết. Nếu như mùa đông, các em nhỏ có xu hướng sử dụng áo khoác, jumsuit hoặc các set len nhiều hơn.
Vào mùa hè, các bé sẽ mặc những bộ đồ mát mẻ, ngắn tay hoặc các mẫu váy sử dụng chất liệu an toàn, không gây hại đến da em bé. Bạn có thể nhập hàng có giá cao nhỉnh hơn, nhưng bù lại chất lượng đảm bảo. Các mẹ hiện nay quan tâm đến chất lượng của vải rất nhiều. Vậy nên, không được ham rẻ mà nhập những mặt hàng kém chất lượng.
Tìm những mặt hàng hay sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nhập những mặt hàng theo tâm lý của một người mẹ sẽ mua gì cho con. Như vậy quần áo bạn nhập mới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Ban đầu khi mới mở shop quần áo trẻ em, chỉ nên nhập những size cơ bản, dễ bán. Sau khi đã có nhóm khách hàng cố định, và trong quá trình bán có những size nào được hỏi mua nhiều, thì lúc này bạn mới nên nhập những size khó bán hơn.
Ngoài ra cần xem xét và nghiên cứu xem bố mẹ sẽ mua hàng cao cấp, hay những mặt hàng bình dân cho con sử dụng. Từ sự tìm hiểu này, bạn sẽ nhập được những loại quần áo thích hợp nhất với người tiêu dùng. Bên cạnh quần áo, bạn có thể nhập thêm một số phụ kiện như mũ, giày, dép, tất, khẩu trang, khăn, yếm…
Nếu bạn bán quần áo trẻ em muốn nhập hàng Việt nam, thì bạn có thể tìm đến những khu chợ đầu mối lớn nhất của nước ta.
Nếu như bạn muốn bán quần áo trẻ em theo hình thức những mặt hàng độc quyền, người chủ kinh doanh có thể thuê công ty để gia công và sản xuất riêng các sản phẩm theo yêu cầu. Tuy nhiên chi phí cho việc sản xuất này rất cao. Nếu như bạn thật sự muốn tạo ra nét đặc trưng riêng cho các mẫu thiết kế, một nguồn vốn khá lớn phải được chuẩn bị. Đó là tiền thiết kế, tiền bản quyền và tiền gia công, may vá.
HIện nay có rất nhiều xưởng may quần áo trẻ em giá rẻ, vậy nên việc bán quần áo trẻ em không còn quá khó khăn.
Đối với shop quần áo trẻ em, nếu như mở theo mô hình đơn giản, bạn chỉ cần sơn hoặc dán lại tường. Việc làm này giúp không gian trở nên sạch sẽ và thẩm mỹ hơn. Sử dụng thêm các loại đèn chiếu sáng có ánh vàng và ánh trắng. Shop thời trang nếu có đầy đủ ánh sáng thì sẽ giúp quần áo được nổi bật hơn. Ngoài ra có thể làm thêm kệ treo hoặc dán thêm tên cửa hàng ở bên trong quán.
Mặc dù việc trang trí quán sẽ tùy thuộc vào mỗi chủ đích của người kinh doanh. Nhưng theo kinh nghiệm, không gian shop nên sử dụng các tone màu sáng sẽ giúp shop nhìn rộng rãi và sang trọng hơn rất nhiều. Không nhất thiết tất cả đều là kệ treo quần áo, bạn có thể đóng thêm móc treo cố định trên tường, hoặc sử dụng ma nơ canh để trưng bày sản phẩm.
Nói chung việc trang trí quán nên tự thực hiện sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí. Chúng ta chỉ nên thuê đội ngũ lắp đèn và đội cơ khí để làm kệ. Không gian của shop thời trang sẽ dễ trang trí hơn những loại quán khác. Vậy nên để bán quần áo trẻ em bỏ ra số vốn ít, chúng ta nên tiết kiệm khoản trang trí này.
Bán quần áo trẻ em cũng tương tự như việc bán các loại quần áo khác. Mọi người sẽ thực hiện theo hai mô hình kinh doanh chính là online hoặc offline. Nếu bạn có số vốn hạn chế, thì nên chọn hình thức kinh doanh theo mô hình online. Chi phí bán hàng online không chiếm quá nhiều, vì không phải bỏ ra chi phí thuê mặt bằng hay trang trí cửa hàng.
Còn nếu với số vốn nhiều hơn, bạn có thể bán quần áo trẻ em bằng cách thuê mặt bằng và trang trí cửa hàng thật ấn tượng. Theo kinh nghiệm của những người đi trước, mô hình kinh doanh online sẽ được chọn nếu bạn có số vốn tầm 30 triệu. Còn nếu muốn mở shop và bán offline, số vốn cần chuẩn bị nhiều hơn và tầm khoảng 60 triệu đồng trở lên.
Việc bán quần áo trẻ em cũng cần phải có các chiến lược marketing hợp lý. Thông thường, người chủ kinh doanh sẽ đề cập đến 5 cách tiếp cận gần nhất với khách hàng như sau:
Theo một số kinh nghiệm, thì việc đặt tên shop cần ngắn gọn, tên gọi gắn liền với trẻ em. Khi đọc tên cửa hàng, ta có thể nhận ra ngay đây chính là cửa hàng bán quần áo trẻ em. Có thể chọn tên tiếng Anh hoặc tiếng Việt đều được, nhưng hãy đảm bảo sự ngắn gọn và súc tích. Một số tên thường đặt cho shop bán quần áo trẻ em được sử dụng như:
Ngoài ra, bạn có thể chọn cách đặt tên shop bán quần áo trẻ em theo phong thủy:
Series các bài viết giúp kinh doanh quần áo hiệu quả:
Việc bán quần áo trẻ em mặc dù thị trường không phong phú như kinh doanh quần áo người lớn. Nhưng nếu bạn biết nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ, thì việc bán quần áo trẻ em sẽ không gặp quá nhiều khó khăn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ nắm được một số kinh nghiệm bán quần áo trẻ em, và áp dụng chúng một cách thành công nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Xem tiếp...
- 12+ kinh nghiệm mở quán cafe cho người mới bắt đầu
- Mở shop quần áo với 30 triệu – kinh nghiệm thực tế từ các chủ shop
I. Có nên bán quần áo trẻ em?
Quần áo là sản phẩm được con người sử dụng hàng ngày, và cần phải có sự thay đổi liên tục để con người luôn có vẻ bề ngoài mới mẻ. Vậy thì có nên mở shop quần áo kinh doanh hay không? Đặc biệt là quần áo trẻ em, cường độ sử dụng quần áo của trẻ em nhiều gấp 2 đến 3 lần so với người lớn. Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số thông tin dưới đây.
1. Bán quần áo trẻ em có lãi không?
- Nhu cầu sử dụng cao: Với tâm lý của các bà mẹ hiện nay, việc cho con mặc đủ không còn quan trọng, mà chủ yếu phải đẹp và có sự thay đổi hàng ngày. Trẻ em dễ làm quần áo vấy bẩn, nên sẽ thay quần áo liên tục. Chỉ với 2 lý do đơn giản này, chúng ta cũng đủ để biết được nhu cầu sử dụng quần áo của trẻ em cao như thế nào. Vậy nên việc đầu tư để bán quần áo trẻ em có thể đem lại được lợi nhuận cho người chủ kinh doanh.
- Nhóm khách hàng tiềm năng lớn: Quần áo trẻ em không chỉ được bán cho trẻ em sơ sinh, mà còn nhiều độ tuổi khác nhau cũng có như cầu sử dụng quần áo. Khi nhập quần áo trẻ em, bạn sẽ nhập với lượng hàng đa dạng từ 0 tuổi cho đến 10 tuổi. Vậy nên nhóm khách hàng không quá hạn chế, người chủ kinh doanh cũng không cần lo ngại về điều này.
- Đa dạng mẫu mã: Có rất nhiều phụ huynh thích mua sắm nhiều đồ đẹp cho con. Mẫu mã được sản xuất rất đa dạng nên người bán rất dễ đẩy hàng đi, không sợ bị ứ đọng hàng tồn kho quá nhiều.
2. Khó khăn khi kinh doanh quần áo trẻ em
- Giá cả ngày càng cao: Mặc dù mẫu mã ngày càng phong phú, đa dạng, nhưng giá nhập lại ngày càng tăng cao. Đây là vấn đề gây trở ngại rất lớn cho người chủ kinh doanh. Vậy nên khi kinh doanh quần áo trẻ em cần phải chuẩn bị một số vốn khá lớn.
- Thị trường tiêu thụ bị hạn chế: Quần áo trẻ em hiện được bán ra với giá khá cao, vậy nên không phải ai cũng có thể mua sắm mặt hàng đắt tiền, cao cấp. Đối với những vùng nông thôn, hay gia đình không có điều kiện khá giả thì mặt hàng bán ra thường đồng giá, hoặc kém chất lượng. Mà tâm lý của chủ kinh doanh lại thích nhập các mặt hàng có chất lượng cao để phục vụ cho khách hàng.
Như vậy qua những thông tin trên ta có thể thấy có nên mở shop quần áo trẻ em hay không. Mặc dù giá cả lại khá đắt đỏ, nhưng thị trường và nhu cầu sử dụng lại rất cao. Vậy nên những bạn nào muốn hướng đến việc kinh doanh quần áo trẻ em, thì có thể hoàn toàn thực hiện được. Việc kinh doanh quần áo trẻ em sẽ giúp bạn thu lại được lợi nhuận, nếu như bạn có một kế hoạch hoàn chỉnh. Và để tự tin hơn trong việc mở shop quần áo trẻ em, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm từ những người đi trước.
II. Kinh nghiệm bán quần áo trẻ em
1. Kinh nghiệm chuẩn bị vốn kinh doanh
Để thực hiện bất kỳ một chiến lược kinh doanh nào, cũng cần chuẩn bị một số vốn cố định để nhập quần áo. Ngoài ra, còn phải mua một số phụ kiện khác giúp cho việc bán quần áo được diễn ra thuận lợi hơn. Chúng ta sẽ tổng hợp một số vật dụng ban đầu, cần có nguồn tiền vốn cố định.
- Vốn nhập hàng hóa: Theo một số kinh nghiệm từ người đi trước, bán quần áo trẻ em cần phải nhập số vốn ban đầu khoảng 10 triệu đến 15 triệu. Như vậy mới có thể chọn lựa size thoải mái, và mua được với giá tốt.
- Vốn sắm vật dụng: Bán quần áo trẻ em cần phải mua ma nơ canh, móc treo, chi phí trang trí. Tùy thuộc vào quy mô hay ý tưởng của chủ kinh doanh, mà số vốn bỏ ra cho phân mục này sẽ được xem xét khác nhau.
- Vốn lưu động: Đây là nguồn vốn để nhập hàng hóa trong thời gian cửa hàng hoạt động. Khi lượng hàng cũ chưa bán được, nhưng cần phải nhập hàng mới thì bắt buộc bạn phải chuẩn bị nguồn vốn này.
Như vậy, đây là những nguồn vốn bạn cần chuẩn bị khi thực hiện việc bán quần áo trẻ em. Số vốn này không cố định, nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mặt hàng cao cấp hay không? Lượng hàng nhập nhiều hay ít, kinh doanh online hay offline…
2. Kinh nghiệm khảo sát thị trường và nhóm khách hàng tiềm năng
Đối với việc bán quần áo trẻ em, điều quan trọng tiếp theo chính là phải phân tích được nhóm khách hàng tiềm năng. Theo sự thống kê của Bộ y tế, có khoảng 1.5 triệu bé được sinh ra trong vòng 1 năm. Với sự tăng trưởng thuận lợi như thế này, việc đáp ứng quần áo cho trẻ em là việc làm đương nhiên. Tuy nhiên để việc bán quần áo trẻ em được diễn ra thuận lợi, bạn cần phải điều tra về nhóm khách hàng tiềm năng. Là nhóm người sẽ sử dụng quần áo mà bạn bán ra.
Về kinh nghiệm này, bạn nên tham khảo trên thị trường hiện nay nhóm trẻ em nào có nhu cầu sử dụng quần áo nhiều nhất. Ngoài ra, thị trường mà bạn hướng đến là nội thành hay tất cả thị trường trong nước. Nhóm khách hàng là trẻ em sơ sinh, hay nhóm trẻ em trên 1 tuổi, nhóm trẻ em độ tuổi đến trường… Với số vốn nhỏ, bạn chỉ nên giới hạn nhóm khách hàng này lại. Việc mở rộng nhóm khách hàng trẻ em từ 0 tuổi đến 10 tuổi là một vấn đề khá khó khăn. Với quyết định này, bạn cần chuẩn bị một số vốn lớn hơn.
Việc nghiên cứu nhóm khách hàng tiềm năng và thị trường tiêu thụ cực kỳ quan trọng. Đây là bước thực hiện cơ bản, nhưng lại rất cần thiết. Việc làm chiếm khá nhiều thời gian, nhưng nếu bạn chịu khó tìm hiểu thì việc bán quần áo trẻ em sẽ có khả năng đạt thành công đến 80%.
3. Kinh nghiệm tìm kiếm mặt bằng
Đối với những chủ kinh doanh muốn kinh doanh quần áo offline, việc làm cần thiết chính là phải tìm được một mặt bằng thật sự thích hợp. Mặt bằng bán quần áo trẻ em không nhất thiết phải quá rộng. Chỉ cần đủ không gian để bỏ được những mặt hàng thiết yếu. Nếu như chưa có nguồn khách hàng sẵn có, bạn phải tìm kiếm mặt bằng ở những nơi không khuất tầm nhìn.
Tìm những nơi đông dân cư, có nhiều người qua lại. Và không nhất thiết mặt bằng phải ở mặt phố. Nếu bạn mở quán bán quần áo trẻ em ở vùng nông thôn, thì nên lựa chọn các loại mặt hàng giá rẻ, bình dân. Hoặc có điều kiện mở ở mặt phố, bạn sẽ có thể nhập được nhiều mặt hàng cao cấp hơn. Với số vốn nhỏ, nên chọn mặt bằng có giá thuê thấp để có thể xoay vốn một cách hợp lý nhất.
4. Kinh nghiệm thuê nhân viên
Việc thuê nhân viên cũng cần phải có kinh nghiệm để không phải bỏ nhỡ một khoản chi phí nào. Nếu bạn mở quần áo trẻ em mô hình nhỏ, thì giai đoạn đầu không nên thuê nhân viên. Đối với những shop quần áo có quy mô và diện tích lớn hơn, thì bắt buộc phải thuê nhân viên. Một số yêu cầu khi thuê nhân viên bán shop quần áo trẻ em như sau:
- Giới tính: Nữ
- Độ tuổi: 18 tuổi đến 30 tuổi
- Số lương: Tùy thuộc vào mô quy mô kinh doanh
- Mức lương: Thỏa thuận
- Giờ làm việc: 7h – 15h, 14h – 22h
- Yêu cầu: Làm việc lâu dài, nhiệt huyết, có kinh nghiệm bán quần áo càng tốt.
5. Kinh nghiệm nhập quần áo trẻ em
Việc nhập hàng hóa cần phải tính toán và chọn lựa hợp lý, như vậy mới có lượng hàng bán ra ổn định và hạn chế được lượng hàng tồn kho. Cần nghiên cứu hiện nay những mẫu quần áo nào được mua và tiêu thụ nhiều nhất. Để từ đó chúng ta có thể xác định được mặt hàng cần phải nhập.
Hoặc xu hướng các bà mẹ muốn sử dụng hàng có nguồn gốc từ đâu. Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Nhật hay Việt Nam. Từ điểm nhu cầu này, ta sẽ hướng đến những mặt hàng có nguồn gốc tập trung hơn. Không nhập hàng tràn lan, gây hao hụt nguồn vốn. Có thể bạn sẽ nhập hàng theo tình hình thời tiết. Nếu như mùa đông, các em nhỏ có xu hướng sử dụng áo khoác, jumsuit hoặc các set len nhiều hơn.
Vào mùa hè, các bé sẽ mặc những bộ đồ mát mẻ, ngắn tay hoặc các mẫu váy sử dụng chất liệu an toàn, không gây hại đến da em bé. Bạn có thể nhập hàng có giá cao nhỉnh hơn, nhưng bù lại chất lượng đảm bảo. Các mẹ hiện nay quan tâm đến chất lượng của vải rất nhiều. Vậy nên, không được ham rẻ mà nhập những mặt hàng kém chất lượng.
Tìm những mặt hàng hay sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nhập những mặt hàng theo tâm lý của một người mẹ sẽ mua gì cho con. Như vậy quần áo bạn nhập mới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Ban đầu khi mới mở shop quần áo trẻ em, chỉ nên nhập những size cơ bản, dễ bán. Sau khi đã có nhóm khách hàng cố định, và trong quá trình bán có những size nào được hỏi mua nhiều, thì lúc này bạn mới nên nhập những size khó bán hơn.
Ngoài ra cần xem xét và nghiên cứu xem bố mẹ sẽ mua hàng cao cấp, hay những mặt hàng bình dân cho con sử dụng. Từ sự tìm hiểu này, bạn sẽ nhập được những loại quần áo thích hợp nhất với người tiêu dùng. Bên cạnh quần áo, bạn có thể nhập thêm một số phụ kiện như mũ, giày, dép, tất, khẩu trang, khăn, yếm…
6. Địa chỉ lấy quần áo trẻ em ở đâu?
a. Tại các khu đầu mối ở nước ta
Nếu bạn bán quần áo trẻ em muốn nhập hàng Việt nam, thì bạn có thể tìm đến những khu chợ đầu mối lớn nhất của nước ta.
- Tp.Hà Nội:
- Chợ Đồng Xuân: Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Chợ Ninh Hiệp: Làng Nành, Xã Ninh Huyện, huyện Gia Lâm, cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 25 Km.
- Chợ Phùng Khoan: Phùng Khoang, P. Văn Quán, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Tp.Hồ Chí Minh:
- Chợ An Đông: Công trường An Đông, Phường 9, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chợ Tân Bình: 172 Lý Thường Kiệt, Phường 6, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chợ Kim Biên: 37 Vạn Tượng, Phường 13, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tại các cửa khẩu:
- Chợ Mộc Bài – Tây Ninh.
- Chợ Móng Cái – Quảng Ninh.
- Chợ Tân Thanh – Lạng Sơn,…
b. Tự thiết kế hoặc thuê công ty gia công
Nếu như bạn muốn bán quần áo trẻ em theo hình thức những mặt hàng độc quyền, người chủ kinh doanh có thể thuê công ty để gia công và sản xuất riêng các sản phẩm theo yêu cầu. Tuy nhiên chi phí cho việc sản xuất này rất cao. Nếu như bạn thật sự muốn tạo ra nét đặc trưng riêng cho các mẫu thiết kế, một nguồn vốn khá lớn phải được chuẩn bị. Đó là tiền thiết kế, tiền bản quyền và tiền gia công, may vá.
c. Nhập quần áo từ các xưởng may
HIện nay có rất nhiều xưởng may quần áo trẻ em giá rẻ, vậy nên việc bán quần áo trẻ em không còn quá khó khăn.
7. Kinh nghiệm trang trí shop bán quần áo trẻ em
Đối với shop quần áo trẻ em, nếu như mở theo mô hình đơn giản, bạn chỉ cần sơn hoặc dán lại tường. Việc làm này giúp không gian trở nên sạch sẽ và thẩm mỹ hơn. Sử dụng thêm các loại đèn chiếu sáng có ánh vàng và ánh trắng. Shop thời trang nếu có đầy đủ ánh sáng thì sẽ giúp quần áo được nổi bật hơn. Ngoài ra có thể làm thêm kệ treo hoặc dán thêm tên cửa hàng ở bên trong quán.
Mặc dù việc trang trí quán sẽ tùy thuộc vào mỗi chủ đích của người kinh doanh. Nhưng theo kinh nghiệm, không gian shop nên sử dụng các tone màu sáng sẽ giúp shop nhìn rộng rãi và sang trọng hơn rất nhiều. Không nhất thiết tất cả đều là kệ treo quần áo, bạn có thể đóng thêm móc treo cố định trên tường, hoặc sử dụng ma nơ canh để trưng bày sản phẩm.
Nói chung việc trang trí quán nên tự thực hiện sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí. Chúng ta chỉ nên thuê đội ngũ lắp đèn và đội cơ khí để làm kệ. Không gian của shop thời trang sẽ dễ trang trí hơn những loại quán khác. Vậy nên để bán quần áo trẻ em bỏ ra số vốn ít, chúng ta nên tiết kiệm khoản trang trí này.
8. Kinh nghiệm chọn mô hình kinh doanh bán quần áo trẻ em
Bán quần áo trẻ em cũng tương tự như việc bán các loại quần áo khác. Mọi người sẽ thực hiện theo hai mô hình kinh doanh chính là online hoặc offline. Nếu bạn có số vốn hạn chế, thì nên chọn hình thức kinh doanh theo mô hình online. Chi phí bán hàng online không chiếm quá nhiều, vì không phải bỏ ra chi phí thuê mặt bằng hay trang trí cửa hàng.
Còn nếu với số vốn nhiều hơn, bạn có thể bán quần áo trẻ em bằng cách thuê mặt bằng và trang trí cửa hàng thật ấn tượng. Theo kinh nghiệm của những người đi trước, mô hình kinh doanh online sẽ được chọn nếu bạn có số vốn tầm 30 triệu. Còn nếu muốn mở shop và bán offline, số vốn cần chuẩn bị nhiều hơn và tầm khoảng 60 triệu đồng trở lên.
9. Kinh nghiệm đưa ra các chiến lược marketing bán quần áo trẻ em
Việc bán quần áo trẻ em cũng cần phải có các chiến lược marketing hợp lý. Thông thường, người chủ kinh doanh sẽ đề cập đến 5 cách tiếp cận gần nhất với khách hàng như sau:
- Giá cả: Để việc bán quần áo trẻ em được diễn ra thuận lợi trong thời gian đầu. Chúng ta nên cân nhắc đến mức giá bán đến tay người tiêu dùng. Không nên sử dụng mức giá quá cao. Hãy tham khảo giá thị trường, và từ đó đưa ra được một mức giá hợp lý nhất. Giá bán có thể thấp hơn giá thị trường, nhưng vẫn phải đủ để bù lại được các khoản chi phí bỏ ra. Mặc dù sử dụng chiến lược giá thành thấp, nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng tốt.
- Quảng cáo truyền thống: Đây là cách quảng cáo được sử dụng khá lâu trước đây. Và đối với việc bán quần áo trẻ em cũng như vậy. Tại shop, bạn nên trang trí và trưng bày sản phẩm thật ấn tượng, và bắt mắt. Sử dụng ma nơ canh hợp lý, chuẩn bị gương lớn, đặt tấm biển hiệu cửa hàng thật ấn tượng, Ngoài ra có thể sử dụng thêm các chiến lược khác như phát tờ rơi, hay truyền miệng.
- Quảng cáo trên Internet: Với thời đại 4.0 như hiện tại, chúng ta hoàn toàn có thể tiếp cận đến sản phẩm thông qua các trang mạng xã hội, trang web, mà không cần phải đến tận nơi để mua hàng. Bán quần áo trẻ em có thể quảng cáo trên facebook. Ngoài ra có thể đăng hình ảnh các sản phẩm lên Zalo, Instargram, Pinterest,…
- Khuyến mãi: Sử dụng chiến lược khuyến mãi giảm giá bán để thu hút được lượng khách hàng nhiều hơn. Bạn có thể tạo chương trình giảm giá sản phẩm từ 10%, 20% hoặc 50%. Đây chính là cách giải quyết hàng tồn một cách hiệu quả nhất. Có những sản phẩm cần thanh lý ngang với giá vốn, nhưng vẫn phải bán ra thị trường để thu lại được nguồn vốn linh động.
- Chăm sóc khách hàng: Đối với những người thường xuyên đến mua hàng, bạn hãy thường xuyên gọi điện và hỏi về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra thực hiện các chương trình giảm giá, vào các ngày sinh nhật cho khách hàng nhằm giúp tạo sự tin cậy, và thu hút khách đến mua hàng trong thời gian tiếp theo.
10. Kinh nghiệm đặt tên shop bán quần áo trẻ em
Theo một số kinh nghiệm, thì việc đặt tên shop cần ngắn gọn, tên gọi gắn liền với trẻ em. Khi đọc tên cửa hàng, ta có thể nhận ra ngay đây chính là cửa hàng bán quần áo trẻ em. Có thể chọn tên tiếng Anh hoặc tiếng Việt đều được, nhưng hãy đảm bảo sự ngắn gọn và súc tích. Một số tên thường đặt cho shop bán quần áo trẻ em được sử dụng như:
- Baby Kids
- Baby Angel
- Baby Angel
- Kids Fashion
- Con Yêu
- Bé cưng
- Shop Mẹ Milk
- Kẹp Nơ
- Bé Xinh Shop
Ngoài ra, bạn có thể chọn cách đặt tên shop bán quần áo trẻ em theo phong thủy:
- Mạng Kim sẽ bao gồm các từ: C, Q, R, S, X, Z
- Mạng Mộc gồm có: G và K
- Mạng Thủy: B, F, M, H, P
- Mạng Hỏa: D, J, L, N, T, V
- Mạng Thổ: A, E, I, O, U, W, Y
Series các bài viết giúp kinh doanh quần áo hiệu quả:
- Top 7 loại vải may quần áo trẻ em thoáng mát, dễ chịu cho trẻ
- Công thức tính giá bán quần áo hợp lý, tối ưu lợi nhuận
- Bản kế hoạch kinh doanh quần áo online từ A-Z cho người mới
- Kinh doanh quần áo có lời không? 7 quy tắc vàng từ người đi trước
- XƯỞNG MAY LOCAL BRAND TRỌN GÓI 𝗔-𝗭 HẢI TRIỀU
Việc bán quần áo trẻ em mặc dù thị trường không phong phú như kinh doanh quần áo người lớn. Nhưng nếu bạn biết nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ, thì việc bán quần áo trẻ em sẽ không gặp quá nhiều khó khăn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ nắm được một số kinh nghiệm bán quần áo trẻ em, và áp dụng chúng một cách thành công nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Xem tiếp...