SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
337K

Không thể chủ quan với dịch sốt xuất huyết - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Chẩn đoán​

  • Sốt cao đột ngột, mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, đau cơ và hốc mắt; trên da có ban sung huyết hoặc xuất huyết
  • Các triệu chứng xuất huyết nếu có thường đi kèm với mức độ nặng;
  • Xét nghiệm có bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm, tăng Hematocrit và Test Dengue NS1(+) hoặc kháng thể Dengue IgM(+).

Bệnh chia làm 3 mức độ:

  • Sốt xuất huyết Dengue.
  • Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
  • Sốt xuất huyết Dengue mức độ nặng.

Tiêu chuẩn nhập viện​

  • Sốt xuất huyết Dengue là thể bệnh lành tính có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, khi có các dấu hiệu cảnh báo sau, nên nhập viện để được theo dõi và điều trị kịp thời.
  • Vật vã, li bì;
  • Nôn ói 3 lần/h hoặc 6 lần/4h;
  • Đau bụng hoặc đau vùng gan;
  • Gan to 2cm dưới bờ sườn;
  • Tiểu ít hoặc có suy thận;
  • Có triệu chứng xuất huyết niêm mạc;
  • Men gan tăng trên 400UI/L; tiểu cầu dưới 100G/L hoặc tăng Hematocrid.

Điều trị​

  • Hiện tại không có thuốc điều trị đặc hiệu cho sốt xuất huyết Dengue.
  • Người bệnh mắc sốt xuất huyết Dengue có thể điều trị và theo dõi tại nhà bằng cách: Bù dịch bằng dung dịch Oresol, hạ sốt bằng Acetaminophen. Tránh sử dụng các thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm không Steriod.
  • Các trường hợp sốt Dengue có dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện điều trị.
  • Tại bệnh viện, các nhân viên y tế có thể theo dõi các biến chứng và điều trị hỗ trợ theo chỉ định và phác đồ của Bộ Y tế ban hành.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Xem tiếp...
 
Top Bottom