MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
689K

Kho báu Núi Tàu và quá trình truy tìm kho báu Núi Tàu thời gian qua

TỪ MỘT KHO BÁU HUYỀN THOẠI.

Cuối Đệ nhị thế chiến, 84 tàu chiến củaHải quân Hoàng Gia Nhật bị không quân đồng minh oanh kích chìm ngay trong vịnh Cà Ná 66 chiếc, 18 tàu còn lạibị thương “lết” chạy ra Cam Ranh, Bình Tuy, Vũng Tàu … . hạm đội này đảm trách di chuyển vàng bạc châu báu đi chôn dấu phục vụ cho hậu chiến. Sau năm 1945, những tin đồn như thế được truyền miệng trong giới tài xế, rồi lan nhanh sang giới thầu khoáng ở miền Đông và Trung bộ. Lúc bấy giờ trong số đó có thương gia Trần văn Tiệp – người đang sở hữu hàng chục chiếc xe tải, chuyên khai thác , vận chuyển lâm sản từ Đắc Lắc, Lâm Đồng ,Kon Tum, Bình Thuận … về Sài Gòn. Những tin đồn như trên mỗi lúc một nhiều, khiến cho ông phải để tâm. Cuối tháng 2 vừa qua, tiếp chúng tôi tại ngôi Từ đường của gia tộc, nằm trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, P15, Q. Phú nhuận, Tp.HCM, ông kể: Tình cờ vào cuối năm 1957, ông quen biết bà Đức Hạnh, trước là vợ của một võ quan Nhật, có nhà ở đường Tạ Thu Thâu, Q1, Sài Gòn. Sau nhiều lần lui tới, ông hỏi dò về tin đồn kho báu , bà cho biết giữa năm 1943, bà cùng một số người khác được chồng giao cho gói một số lượng lớn vàng bằng một loại giấy dầu màu xanh rêu, sau đó xếp vào 6 xe Cam nhông , chở đi đâu bà không rõ. Từ đó ông càng để tâm hơn đến số vàng lớn mà quân đội Nhật có khả năng còn chôn dấu ở Việt Nam.

Mãi đến khoảng tháng 5-1990, ông Chu Lễ – một thương gia người Đài Loan đang làm ăn ở Tp.HCM chủ động tìm đến Từ đường của ông mời hợp tác tìm kiếm kho báu mà theo ông Lễ tiết lộ, rằng Nhật Bổn chôn dấu khoảng 700 tấn vàng ở một quả núi nằm sát bờ biển huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Song, ông Tiệp từ chối. Tuy vậy trước hấp lực của kho báu, ông không thể làm ngơ được nửa. Sau nhiều lần vào ra Bình Thuận, ông được một người dân ở xã Phước Thể là ông Mười Cận dẫn lên núi Tàu và chỉ cho biết : “Bố tôi căn dặn lại tôi, Nhật có chôn tại đây hai hầm. Một hầm lớn, một hầm nhỏ. Vàng như củi khúc, ai có phước mới lấy được” ( Bố ông Mười Cận là một trong số ít người trốn thoát sau khi bị Nhật bắt đi làm phu 1943 ờ vùng này –NV). Sau đó ông Tiệp còn được anh thợ đá Trần Anh, ngụ Thị trấn Liên Hương, Tuy Phong, đưa lên núi Tàu và viết bản cam đoan rằng: “ ông nội tôi là cụ Trần Mua, làm cai đường sắt tại nhà ga Vĩnh Hảo. Một hôm (1943) bỗng thấy trên núi xuất hiện ánh đèn sáng rực, khiến ông chú ý. Và nhiều ngày sau đó , ánh đèn được kéo dài từ chiếc tàu thủy đang đậu bên dưới lên đến lưng chừng núi, xa xa có hiến binh Nhật đứng canh. Đến khoảng năm 1968 – 1969 , ba tôi là Trần Băng, nguyên là trung đội trưởng trung đội trinh sát của chế độ cũ. Một hôm nhận được lệnh khẩn cấp phải lên ngay núi Tàu, canh gác cho một chiếc trực thăng. Từ trong máy bay, 3 người Mỹ mặc thường phục bước ra, dở bản đồ ngắm phương hướng rồi đóng 4 cọc sắt ở 4 góc và một cọc ở giữa gọi là cọc trung ương. Sau năm 1975, tôi lên núi nhiều lần vẫn thấy các cọc còn nguyên vẹn”. Xâu chuổi lại các tin đồn cộng với nhiều lần thị sátnúi Tàu, ông Tiệp vẫn chưa thấy đủ độ tin nên không dám quyết định đầu tư.

ĐẾN TẤM BẢN ĐỒ “GIA PHẢ GỐC”

Đầu năm 1992, ông Lê văn Hiền nắm được nguồn tin: “năm 1943, quân đội Nhật có chôn dấu tài sản quí ở núi Tàu”. Ông liền đề nghị chính quyền đị phương tổ chức thăm dò, tìm kiếm, khai quật. Chính quyền tỉnh Bình Thuận trả lời: “ việc đó có thể có, có thể không có nên chính quyền không đứng ra tổ chức khai quật, tìm kiếm”. Tuy vậy chính quyền có gợi ý với ông : Anh biết ai có khả năng thì vận động họ đứng ra thăm dò, khai quật. Cuối năm đó ông Hiền cùng với ông Há( nguyên là cán bộ Sở công nghiệp tỉnh Thuận Hải) tìm đến nhà ông Tiệp ở Tp.HCM cung cấp nguồn tin này. Đồng thời vận động ông Tiệp đứng ra xin phép Chính phủ cho thăm dò tìm kiếm. Ngày 16-10-1993, UBNDtỉnh Bình Thuận ra Quyết định 1219/ UBBT, cho phép ông Tiệp được thăm dò, khai thác điểm nghi là có chôn dấu tài sản tại núi Tàu trong thời hạn 90 ngày.

Trong thời gian khá dài từ 1993 đến tháng 4 – 1999, công trình bị đình chỉ gần 10 lần , do hết phép khai quật. Và mỗi lần như vậy, ông Hiền phải từ Tp. HCM khăn gói ra tận Bình Thuận xin giấy phép gia hạn cho ông Tiệp. Thế nhưng, gần 6 năm trời khai quật, tốn hàng tỷ đồng , song ông Tiệp vẫn không tìm thấy “dấu vết” gì của kho báu. Do vậy ngày 7-4-1999, UBND tỉnh Bình Thuận cho chấm dứt hoạt động thăm dò của ông Tiệp. Một lần nữa ông Hiền lại đến gặp lảnh đạo tỉnh xin được xem xét cho tiếp tục thăm dò , tìm kiếm. Lúc bấy giờ Bí thư tỉnh Uỷ, ông Đinh Trung khẳng định với ông Hiền rằng: “ không có việc Nhật chôn dấu tài sản gì ở núi Tàu, phải chấm dứt thôi” .

Trước thực tế như vậy, những tưởng việc khai quật kho báu được chấm dứt vĩnh viễn. Nào ngờ hơn hai năm sau, ngày 15-10-2001 UBND tỉnh lại ra Quyết định 2592 cho phép ông Tiệp quay trở lại thăm dò . Lần này, ông Tiệp hợp đồng máy khoan liên tục 15 ngày đêm và hàng chục lao động đào bới thủ công. Những hố đá đào sâu có tới 10 mét nhưng vẫn không tìm thấy được bất cứ vật gì đáng tin cậy. Một lần nữa giấy phép lại hết hạn! Thế nhưng vì lợi ít của đất nước , của nhân dân và lòng tin vào “kho báu” – nơi ông từng sinh sống và nắm giữ cương vị cao nhất nên đã thôi thúc ông đến gặp lảnh đạo tỉnh. Và rồi ngày 28-5 – 2002, UBND tỉnh có công văn 1476 cho phép được gia hạn tìm kiếm đến ngày 31- 12- 2002, đây cũng là hời hạn cuối cùng nếu không được phải chấm dứt.

Do giấy phép gia hạn quá “gắt”, trung tuần tháng 10-2002, ông Tiệp đích thân ra tận huyện Thanh Ba, Phú thọ mời chuyên bia khảo cổ- kiêm “ nhà ngoại cảm” Hoàng văn Trường ( còn gọi là Hoàng Trường sơn) vào núi Tàu. Theo tinh thần hợp tác, “nhà ngoại cảm” sẽ dùng khả năng đặc biệt của mình nhìn “xuyên” vào lòng núi 15-16 mét, giúp nhanh chóng khai quật được kho báu. Vừa vào Bình Thuận vài hôm, “ nhà ngoại cảm” đề nghị ông Tiệp đưa lên núi để thị sát. Sáng sớm ngày 24-10, ngay lần lên núi đầu tiên “ nhà ngoại cảm” đã làm cho những người đi theo phải thán phục. Đó là việc chỉ cho một công nhân “ruột” của ông Tiệp tên là Lộc đào giữa núi một hố sâu1,5 mét lấy lên một phiến đá có màu ngà, kích cỡ bằng lòng bàn tay, được “nhà ngoại cảm” gọi là bản đồ “gia phả gốc”. Theo “nhà ngoại cảm” bí mật về kho báu bắt đầu được loé sáng. Vì có “gia phả gốc”, việc mở cửa hầm chỉ còn là chuyện trong tầm tay. Thế nhưng, có điều lạ là sau khi lấy được tấm bản đồ “gia phả gốc” một người tận tuỵ như ông Hiền vẫn không được ông Tiệp cho “sờ” thử mà chỉ ngắm nó từ xa! Tuy vậy, ông Hiền vẫn không một mãi mai nghi ngờ.

… VÀ CỰU BÍ THƯ TỈNH ỦY BỊ “NHÀ NGOẠI CẢM” LỪA NHƯ THẾ NÀO?

Sau gần 10 năm “đục núi tìm vàng”, tốn không biết bao là công sức mới tìm ra được tấm bản đồ “gia phả gốc”, khiến nhiều người hết sức lạc quan. Ngày 26- 11- 2002, người ta không khỏi giật mình khi hay tin ông Tiệp làm giấy ủy quyền việc khai quật kho báu cho ông Hiền, trong đó có nội dung: toàn quyền trong mọi công việc khai quật kho báu. Ba ngày sau đích thân ông Hiền bỏ vốn, hợp đồng công nhân, chống gậy lên núi chỉ huy công trình. Sát cánh với ông lần này cũng không ai khác ngoài “nhà ngoại cảm” Hoàng văn Trường. Theo sự hướng dẫn của ông Trường, từ 30-11 đến 11-12-2002 công nhân đào ba đường sâu vào núi khoảng 5 mét, dẫn vào cửahầm chôn dấu kho báu. Ở đây tìm thấy một số vật chứng mà theo ông Hiền rất đáng lạc quan, đó là: 1 cây kiếm, 1 cán kiếm bằng đồng, 1 ngọn giáo và một đồng tiền bằng bạc có mệnh giá 10.000 YEN … Kế tiếp, ngày 20-12, ông Trường yêu cầu đào sâu đường hầm số 1 và đến ngày 4-1-2003 thì dừng lại, vì nghi đã đến trước mặt đứng trước cửa hầm. Ngày 10-1, ông Trường hướng dẫn đào một đường khác mà theo ông đào sâu xuống sẽ gặp một cửa “thông hơi” và “hầm chui”. Công nhân đào theo chỉ dẫn, hố rộng và sâu có đến 10 mét chỉ gặp đá tản nên được lệnh dừng lại. Trong lúc lo ngại đường vào cửa hầm bị bế tắc, bất ngờ ông Trường đề nghị xuất 50 triệu đồng mua hoá chất để phun vào đá , làm cho đá nhũn ra. Ông Hiền nghe có vẽ bùi tai, bởi từ ngày “nhà ngoại cảm” vào núi bên cạnh ông ta lúc nào cũng có một người tên Sỹ- được giới thiệu là “đại uý”quân đội- kỷ sư hoá chất. Ít ngày sau, Trường lại đề nghị chi thêm 3,5 triệu đồng để mua hoá chất “giải độc” cho công nhân vì cửa hầm sắp mở. Đến nay hai loại hoá chất có tên gì , tác dụng ra sao chỉ có hai thầy trò “nhà ngoại cảm” biết. Nguời khác chỉ thấy rằng, tiền đã bỏ ra , có hoá chất phun vào đá thật nhưng kết quả tại hiện trường chỉ có đá với đá.

Thấy việc lấy tiền quá dễ dàng, ngày 7-1, Trường đề nghị ông Hiền thuê máy định vị mới xác định được chính xác cửa hầm, có bao nhiêu kim loại, sâu bao nhiêu mét… .Đang lúc lạc quan về cửa hầm sắp mở, khi Trường đề nghị ông Hiền tổ chức ngay phương tiện cho Trường đi vào Tp.HCM thuê máy. Hai ngày sau Trương trở về và cho biết liên lạc nhiều nơi nhưng không thuê được máy. Một điều đáng nói, trong chuyến đi này ông Hiền lại quên giao tiền . Không có máy định vị , theo Trườngviệc khui hầm số 1 trước Tết ân lịch như đã hứa với UBND tỉnh gặp nhiều khó khăn. Dường như đoán được nỗi lo của ông Hiền, trưa ngày 11-1, Trường cho biết đã thuê đươc máy ở tận Hà Nội, nhưng giá đắt gấp 5 lần ở Tp.HCM, tức là 15 triệu đồng. Lập tức ngay trưa hôm đó Trường cử “đại uý” Sỹ bay ra Hà Nội và ông Hiền ứng trước cho 8,5 triệu đồng. Thế nhưng sự thật đã trái ngược , “đại uý” Sỹ không ra Hà Nội mà vẫn ở lại Tuy Phong. Sáng sớm hôm sau, bất ngờ Trường “rót mật” vào tai ông Hiền : phải về Hà Nội gấp để bàn giao 61 bộ hài cốt Liệt sĩ, xong sẽ trở vào ngay để kịp khui hầm trước Tết âm lịch như đã nói. Đồng thời đề nghị ông Hiền tạm ứng 300 USD và tổ chức phương tiện đưa ra Nha Trang để bay về Hà Nội.

Cho đến nay, năm cũ đã qua lâu mà thầy trò “nhà ngoại cảm” vẫn chưa một lần quay trở lại. Còn huyền thoại về kho báu trên đỉnh núi Tàu đã được chủ tịch UBND tỉnh ông Huỳnh Tấn Thành cho chấm dứt khai quật vĩnh viễn bằng công văn số 87 và yêu cầu chủ đầu tư phải sang lắp mặt bằng, trồng lại cây xanh trên diện tích thăm dò trước ngày 30 -3- 2003. Tiếp chúng tôi tại nhà riêng tại Bình Thạnh, TP.HCM, cựu Bí thư tỉnh Uy tỉnh Thuận Hải (cũ) không ngần ngại khi thừa nhận rằng chính mình là nạn nhân của “nhà ngoại cảm” Hoàng văn Trường. Ông Hiền cũng cho biết thêm, đã có đơn tố cáo gởi cho lảnh đạo tỉnh Bình Thuận về hành vi lừa đảo trên. Hy vọng kể từ đây huyền thoại về kho báu trên núi Tàu không còn ai nhắc đến và nó mãi mãi bị chôn sâu trong lòng núi./.

(Langdu4mua)

Xem tiếp...
 
Top Bottom