THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
331K

Khi nào có thể bắt đầu cho trẻ em sử dụng chất khử mùi?

Phương Nga

Tích Cực
Dùng chất khử mùi là một cách phổ biến để giảm mùi khó chịu trên cơ thể nhưng nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo ngại về việc sử dụng chất khử mùi khi con còn nhỏ. Trên thực tế không có quy định nào về độ tuổi bắt đầu sử dụng chất khử mùi. Cha mẹ có thể bắt đầu cho trẻ sử dụng những sản phẩm này bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết.

Khi nào có thể bắt đầu cho trẻ dùng chất khử mùi?​


Mỗi một người đều phải trải qua giai đoạn dậy thì. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), mỗi người bắt đầu dậy thì ở các độ tuổi khác nhau nhưng độ tuổi dậy thì trung bình ở nữ là từ 9 đến 13 tuổi trong khi độ tuổi dậy thì trung bình ở nam là từ 10 đến 15 tuổi.

Vào giai đoạn này, cơ thể sẽ có những thay đổi về thể chất, chẳng hạn như tăng chiều cao, các bé gái bắt đầu phát triển ngực và các bé trai có giọng nói trầm hơn. Tuổi dậy thì cũng là lúc mà trẻ bắt đầu mọc lông trên cơ thể. Khi có lông nách, trẻ sẽ dễ có mùi cơ thể nếu như không chú ý giữ vệ sinh thân thể. Đây là lý do mà nhiều trẻ bắt đầu dùng chất khử mùi vào độ tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, một số trẻ có mùi cơ thể từ rất sớm, trước cả tuổi dậy thì.

Dùng chất khử mùi là một cách phổ biến để giảm mùi khó chịu trên cơ thể nhưng nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo ngại về việc sử dụng chất khử mùi khi con còn nhỏ. Trên thực tế không có quy định nào về độ tuổi bắt đầu sử dụng chất khử mùi. Cha mẹ có thể bắt đầu cho trẻ sử dụng những sản phẩm này bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết.

Chất khử mùi và chất chống mồ hôi có gì khác nhau?​


Nếu trẻ có mùi cơ thể, cha mẹ có thể lựa chọn giữa chất chống mồ hôi và chất khử mùi. Không ít người nghĩ rằng hai sản phẩm này là một nhưng thực ra, chất chống mồ hôi khác chất khử mùi. Điểm khác biệt lớn nhất là cơ chế tác dụng. Chất chống mồ hôi ngăn cản sự tiết mồ hôi trong khi chất khử mùi loại bỏ mùi do mồ hôi tạo ra. Một số sản phẩm vừa có đặc tính chống mồ hôi vừa có đặc tính khử mùi nhưng không phải lúc nào cũng cần sử dụng những sản phẩm như vậy. Vì mồ hôi thường là nguyên nhân gốc rễ gây ra mùi cơ thể nên có thể chỉ cần dùng các sản phẩm kiểm soát mồ hôi là đủ.

Mặc dù chất chống mồ hôi là giải pháp hiệu quả để giảm mùi cơ thể nhưng nhiều người lại không muốn sử dụng do e ngại tác dụng phụ của những sản phẩm này.

Tác dụng phụ của chất chống mồ hôi​


Một thành phần có mặt trong rất nhiều loại chất chống mồ hôi là nhôm clorua (aluminum chloride) hay nhôm zirconium (aluminum zirconium). Các thành phần này có tác dụng bít các tuyến mồ hôi và ngăn mồ hôi chảy lên bề mặt da. Nếu sử dụng chất chống mồ hôi hàng ngày, trẻ có thể sẽ hoàn toàn không ra mồ hôi hoặc chỉ ra rất ít mồ hôi. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể sử dụng các loại chất chống mồ hôi dành cho người lớn. Mặc dù chất chống mồ hôi gốc nhôm có hiệu quả giảm mồ hôi nhưng có ý kiến cho rằng nhôm và các thành phần khác trong những sản phẩm này như paraben và propylene glycol có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý. Tuy nhiên, các nghiên cứu không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào cho thấy việc bôi những chất này lên da gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nếu lo ngại về những thành phần này, cha mẹ có thể lựa chọn chất khử mùi thay cho chất chống mồ hôi để khắc phục tình trạng mùi cơ thể ở trẻ.

Chất khử mùi an toàn cho trẻ em​


Nếu đang cần tìm một sản phẩm không chứa nhôm, paraben hoặc các thành phần tương tự để giảm mùi cơ thể của trẻ thì cha mẹ có thể lựa chọn một trong số những chất khử mùi tự nhiên dành cho trẻ em dưới đây:

  • Primal Pit Paste
  • Tom’s of Maine
  • Junior Varsity Natural
  • Truly’s
  • Crystal Spring Salt of the Earth
  • Fresh Kidz

Vì chất khử mùi không chứa các thành phần ngăn tiết mồ hôi nên những sản phẩm này chỉ có tác dụng kiểm soát mùi cơ thể chứ không làm giảm mồ hôi. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề đáng bận tâm vì trẻ nhỏ thường không ra nhiều mồ hôi. Cơ thể mỗi trẻ sẽ có phản ứng khác nhau với các chất khử mùi tự nhiên. Nếu mới chuyển sang chất khử mùi tự nhiên và chưa thấy hiệu quả ngay thì cũng đừng sốt ruột. Hãy kiên trì sử dụng vài ngày vì cơ thể trẻ cần có thời gian thích nghi với những thành phần mới. Nếu đã sử dụng được vài tuần mà vẫn không có tác dụng thì có thể thử một loại chất khử mùi tự nhiên khác.

Có một điều cần lưu ý trước khi sử dụng các chất khử mùi tự nhiên. Mặc dù những sản phẩm này nhìn chung là an toàn nhưng các thành phần tự nhiên có thể gây dị ứng ở một số trẻ. Trên thực tế, các thành phần trong chất khử mùi cũng có thể gây phản ứng dị ứng giống như thành phần trong chất chống mồ hôi. Do đó cần thử phản ứng da trước khi thoa chất khử mùi lên vùng da dưới cánh tay để đảm bảo trẻ không bị dị ứng hay kích ứng. Chấm thử một lượng nhỏ chất khử mùi lên vùng da bên trong cánh tay của trẻ và theo dõi xem có xuất hiện các dấu hiệu dị ứng như mẩn đỏ, sưng tấy hoặc ngứa ngáy hay không. Nếu da không có phản ứng thì có thể yên tâm sử dụng cho vùng dưới cánh tay.

Tự làm chất khử mùi​


Nếu không muốn để làn da non nớt của con tiếp xúc với các loại hóa chất trong chất chống mồ hôi hoặc chất khử mùi bán trên thị trường, cha mẹ có thể tự làm chất khử mùi tại nhà từ các nguyên liệu như dầu dừa, baking soda và tinh dầu. Có rất nhiều công thức chất khử mùi đơn giản. Dưới đây là một công thức mà cha mẹ có thể tham khảo:

Nguyên liệu:

  • 1/4 cốc baking soda
  • 1/4 cốc tinh bột ngô
  • 4 muỗng canh dầu dừa
  • 1/4 muỗng cà phê tinh dầu, chẳng hạn như tinh dầu tràm trà (tea tree oil) hoặc tinh dầu hoa oải hương (lavender)

Trộn đều các nguyên liệu, sau đó đun cách thủy hoặc cho vào lò vi sóng quay chảy rồi đổ vào lọ chất khử mùi đã dùng hết hoặc một chiếc hũ sạch.

Trong công thức này có thể sử dụng bất kỳ loại tinh dầu nào thay cho tinh dầu tràm trà hay tinh dầu oải hương vì tác dụng của tinh dầu chỉ là để tạo ra mùi thơm che đi mùi cơ thể. Vì là chất khử mùi tự làm và chứa các thành phần tự nhiên nên hiệu quả có thể sẽ không bằng các loại chất khử mùi bán sẵn. Để kiểm soát mùi cơ thể trong suốt cả ngày, trẻ sẽ phải bôi lại chất khử mùi sau khi hoạt động thể chất hoặc vào những ngày nắng nóng. Ngoài ra cần thực hiện thêm các biện pháp khác để kiểm soát mùi cơ thể như tắm ít nhất một lần một ngày, thay đồ và tắm ngay sau khi ra mồ hồi và mặc quần áo bằng chất liệu thoáng mát.

Tóm tắt bài viết​


Mùi cơ thể là một vấn đề mà nhiều trẻ em và thanh thiếu niên gặp phải, nhất là khi bước qua tuổi dậy thì. Mùi cơ thể không phải điều đáng ngại nhưng nên đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân gốc rễ nếu tình trạng mùi hôi trên cơ thể không cải thiện hoặc trở nên nặng thêm dù đã sử dụng chất chống mồ hôi, chất khử mùi và vệ sinh thân thể cẩn thận. Đôi khi, ra quá nhiều mồ hôi và mùi cơ thể bất thường là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng, tiểu đường hoặc cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).

Xem tiếp...
 
Top Bottom