Phương Nga
Tích Cực
Tập thể dục không ra mồ hôi là dấu hiệu của điều gì? Đó có phải là điều bất thường, báo hiệu cơ thể đang có vấn đề hay không. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Hầu hết chúng ta đều ra mồ hôi khi tập thể dục. Lượng mồ hôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:
Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao cơ thể lại ra mồ hôi khi tập thể dục? Đổ mồ hôi có những lợi ích gì? Đổ mồ hôi quá nhiều hay quá ít có bình thường hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn.
Đổ mồ hôi là một cơ chế tự nhiên của cơ thể để tự hạ nhiệt.
Gallucci Jr - Giám đốc điều hành của Trung tâm trị liệu JAG-ONE Physical cho biết: “Mồ hôi được tiết ra qua các tuyến mồ hôi trên da và sau đó bay hơi vào không khí. Mồ hôi bay hơi giúp làm mát cơ thể.”
Cơ thể con người có hai loại tuyến mồ hôi là tuyến eccrine và tuyến apocrine.
Lý do cơ thể đổ mồ hôi
Lợi ích chính của việc đổ mồ hôi khi tập thể dục là hạ nhiệt độ cơ thể, điều này giúp cho cơ thể không bị quá nóng.
Tập thể dục và nhiệt độ cao khiến thân nhiệt tăng và lúc này, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết ra mồ hôi.
Việc điều hòa nhiệt độ cơ thể khi tập thể dục là rất quan trọng, đặc biệt là khi tập thể dục trong phòng sưởi ấm hoặc tập ngoài trời khi thời tiết ấm áp.
Đổ mồ hôi nhiều trong khi tập thể dục không phải điều bất thường. Một số người ra nhiều mồ hôi hơn bình thường do cơ địa. Mức độ đổ mồ hôi cũng thay đổi theo cường độ vận động, loại quần áo đang mặc và nhiệt độ trong nhà hoặc ngoài trời.
Tuy nhiên, đổ mồ hôi quá nhiều có thể là do chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis).
Tăng tiết mồ hôi là thuật ngữ chỉ tình trạng đổ mồ hôi nhiều hơn mức cần thiết để làm mát cơ thể.
Những người bị chứng tăng tiết mồ hôi không có nhiều tuyến mồ hôi hơn những người khác nhưng các hạch thần kinh giao cảm có chức năng kiểm soát sự tiết mồ hôi lại hoạt động quá nhạy và khiến cho các tuyến mồ hôi tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường.
Theo thống kê, có khoảng 4,8% người dân Mỹ bị chứng tăng tiết mồ hôi nhưng con số thực tế có thể còn cao hơn. Có hai loại tăng tiết mồ hôi là tăng tiết mồ hôi nguyên phát và tăng tiết mồ hôi thứ phát.
Tập thể dục đổ nhiều mồ hôi có tốt không?
Theo ông Gallucci, mức độ đổ mồ hôi ở mỗi người là khác nhau. Ông cho biết thêm rằng đổ mồ hôi nhiều hay ít không liên quan gì đến lượng calo đốt cháy hay cường độ tập luyện.
Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến lượng mồ hôi khi tập thể dục còn có:
Ông Gallucci cho biết lý do phổ biến nhất gây ra tình trạng ra quá ít mồ hôi khi tập thể dục là mất nước.
Mất nước trước khi tập luyện đồng nghĩa với việc cơ thể bị thiếu chất lỏng trầm trọng. Và vì mồ hôi chủ yếu là nước nên khi cơ thể không có đủ nước thì các tuyến mồ hôi sẽ không thể tiết mồ hôi một cách bình thường.
Tuy nhiên, một số người dù đã uống đủ nước nhưng vẫn ra rất ít mồ hôi khi tập thể dục. Nếu vậy thì nên đi khám. Tình trạng ra rất ít hoặc không ra mồ hôi dù vận động mạnh được gọi là giảm tiết mồ hôi (hypohidrosis).
Tập thể dục không ra mồ hôi
Vì đổ mồ hôi là cơ chế điều hòa thân nhiệt tự nhiên nên ở những người bị giảm tiết mồ hôi, cơ thể không thể tự hạ nhiệt và khi tập thể dục hoặc thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên quá cao.
Không có khả năng điều hòa thân nhiệt là một tình trạng nghiêm trọng. Cơ thể quá nóng sẽ dẫn đến kiệt sức vì nhiệt hoặc sốc nhiệt và có thể đe dọa đến tính mạng.
Đối với những người thường ra nhiều mồ hôi khi tập thể dục và các hình thức hoạt động thể chất khác, Học viện Da liễu Hoa Kỳ (American Academy of Dermatology - AAD) khuyến nghị nên sử dụng chất chống mồ hôi. (1)
Để giảm tiết mồ hôi, hãy thoa chất chống mồ hôi lên những khu vực ra nhiều mồ hôi như dưới cánh tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và quanh đường chân tóc.
Ngoài sử dụng chất chống mồ hôi, bạn có thể thực hiện một số cách khác để kiểm soát lượng mồ hôi khi tập thể dục, ví dụ như:
Đối với những trường hợp không đáp ứng với chất chống mồ hôi, AAD khuyến nghị các phương pháp điều trị sau:
Cách khắc phục việc đổ mồ hôi nhiều
Hầu như tất cả mọi người đều đổ mồ hôi khi tập thể dục. Đó là một hiện tượng bình thường và tự nhiên giúp điều hoà và hạ nhiệt độ cơ thể. Nếu bị ra nhiều mồ hôi mỗi khi vận động và cảm thấy bất tiện thì có rất nhiều cách để kiểm soát mồ hôi.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy rằng mình đổ mồ hôi quá nhiều hoặc khi tập thể dục không ra mồ hôi vào những lúc thời tiết nắng nóng thì hãy đi khám để xác định nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp.
>>> Tham khảo thêm bài viết: Lợi Ích Của Đổ Mồ Hôi Đối Với Sức Khỏe
Xem tiếp...
Hầu hết chúng ta đều ra mồ hôi khi tập thể dục. Lượng mồ hôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:
- Cường độ tập luyện
- Điều kiện thời tiết
- Di truyền
- Mức độ thể chất
- Tình trạng sức khỏe
- Nơi tập thể dục
Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao cơ thể lại ra mồ hôi khi tập thể dục? Đổ mồ hôi có những lợi ích gì? Đổ mồ hôi quá nhiều hay quá ít có bình thường hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn.
Tại sao cơ thể đổ mồ hôi?
Đổ mồ hôi là một cơ chế tự nhiên của cơ thể để tự hạ nhiệt.
Gallucci Jr - Giám đốc điều hành của Trung tâm trị liệu JAG-ONE Physical cho biết: “Mồ hôi được tiết ra qua các tuyến mồ hôi trên da và sau đó bay hơi vào không khí. Mồ hôi bay hơi giúp làm mát cơ thể.”
Cơ thể con người có hai loại tuyến mồ hôi là tuyến eccrine và tuyến apocrine.
- Tuyến mồ hôi eccrine: có ở khắp cơ thể nhưng chủ yếu tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và trán. Chức năng chính của các tuyến eccrine là điều hòa nhiệt độ cơ thể. Các tuyến mồ hôi này mở trực tiếp lên bề mặt da, tạo ra mồ hôi lỏng như nước và không mùi.
- Mặt khác: Các tuyến mồ hôi apocrine mở vào các nang lông, sau đó chất dịch được tiết ra sẽ chảy từ nang lông lên bề mặt da. Các tuyến apocrine tập trung ở những vùng có nhiều nang lông, chẳng hạn như nách, bẹn và da đầu. Các tuyến mồ hôi apocrine tiết ra chất nhờn đặc hơn so với mồ hôi của tuyến eccrine và chất nhờn này là nguyên nhân chính gây ra mùi cơ thể.
Lợi ích của việc đổ mồ hôi khi tập thể dục
Lợi ích chính của việc đổ mồ hôi khi tập thể dục là hạ nhiệt độ cơ thể, điều này giúp cho cơ thể không bị quá nóng.
Tập thể dục và nhiệt độ cao khiến thân nhiệt tăng và lúc này, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết ra mồ hôi.
Việc điều hòa nhiệt độ cơ thể khi tập thể dục là rất quan trọng, đặc biệt là khi tập thể dục trong phòng sưởi ấm hoặc tập ngoài trời khi thời tiết ấm áp.
Đổ mồ hôi nhiều khi tập thể dục có bình thường không?
Đổ mồ hôi nhiều trong khi tập thể dục không phải điều bất thường. Một số người ra nhiều mồ hôi hơn bình thường do cơ địa. Mức độ đổ mồ hôi cũng thay đổi theo cường độ vận động, loại quần áo đang mặc và nhiệt độ trong nhà hoặc ngoài trời.
Tuy nhiên, đổ mồ hôi quá nhiều có thể là do chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis).
Tăng tiết mồ hôi là gì?
Tăng tiết mồ hôi là thuật ngữ chỉ tình trạng đổ mồ hôi nhiều hơn mức cần thiết để làm mát cơ thể.
Những người bị chứng tăng tiết mồ hôi không có nhiều tuyến mồ hôi hơn những người khác nhưng các hạch thần kinh giao cảm có chức năng kiểm soát sự tiết mồ hôi lại hoạt động quá nhạy và khiến cho các tuyến mồ hôi tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường.
Theo thống kê, có khoảng 4,8% người dân Mỹ bị chứng tăng tiết mồ hôi nhưng con số thực tế có thể còn cao hơn. Có hai loại tăng tiết mồ hôi là tăng tiết mồ hôi nguyên phát và tăng tiết mồ hôi thứ phát.
- Tăng tiết mồ hôi nguyên phát (primary focal hyperhidrosis): Chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát thường là do di truyền. Trên thực tế, có đến 2/3 số người mắc chứng tăng tiết mồ hôi có tiền sử gia đình bị đổ mồ hôi quá nhiều. Tình trạng đổ mồ hôi thường xảy ra ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách, mặt và đầu. Dạng tăng tiết mồ hôi này thường bắt đầu từ khi còn nhỏ.
- Tăng tiết mồ hôi thứ phát (secondary hyperhidrosis): Tăng tiết mồ hôi thứ phát là dạng tăng tiết mồ hôi do một bệnh lý hay tình trạng khác gây ra và thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành. Tình trạng đổ mồ hôi có thể xảy ra trên toàn bộ cơ thể hoặc chỉ tập trung ở một khu vực. Một số tình trạng và bệnh lý có thể gây tăng tiết mồ hôi gồm có: tiểu đường, các vấn đề về tuyến giáp, bốc hỏa vào thời kỳ mãn kinh, hạ đường huyết, rối loạn hệ thần kinh và bệnh Gout.
Các yếu tố khác ảnh hưởng sự tiết mồ hôi
Theo ông Gallucci, mức độ đổ mồ hôi ở mỗi người là khác nhau. Ông cho biết thêm rằng đổ mồ hôi nhiều hay ít không liên quan gì đến lượng calo đốt cháy hay cường độ tập luyện.
Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến lượng mồ hôi khi tập thể dục còn có:
- Giới tính (nam giới thường đổ mồ hôi nhiều hơn phụ nữ)
- Tuổi tác (người trẻ tuổi thường đổ mồ hôi nhiều hơn người lớn tuổi)
- Khối lượng cơ thể
- Di truyền
- Độ ẩm
- Loại bài tập
Tập thể dục không ra mồ hôi là do đâu?
Ông Gallucci cho biết lý do phổ biến nhất gây ra tình trạng ra quá ít mồ hôi khi tập thể dục là mất nước.
Mất nước trước khi tập luyện đồng nghĩa với việc cơ thể bị thiếu chất lỏng trầm trọng. Và vì mồ hôi chủ yếu là nước nên khi cơ thể không có đủ nước thì các tuyến mồ hôi sẽ không thể tiết mồ hôi một cách bình thường.
Tuy nhiên, một số người dù đã uống đủ nước nhưng vẫn ra rất ít mồ hôi khi tập thể dục. Nếu vậy thì nên đi khám. Tình trạng ra rất ít hoặc không ra mồ hôi dù vận động mạnh được gọi là giảm tiết mồ hôi (hypohidrosis).
Vì đổ mồ hôi là cơ chế điều hòa thân nhiệt tự nhiên nên ở những người bị giảm tiết mồ hôi, cơ thể không thể tự hạ nhiệt và khi tập thể dục hoặc thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên quá cao.
Không có khả năng điều hòa thân nhiệt là một tình trạng nghiêm trọng. Cơ thể quá nóng sẽ dẫn đến kiệt sức vì nhiệt hoặc sốc nhiệt và có thể đe dọa đến tính mạng.
Làm thế nào để giảm mồ hôi khi tập thể dục?
Đối với những người thường ra nhiều mồ hôi khi tập thể dục và các hình thức hoạt động thể chất khác, Học viện Da liễu Hoa Kỳ (American Academy of Dermatology - AAD) khuyến nghị nên sử dụng chất chống mồ hôi. (1)
Để giảm tiết mồ hôi, hãy thoa chất chống mồ hôi lên những khu vực ra nhiều mồ hôi như dưới cánh tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và quanh đường chân tóc.
Ngoài sử dụng chất chống mồ hôi, bạn có thể thực hiện một số cách khác để kiểm soát lượng mồ hôi khi tập thể dục, ví dụ như:
- Chọn quần áo tập bằng chất liệu vải nhẹ, thoáng khí như cotton hoặc chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
- Bôi bột lên những vùng ra nhiều mồ hôi như bàn chân, vùng bẹn, tay và dưới vú.
- Tránh tập thể dục dưới trời nắng nóng. Thay vào đó, nên tập vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.
- Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong phòng nếu tập thể dục trong nhà.
- Uống đủ nước trước, trong và sau khi tập thể dục.
- Dùng khăn lau mồ hôi trong và sau khi tập.
- Chuyển sang sử dụng chất khử mùi mạnh hơn nếu đã dùng chất khử mùi thông thường mà không hiệu quả
Khắc phục đổ mồ hôi quá nhiều
Đối với những trường hợp không đáp ứng với chất chống mồ hôi, AAD khuyến nghị các phương pháp điều trị sau:
- Điện di ion (iontophoresis): Sử dụng một thiết bị truyền dòng điện nhẹ đến bàn tay, bàn chân hoặc nách trong khi ngâm trong nước để tạm thời chặn các tuyến mồ hôi.
- Tiêm Botox: Tiêm Botox có thể tạm thời làm giảm hoạt động của các dây thần kinh kích thích tuyến mồ hôi.
- Khăn tẩm glycopyrronium tosylate: Glycopyrronium tosylate có tác dụng làm giảm tiết mồ hôi dưới cánh tay.
- Thuốc kê đơn: Một số loại thuốc kê đơn có thể tạm thời làm giảm hoặc ngăn tiết mồ hôi toàn thân.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật là một giải pháp điều trị cho những trường hợp tăng tiết mồ hôi nghiêm trọng. Có hai lựa chọn phẫu thuật chính để điều trị tăng tiết mồ hôi là cắt tuyến mồ hôi và cắt hạch giao cảm – các hạch thần kinh truyền tín hiệu đến tuyến mồ hôi.
Tóm tắt bài viết
Hầu như tất cả mọi người đều đổ mồ hôi khi tập thể dục. Đó là một hiện tượng bình thường và tự nhiên giúp điều hoà và hạ nhiệt độ cơ thể. Nếu bị ra nhiều mồ hôi mỗi khi vận động và cảm thấy bất tiện thì có rất nhiều cách để kiểm soát mồ hôi.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy rằng mình đổ mồ hôi quá nhiều hoặc khi tập thể dục không ra mồ hôi vào những lúc thời tiết nắng nóng thì hãy đi khám để xác định nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp.
>>> Tham khảo thêm bài viết: Lợi Ích Của Đổ Mồ Hôi Đối Với Sức Khỏe
Xem tiếp...