THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
331K

Khe ngực rộng ( 2 vú cách xa nhau, túi độn lệch sang bên nách)

Phương Nga

Tích Cực
Khe ngực quá rộng bẩm sinh hoặc biến chứng túi độn lệch sang bên sau phẫu thuật nâng ngực

Khe ngực rộng do túi độn bị lệch sang bên​


Cũng giống như các trường hợp túi độn bị lệch xuống dưới ( lồi đáy vú), túi độn bị lệch sang bên (về phía nách) cũng là một trong các vấn đề không mong muốn xảy ra sau nâng ngực bằng túi độn. Trong tất cả các trường hợp thì sau khi đặt túi độn, mô vú đều bị kéo giãn sang hai bên. Về mặt thẩm mỹ, phần bên của ngực cần phải giãn ra để tạo sự tròn trịa cho bầu ngực và độ nhô ở hai bên (mép ngoài của vú vượt qua mép ngoài của thành ngực), tạo sự cân đối với hông và thân hình đồng hồ cát. Ngay sau khi nâng ngực bằng túi độn, phần bên của bầu ngực thường trông phẳng và căng, giống như phần dưới ngực. Kết quả cuối cùng sau đặt túi độn sẽ phụ thuộc sự kéo giãn của mô vú sau đó. Khi tiến hành nâng ngực, bác sĩ cần đánh giá kích cỡ và chất lượng mô của khách hàng, từ đó tạo khoang chứa túi độn, chọn kích cỡ và hình dạng túi độn phù hợp để bầu ngực có đường cong hoàn hảo sau phẫu thuật.

Vấn đề ở đây là ở một số phụ nữ, khi đứng thẳng thì ngực trông rất ổn nhưng khi nằm xuống thì hai bầu ngực lại chảy sang hai bên và làm mất đi sự đầy đặn ở giữa. Giống như biến chứng lồi đáy vú, túi độn lệch sang bên cũng không phải là vấn đề hiếm gặp nhưng đa phần chỉ ở mức độ nhẹ và không ảnh hưởng đến kết quả bên ngoài. Tuy nhiên, đôi khi, túi độn lại bị lệch quá mức. Vậy, nguyên nhân nào gây nên vấn đề này?

Trong quá trình tạo khoang chứa túi độn, bờ dưới của khoang chứa được xác định tại nếp gấp chân ngực và bờ bên ngoài (trái và phải) cũng được xác định tại một vị trí nhất định. Nếu như bờ ở hai bên của khoang chứa không được tạo đủ xa về phía nách thì túi độn sẽ bị dồn về phía xương ức và phần bên ngoài của bầu ngực sẽ bị phẳng. Còn nếu bờ bên của khoang chứa được tạo quá xa về phía nách thì hai túi độn (và bầu ngực) sẽ bị cách quá xa nhau (khe ngực rộng). Điều này thường được phát hiện thấy ngay trong thời gian đầu sau khi phẫu thuật.

Hầu hết các bác sĩ đều tạo ra khoang chứa túi độn với kỹ thuật bóc tách bằng dụng cụ đầu tù. Kỹ thuật này có nhược điểm là làm giảm khả năng kiểm soát kích cỡ khoang chứa túi độn và khi khoang chứa được bóc tách quá xa về phía nách thì túi độn sẽ lệch/dịch chuyển sang hai bên. Nếu điều này được phát hiện ngay trong quá trình phẫu thuật thì bờ bên ngoài của khoang chứa có thể được khâu lại vào thành ngực để khắc phục. Còn khi điều này được phát hiện sau một thời gian đã hình thành bao xơ xung quanh túi độn thì sẽ cần tiến hành phương pháp khâu bao xơ, có nghĩa là dùng chỉ khâu hai thành bao xơ lại để giữ cố định túi độn.

Khi tạo khoang chứa túi độn thì tốt nhất nên sử dụng kỹ thuật bóc tách bằng dao điện để đảm bảo độ chính xác. Kỹ thuật này giúp làm giảm đáng kể mức độ mất máu và đau đớn, đồng thời cho phép kiểm soát kích cỡ khoang chứa được tốt hơn.

Tuy nhiên, ngay cả khi kích cỡ túi độn được chọn chính xác và khoang chứa được tạo vừa vặn thì đôi khi túi độn vẫn di chuyển sang hai bên khi nằm. Tại sao lại thế? Câu trả lời là do sự giãn mô. Khi bờ ngoài của khoang chứa được tạo chính xác thì mô vú vẫn có thể bị kéo giãn về phía nách, khiến khoang chứa rộng ra và túi độn dịch chuyển sang hai bên khi nằm. Ví dụ, khi đặt một túi độn 300 cc vào ngực và vừa khít thì thể tích khoang chứa cũng là khoảng 300 cc. Tuy nhiên, theo thời gian, do trọng lực, hiện tượng mỏng mô và độ săn chắc kém thì mô vú sẽ giãn ra và thể tích khoang chứa sẽ tăng lên. Lúc này, túi độn sẽ nhỏ hơn so với khoang chứa. Khi đứng, ngực trông vẫn rất đẹp vì nếp gấp chân ngực giữ cho túi độn ở đúng vị trí. Tuy nhiên, khi nằm xuống, nếp gấp chân ngực không còn ảnh hưởng đến vị trí túi độn nữa và túi độn sẽ trượt sang hai bên, khiến cho vùng giữa ngực bị phẳng.

Bất cứ khi nào túi độn được đặt vào ngực thì mô vú đều sẽ được kéo giãn ra. Mức độ kéo giãn là điều không thể dự đoán nhưng sẽ bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố chính là chất lượng mô (mỏng, độ đàn hồi kém, chảy xệ) và kích cỡ túi độn (túi độn quá lớn). Ở những người có chất lượng mô tốt và kích cỡ túi độn phù hợp thì mức độ mô bị kéo giãn sẽ rất thấp. Tuy nhiên, còn có một yếu tố khác cũng quyết định mức độ giãn mô không mong muốn sau khi đặt túi độn ngực đó là khuynh hướng di truyền - một yếu tố hoàn toàn không thể kiểm soát được. Do đó mà có những người dù mô lỏng lẻo nhưng lại không bị giãn nhiều sau phẫu thuật trong khi lại có người dù mô săn chắc nhưng túi độn lại bị lệch đáng kể sang hai bên.

Ở một số người, nguyên nhân của vấn đề lệch túi độn vừa là do giãn mô vừa là do khoang chứa được tạo quá lớn. Mặc dù vậy nhưng trong hầu hết các trường hợp thì túi độn di chuyển quá xa sang bên là do mô bị kéo giãn quá mức chứ không phải do lỗi trong quá trình tạo khoang chứa túi độn.

Làm sao để nhận biết túi độn bị lệch sang bên?​


Có hai dấu hiệu để nhận biết vấn đề này là:

  1. Túi độn dịch chuyển quá xa về phía nách khi nằm ngửa
  2. Khi nằm, chân bờ ngoài của bầu ngực nhô sang hai bên quá xa so với thành ngực

Túi độn bị lệch sang bên do giãn mô​


Đây là trường hợp mà nguyên nhân đơn thuần là do mô ở phần ngoài của bầu ngực bị kéo giãn trong khi khoang chứa túi độn được tạo ra một cách chính xác, giống như lồi đáy vú do giãn mô. Khi điều này xảy ra thì khi nằm ngửa, thể tích túi độn sẽ dồn sang hai bên.

Túi độn lệch do khoang chứa quá lớn​


Vấn đề này cũng tương tự như biến chứng lồi đáy vú do nếp gấp chân vú tụt thấp. Trong những trường hợp này, khoang chứa túi độn được bóc tách quá nhiều sang hai bên, khiến túi độn dịch chuyển về phía nách khi nằm và chân bờ ngoài của bầu ngực nhô ra quá xa so với thành ngực.

Đây là những điều rất quan trọng cần biết trong những trường hợp khách hàng có nhu cầu phẫu thuật chỉnh sửa. Điều bắt buộc là phải hiểu được về cấu tạo giải phẫu và nguyên nhân gây biến dạng để có kế hoạch phẫu thuật khắc phục phù hợp. Bác sĩ phẫu thuật cần phải hiểu vấn đề là do sự giãn mô ở vùng bên ngoài của bầu ngực, bóc tách khoang chứa quá rộng hay cả hai. Điều này sẽ giúp bác sĩ phẫu thuật xác định được kế hoạch phẫu thuật tối ưu nhất để khắc phục vấn đề.

Sơ đồ dưới đây minh họa sự khác biệt giữa hai nguyên nhân khiến túi độn lệch sang bên này.

tui don lech sang ben
Ngực bình thường - ngực lệch bên do giãn mô - ngực lệch bên do tạo khoang chứa quá rộng

Ảnh bên trên: Túi độn nằm đúng vị trí trên thành ngực, không bị lệch hay dịch chuyển sang bên. Các đường thẳng cho thấy bờ bên trong và bên ngoài của khoang chứa túi độn.

Ảnh giữa: Túi độn bị lệch do giãn mô. Bờ bên ngoài của khoang chứa túi độn thẳng hàng với hình trên nhưng vùng ngoài của bầu ngực đã bị giãn, khiến cho bầu ngực chảy sang hai bên khi nằm. Trong trường hợp này, bờ ngoài của khoang chứa được tạo ở vị trí chính xác, tuy nhiên, sự kéo giãn của mô vú khiến cho túi độn dồn về hai bên.

Ảnh dưới: Túi độn lệch do khoang chứa lớn. Bờ bên ngoài của khoang chứa túi dộn được tạo xa hơn về hai bên so với hai hình trên. Trong những trường hợp này, túi độn cũng sẽ bị lệch sang bên khi nằm.

Dù túi độn bị lệch do giãn mô hay do khoang chứa quá lớn thì bầu ngực đều bị chảy sang hai bên khi nằm, khiến cho vùng giữa ngực (quanh xương ức) bị phẳng khi nằm ngửa. Cả hai đều ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bộ ngực.

Chỉnh sửa khe ngực rộng do túi độn bị lệch sang bên​


Việc chỉnh sửa cho những trường hợp mà túi độn bị lệch sang bên đòi hỏi bác sĩ cần có hiểu biết chuyên sâu về nguyên nhân gây ra vấn đề, là:

  • Do vùng mô bên cạnh của bầu ngực bị kéo giãn (bờ bên ngoài của khoang chứa được tạo đúng vị trí)
  • Do khoang chứa túi độn được tạo quá rộng về phía nách
  • Do cả hai nguyên nhân trên

Trong khi những trường hợp lồi đáy vú do mô vú ở phần dưới của bầu ngực bị kéo giãn (khoang chứa được tạo chính xác) thường ít gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ thì túi độn bị lệch sang bên do mô vú bị kéo giãn sẽ khiến bầu ngực bị chảy về phía nách khi nằm ngửa.

Giống như những trường hợp lồi đáy vú do khoang chứa được bóc tách quá xa xuống bên dưới hay nếp gấp chân ngực tụt thấp, túi độn bị lệch sang bên do khoang chứa được bóc tách quá rộng về phía nách cũng sẽ gây biến dạng, làm mất đi tính thẩm mỹ và cần phẫu thuật chỉnh sửa.

Đầu tiên, khách hàng sẽ được đánh dấu ở tư thế đứng. Nếu bờ ngoài của khoang chứa được tạo quá xa sang hai bên thì bác sĩ sẽ đánh dấu vị trí bờ ngoài hiện tại và bờ ngoài mới.

Còn khi túi độn bị lệch sang bên do giãn mô (không giống như các trường hợp lồi đáy vú do giãn mô, da thừa có thể được cắt bỏ với đường rạch mổ nằm ẩn ở nếp gấp chân ngực), lúc này không thể cắt bớt mô thừa ở phần bên cạnh của bầu ngực vì sẽ bị lộ sẹo. Trong những trường hợp này, bờ ngoài của khoang chứa túi độn cần được dịch chuyển vào trong một chút.

Trong quá trình phẫu thuật, đường rạch được tạo ở vị trí vết sẹo trước đó và túi độn được tháo ra ngoài. Bề mặt bên trong của khoang chứa túi độn lúc này đã có một lớp mô sẹo mỏng gọi là bao xơ. Bác sĩ sẽ tiến hành khâu đóng bao xơ, có nghĩa là khâu bờ ngoài của bao xơ vào thành ngực để thu hẹp bớt khoang chứa ở phía bên. Đôi khi, bao xơ quá mỏng và không thể giữ được chỉ khâu nên phương án này sẽ không khả thi. Trong những trường hợp như vật thì sẽ cần khâu thêm lưới Galaflex để gia cố cho mô và hỗ trợ giữ chỉ khâu trong thời gian lành lại. Lưới Galaflex sẽ tồn tại được khoảng 2 - 3 năm và trong thời gian này cơ thể sẽ tạo ra thêm khoảng 3mm mô tại vị trí đặt lưới, nhờ đó giúp kết quả duy trì được lâu hơn. Sau khi lưới Galaflex được cơ thể hấp thụ, mô mới được tạo ra sẽ tồn tại vĩnh viễn. Đây là một cách để kích thích tạo thêm mô và đồng thời giảm nguy cơ phẫu thuật hỏng.

Không nên thay túi độn hiện tại bằng một túi độn lớn hơn để lấp đầy khoảng trống trong khoang chứa túi độn vì điều này sẽ khiến cho mô càng bị kéo giãn và làm mỏng mô vú, từ đó khiến cho ngực càng thêm biến dạng.

Một số lưu ý khi khâu đóng bao xơ​

  1. Không có bất cứ quy trình phẫu thuật nào có thể thay đổi hoặc cải thiện chất lượng mô vú của khách hàng.
  2. Phương pháp khâu đóng bờ ngoài của bao xơ có thể đóng một phần khoang chứa túi độn nhưng theo thời gian, khoang chứa vẫn có thể lại bị rộng ra do mô tiếp tục bị giãn hoặc do chỉ khâu kéo qua lớp mô gây lỏng nút chỉ sau này, đặc biệt là ở những người có mô mỏng. Đó là lý do tại sao nên dùng lưới Galaflex để hỗ trợ.
  3. Khi đóng bớt phần bên cạnh của khoang chứa túi độn thì có thể sẽ tạo nên đường nét bất thường tạm thời hoặc vĩnh viễn dọc theo bờ ngoài của bầu ngực, đặc biệt là ở những người có mô mỏng.
  4. Khả năng thành công của phương pháp khâu đóng bao xơ trong việc khắc phục túi độn bị lệch còn phụ thuộc vào đặc điểm của mô (mô càng kém săn chắc và càng mỏng thì khả năng thành công càng thấp). Do đó, bạn phải chấp nhận là có thể sau khi khâu đóng bao xơ, mô sẽ lại bị kéo giãn và túi độn lại bị dịch chuyển sang hai bên khi nằm.
  5. Không nên đặt túi độn kích cỡ lớn hơn. Mô vú vốn đã bị giãn do túi độn hiện tại và nếu còn thay một túi độn khác có kích cỡ lớn hơn thì sẽ càng kéo giãn mô hơn nữa và túi độn vẫn sẽ bị lệch, thậm chí còn có thể bị lệch ngay cả khi đứng thẳng.

Medically reviewed by: Bác sĩ Tâm

Xem tiếp...
 
Top Bottom