SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Khám mắt quan trọng thế nào? Công dụng, quy trình và kết quả

BS Hà Nội

Fan Cứng
Đôi mắt là một trong những bộ phận quan trọng của chúng ta. Nhưng mắt rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Môi trường, vi khuẩn, ánh sáng mạnh và tuổi tác,… Vì vậy, việc khám mắt định kỳ rất quan trọng, giúp phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vấn đề về mắt. ThS.BS Phạm Huy Vũ Tùng, chuyên khoa Mắt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình kiểm tra mắt, dấu hiệu, nguy cơ cần đi khám mắt và cách chăm sóc mắt hiệu quả trong bài viết này.

khám mắt


Khám mắt là gì?


Khám mắt là quá trình thực hiện nhiều bài kiểm tra khác nhau để đánh giá chức năng của mắt. Từ đó, phát hiện sớm các vấn đề về thị lực, tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu bạn có các vấn đề về thị lực như: Cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị,… thì kiểm tra mắt xác định xem bạn cần đeo kính hay không và độ kính cần đeo là bao nhiêu.

Tầm quan trọng khi khám mắt tổng quát


Khám mắt định kỳ rất quan trọng, giúp phát hiện sớm các bệnh về mắt và ngăn các biến chứng gây tổn thương đến thị lực. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có hơn 2,2 tỷ người trên thế giới đang gặp vấn đề về thị lực, trong đó có 1 tỷ trường hợp có thể điều trị. [1]

Các bệnh về mắt như: Đục thủy tinh thể, glaucoma, bệnh võng mạc và các tật khúc xạ gây suy giảm thị lực hoặc thậm chí mù lòa. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị kịp thời rất cần thiết.

Theo chỉ định của bác sĩ như sau:

  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi nên được kiểm tra mắt lần đầu.
  • Khi trẻ 2 – 3 tuổi nên thực hiện kiểm tra mắt toàn diện.
  • Trước khi trẻ bắt đầu đi học (5 tuổi) nên thực hiện một cuộc kiểm tra mắt.
  • Từ 6 tuổi trở đi nên kiểm tra mắt định kỳ từ 6 tháng – 1 năm.
  • Người trưởng thành sau 40 tuổi nên khám mắt mỗi 2 năm để phát hiện sớm các bệnh như glaucoma và lão thị.
  • Người sau 65 tuổi nên khám mắt hàng năm.

Đối tượng chỉ định khám mắt


Thực tế, tần suất và thời gian cần thiết cho kiểm tra mắt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tuổi tác, tình trạng sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh về mắt. Chỉ định khám mắt ở trẻ em và người lớn như sau:

1. Trẻ em

  • Trẻ em dưới 3 tuổi: Mặc dù không cần thiết phải kiểm tra thị lực, nhưng các vấn đề như mắt lác hoặc mắt lười sẽ được bác sĩ nhi khoa theo dõi chặt chẽ.
  • Trẻ từ 3 – 5 tuổi: Khi trẻ có thể hợp tác với bác sĩ (như nhận biết các hình dạng đơn giản), nên được kiểm tra thị lực lần đầu.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên: Trước khi bắt đầu lớp 1, tất cả trẻ em nên được kiểm tra thị lực, sau đó kiểm tra định kỳ mỗi 1 – 2 năm.
các bước khám mắt
Khi bắt đầu vào lớp 1, tất cả trẻ em cần khám thị lực, sau đó kiểm tra định kỳ 1 – 2 năm/lần

2. Người lớn

  • 20 – 30 tuổi: Kiểm tra định kỳ sau 5 – 10 năm.
  • 40 – 54 tuổi: Kiểm tra 2 – 4 năm/lần. Ở tuổi 40, mọi người thường bắt đầu có dấu hiệu của viễn thị và có thể cần học cách đọc.
  • 55 – 64 tuổi: Kiểm tra 1 – 3 năm/lần
  • Từ 65 tuổi trở lên: Kiểm tra hàng năm.

Nếu bạn đeo kính hoặc kính áp tròng, có tiền sử bệnh về mắt trong gia đình hoặc mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, bạn cần kiểm tra thị lực thường xuyên hơn.

Rủi ro và chống chỉ định


Khám mắt không gây rủi ro. Tuy nhiên, phụ nữ mới mang thai nên khám mắt sau 3 tháng, vì có một nguy cơ rất nhỏ liên quan đến thuốc dùng để làm giãn đồng tử. Theo Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO), khuyên phụ nữ mang thai nên nhắm mắt lại sau khi nhỏ thuốc giãn đồng tử để giảm lượng thuốc hấp thụ vào cơ thể. [2]

1. Phụ nữ mang thai


Khám mắt không gây hại cho phụ nữ mang thai. Một số vấn đề về sức khỏe khi mang thai có thể làm thay đổi thị lực, nên cần kiểm tra ngay. Bên cạnh đó, khi dùng thuốc giãn đồng tử trong thời gian mang thai cũng cần thận trọng.

2. Thuốc giãn đồng tử


Thuốc giãn đồng tử như Mydriacyl dùng trong khám mắt. Nhưng gây ra 1 số tác dụng phụ như: Mắt khô, thị lực mờ và ánh sáng mạnh sẽ làm bạn khó chịu. Trong một số trường hợp, thuốc còn gây rối loạn nhận thức và buồn ngủ. Nếu có bệnh glaucoma hoặc dị ứng với thuốc này, không nên dùng Mydriacyl. Khi đồng tử đang giãn, bạn nên bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mạnh.

Nên khám mắt thường xuyên bao lâu một lần?

  • Trẻ dưới 5 tuổi: Nếu trẻ có các vấn đề về mắt như lác, nhược thị, cận hoặc loạn bẩm sinh, cần được kiểm tra thường xuyên. Nếu không, trẻ chỉ cần kiểm tra thị lực trong các cuộc khám sức khỏe định kỳ.
  • Trẻ từ 6 đến 17 tuổi: Trẻ nên được kiểm tra mắt 1 – 2 lần/năm. Nếu trẻ có tật khúc xạ, cần đo độ kính 6 tháng/lần để đảm bảo độ phù hợp.
  • Người từ 18 đến dưới 40 tuổi: Nếu không có vấn đề gì về mắt, nên kiểm tra thị lực định kỳ 2 năm/lần. Nếu đã từng có vấn đề về mắt hoặc có nguy cơ mắc bệnh (như có tiền sử gia đình mắc bệnh về mắt), nên đi khám mắt hàng năm.
  • Người từ 40 tuổi trở lên: Kiểm tra thị lực định kỳ mỗi năm.

Phương pháp và quy trình khám mắt

1. Chuyển động cơ mắt


Để đánh giá hoạt động của các cơ mắt, bác sĩ di chuyển một vật và yêu cầu người bệnh theo dõi nó bằng mắt nhưng không di chuyển cổ.

2. Thị lực


Người bệnh nhìn vào bảng Snellen từ một khoảng cách nhất định. Bảng này chứa các hàng chữ cái với kích thước giảm dần từ trên xuống. Bác sĩ yêu cầu bạn đọc các chữ cái trên biểu đồ bắt đầu từ hàng dưới cùng, nơi có các chữ cái nhỏ nhất để kiểm tra thị lực.

3. Tật khúc xạ


Kiểm tra khúc xạ để xác định mắt có hoạt động bình thường hay không hoặc có nhu cầu điều chỉnh độ của kính mắt. Bác sĩ mắt dùng khúc xạ kỹ thuật số hoặc kính võng mạc chiếu 1 chùm ánh sáng vào mắt người bệnh và đánh giá khả năng tập trung ánh sáng của mắt. Nếu bạn có tật khúc xạ, bác sĩ cần phải điều chỉnh thấu kính để giúp bạn có thị lực rõ nét nhất.

4. Trường thị giác


Để đánh giá thị lực ngoại vi, người bệnh được kiểm tra trường thị giác. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhìn vào một dụng cụ đặc biệt và nhấn nút mỗi khi thấy ánh sáng nhấp nháy. Thêm vào đó, người bệnh cần giữ yên đầu, che mắt một bên và chỉ ra khi nào nhìn thấy bàn tay của bác sĩ nhãn khoa di chuyển.

5. Màu sắc


Bác sĩ kiểm tra khả năng nhận biết màu sắc của người bệnh bằng cách sử dụng các hình ảnh chấm đa màu. Nếu không có khả năng nhận biết một số màu sắc cụ thể (như đỏ với xanh lá cây hoặc xanh lam với vàng), người bệnh sẽ không thể nhìn thấy hình ảnh của chấm đó.

6. Sức khỏe mắt


Để khám sức khỏe của mắt, bác sĩ dùng máy Slit Lamp (sinh hiển vi khám) giúp thăm dò các bộ phận trong mắt như: Giác mạc, thủy tinh thể, mống mắt và khoang trước mắt. Người bệnh được hướng dẫn ngồi và đặt cằm, trán lên thiết bị kết hợp giữa kính hiển vi và ánh sáng mạnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt huỳnh quang để phát hiện các vết cắt, dị vật hoặc nhiễm trùng trên giác mạc.

7. Võng mạc


Khám võng mạc là quá trình kiểm tra phần sau của mắt, bao gồm võng mạc và dây thần kinh thị giác, để tìm hiểu về các bệnh liên quan. Đầu tiên, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc vào mắt để làm giãn đồng tử. Sau đó, sử dụng các công cụ như kính soi đáy mắt, đèn khe hoặc đèn sáng đeo trên đầu để kiểm tra mắt. Thuốc nhỏ mắt làm mờ tầm nhìn và làm bạn nhạy cảm với ánh sáng trong một thời gian sau khi khám.

8. Nhãn áp


Nhãn áp giúp đo lường áp suất bên trong mắt. Bác sĩ đo bằng cách sử dụng áp kế và trước khi thực hiện cần nhỏ thuốc vào mắt để làm tê mắt.

Kết quả khám mắt thế nào là bình thường?


Kết quả bình thường khi khám mắt bao gồm:

  • Tầm nhìn 20/20.
  • Tầm nhìn ngoại vi tốt.
  • Có khả năng phân biệt được các màu sắc khác nhau (nếu được kiểm tra).
  • Cấu trúc mắt bình thường (giác mạc, mống mắt, thủy tinh thể).
  • Không bị đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hoặc rối loạn võng mạc như thoái hóa điểm vàng.

Các kết quả bất thường sau khi khám mắt


Một số kết quả bất thường khi khám mắt như sau:

  • Áp suất mắt cao: Phạm vi bình thường cho áp suất mắt, được đo bằng milimet thủy ngân (mmHg), nằm trong khoảng từ 10 – 21 mmHg. Nếu áp suất cao hơn 21, người bệnh có thể bị tăng nhãn áp.
  • Giảm thị lực ngoại vi – khả năng nhìn rộng bị hạn chế. Điều này có nghĩa bạn chỉ nhìn thấy mọi vật xung quanh nếu quay đầu hoặc di chuyển mắt. Đây là một dấu hiệu sớm của bệnh tăng nhãn áp, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất thị lực.
  • Đục thủy tinh thể: Nếu bác sĩ nhận thấy thủy tinh thể của bạn không rõ nét như khi khám bằng đèn khe, có thể bạn đã bị đục thủy tinh thể.
  • Võng mạc bong ra: Nếu võng mạc tách khỏi các cấu trúc xung quanh sẽ được phát hiện khi kiểm tra bằng đèn khe.
  • Mất thị lực sắc nét: Nếu thị lực không sắc nét, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng, nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa.

Ngoài ra còn có các kết quả khác như:

  • Loạn thị (giác mạc cong bất thường).
  • Tắc ống lệ.
  • Mù màu
  • Loạn dưỡng giác mạc.
  • Loét giác mạc, nhiễm trùng hoặc chấn thương.
  • Dây thần kinh hoặc mạch máu trong mắt bị tổn thương.
  • Bệnh võng mạc tiểu đường.
  • Viễn thị.
  • Chấn thương mắt.
  • Mắt lười (nhược thị).
  • Cận thị.
  • Lão thị.
  • Lác mắt.
kết quả khám mắt
Hình ảnh mắt bình thường và mắt bị đục thủy tinh thể

Các dấu hiệu nguy cơ cần khám mắt


Một số biểu hiện cần chú ý, nếu gặp phải, bạn nên đi khám mắt:

  • Chắp mắt (sưng mí mắt) xuất hiện thường xuyên: Dấu hiệu của ung thư mắt.
  • Lông mày rụng nhiều: Nguyên nhân chủ yếu do stress, thiếu dinh dưỡng hoặc tuyến giáp hoạt động không bình thường.
  • Thị lực giảm dần: Cần đi khám mắt ngay.
  • Mắt đỏ: Dấu hiệu của viêm kết mạc.
  • Nhìn đôi hoặc nhìn lóa: Dấu hiệu của bệnh tiểu đường, cần chú ý.

Chăm sóc sau khi khám mắt

  • Để bảo vệ thị lực, hạn chế mang kính áp tròng quá 19 tiếng mỗi ngày và không đeo khi ngủ hoặc bơi, trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu cần, hãy sử dụng kính bảo hộ khi tắm. Luôn tuân theo hướng dẫn sử dụng và vệ sinh tay trước khi tiếp xúc với kính.
  • Trước khi đi ngủ, tẩy sạch trang điểm để tránh kích ứng mắt và tình trạng lẹo mắt do bít lỗ chân lông.
  • Hạn chế sử dụng thuốc nhỏ mắt giảm dị ứng hàng ngày vì sẽ gặp các tác dụng phụ như làm đỏ mắt và cản trở cung cấp oxy cho mắt. Lưu ý, đọc kỹ nhãn sản phẩm khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, đặc biệt khi đeo kính áp tròng.
  • Khi ra ngoài, hãy mang kính mát chống tia UV để bảo vệ mắt khỏi tổn thương. Đặc biệt, trẻ em cần được bảo vệ khỏi tia UV. Ngay cả khi ở trong bóng râm, vẫn nên mang kính mát vì tia UV có thể phản chiếu từ các tòa nhà. Tránh nhìn trực tiếp vào mặt trời, kể cả khi đang mang kính chống UV.
  • Để tránh làm mỏi mắt, bạn cần ngủ đủ giấc mỗi đêm. Thiếu ngủ gây ra nhiều triệu chứng như: Kích ứng mắt, khó tập trung và đau cổ. Người lớn nên ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
  • Khi làm việc với hóa chất, công cụ điện hoặc ở nơi có bụi, hãy mang kính bảo hộ để tránh tổn thương cho mắt.
  • Tập thể dục hàng ngày ít nhất 30 phút, 3 lần/tuần giảm nguy cơ bị bệnh về mắt và ngừa bệnh tiểu đường.
  • Để giảm sưng mắt, bạn đặt lát dưa leo lên mí mắt 10 – 15 phút trước khi ngủ hoặc dùng túi trà xanh đã ngâm nước lạnh đặt lên mắt 15 – 20 phút. Cả hai phương pháp này đều giúp giảm sưng và tạo cảm giác dễ chịu cho mắt.
chăm sóc sau khi khám mắt
Khi ra ngoài, hãy mang kính mát chống tia UV để bảo vệ mắt đặc biệt ở trẻ em

Địa chỉ khám mắt và điều trị mắt uy tín tại TP.HCM


Trung tâm Mắt của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại TP.HCM là nơi quy tụ những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm. Bệnh viện chú trọng vào việc khám, tư vấn và cung cấp các dịch vụ điều trị mắt toàn diện, bao gồm: Điều trị tật khúc xạ, phẫu thuật cataract và phaco, glocom, các bệnh về kết mạc và giác mạc (như phẫu thuật mộng, quặm), bệnh về võng mạc, phẫu thuật thẩm mỹ mắt, đo số kính, cấp đơn kính,…

Đặc biệt, Trung tâm Mắt của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian khám bệnh, mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp người bệnh mau chóng lấy lại thị lực cho đôi mắt.

quy trình khám mắt
ThS.BS Phạm Huy Vũ Tùng, chuyên khoa Mắt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đang khám mắt cho người bệnh

Câu hỏi thường gặp khi khám mắt


Một số câu hỏi người bệnh thắc mắc khi đi khám mắt được bác sĩ giải đáp như sau:

1. Có cần chuẩn bị gì trước khi đi khám mắt?


Một số lưu ý trước khi đi khám mắt:

  • Ghi chú chi tiết về các vấn đề liên quan đến thị lực và các triệu chứng bạn đang trải qua.
  • Hồ sơ y tế cá nhân, đặc biệt nếu bạn đang điều trị cho bất kỳ bệnh về mắt nào.
  • Danh sách toàn bộ các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả thuốc theo đơn và thuốc không kê đơn, cũng như các loại thuốc liên quan đến điều trị mắt hoặc bất kỳ tình trạng y tế nào khác.
  • Kính hoặc kính áp tròng bạn đang sử dụng hoặc được bác sĩ chỉ định.
  • Thông tin về tiền sử bệnh của gia đình và bản thân, đặc biệt những bệnh liên quan đến mắt.
  • Thẻ bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan khác.
  • Kính râm để bảo vệ mắt sau khi thực hiện các kiểm tra làm giãn đồng tử và làm mắt bạn nhạy cảm với ánh sáng.
  • Nước uống hoặc thức ăn nhẹ nếu cần thiết.
Câu hỏi thường gặp khi khám mắt
Mang theo kính hoặc kính áp tròng bạn đang sử dụng khi đi khám mắt để bác sĩ kiểm tra

2. Khám mắt giá bao nhiêu? BHYT có chi trả không?


Chi phí khám mắt tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí của cơ sở y tế, chuyên môn của bác sĩ, nhu cầu của người bệnh và phương pháp điều trị. [3]

  • Chi phí khám mắt lâm sàng dao động khoảng từ 150.000 – 500.000 đồng/lần.
  • Chi phí khám mắt chuyên sâu nằm trong khoảng từ 600.000 – 1.500.000 đồng/lần.

Về việc chi trả Bảo hiểm y tế (BHYT), bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế hoặc BHYT để biết thông tin chính xác nhất.

Qua bài viết, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc khám mắt, các dấu hiệu nguy cơ cần khám mắt, chăm sóc sau khi khám mắt,… Đừng chần chừ khi cảm thấy có vấn đề với đôi mắt của mình, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và tư vấn kịp thời.

Xem tiếp...
 
Top Bottom