MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
686K

Internal link là gì? Xây dựng chiến lược, khắc phục lỗi hiệu quả

Lê Hoài Thương

Tích Cực
Internal link hay còn gọi là liên kết nội bộ, là một trong những yếu tố quan trọng trong SEO. Chúng không chỉ giúp tăng hiệu suất SEO mà còn cải thiện trải nghiệm người đọc trên website. Tuy nhiên, yếu tố liên kết nội bộ thường không được chú trọng trong quá trình thực hiện SEO, thậm chí là bỏ qua luôn. Họ không hề biết rằng việc tiến hành Internet link đúng cách sẽ mang đến hiệu suất tổng thể website tăng trưởng nhanh chóng. Vậy cụ thể Internal link là gì? Như thế nào là liên kết nội bộ đúng cách? Hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu chi tiết thông qua thông tin bên dưới.

I. Internal link là gì?


Internal link (hay liên kết nội bộ) là các siêu liên kết trỏ đến từ các trang web trên cùng Domain.

Internal link đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mạng lưới liên kết giữa các trang web, tạo nên cấu trúc website mạnh mẽ. Khi xây dựng các liên kết nội bộ đúng cách không chỉ giúp tăng cường hiệu suất SEO, mà còn tăng trải nghiệm người dùng tốt trên website. Bằng cách điều hướng người đọc đến các nội dung hữu ích, liên quan sẽ giúp giữ chân khách hàng ở lại trên trang lâu hơn. Những liên kết này không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn tạo cơ hội cho doanh nghiệp chia sẻ nhiều thông điệp hơn, xây dựng uy tín, thậm chí thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

II. Phân biệt giữa Internal link và External link​


Bạn có thể đang tự hỏi sự khác biệt giữa Internal link và External link vì nó đều là liên kết được đặt bên trong website. Trong phần này, GOBRANDING sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về liên kết nội bộ và liên kết ngoài và phân biệt chúng nhanh chóng.

Internal link hay liên kết nội bộ là liên kết từ trang này sang trang khác cùng nằm bên website.

External link là liên kết bên ngoài website, được chia thành Inbound link (Backlink) và Outbound link.

  • Inbound link là những liên kết được tạo ra từ trang web của người khác trỏ đến trang web của bạn.
  • Outbound link là những liên kết từ trang web của bạn trỏ ra ngoài trang web khác.

Giống nhau:

  • Cả Internal link và External link đều là hình thức dẫn link từ trang này sang trang khác thông qua việc gắn link vào Anchor text có ý nghĩa.
  • Mục đích của liên kết nội bộ và liên kết ngoài đều hướng đến mục tiêu bổ sung thông tin cho người đọc, giúp mang đến thông tin hữu ích.
  • Cả hai hình thức đều ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể website.

Khác nhau:

Tiêu chíInternal linkExternal link
Inbound linkOutbound link
Hình thứcLiên kết trỏ từ trang này đến trang khác trên cùng website.Liên kết từ trang web bên ngoài trỏ về trang web của bạn (khác Domain).Liên kết trỏ từ trang web của bạn đến một trang web bên ngoài (khác Domain).
Mục đíchTạo liên kết nội bộ bên trong website, cải thiện trải nghiệm người dùng, điều hướng trang thông tin và tăng hiệu suất SEO.Tăng cường sức mạnh trang web, mức độ uy tín và độ tin cậy trong công cụ tìm kiếm.Cung cấp nguồn tham khảo hay thông tin bổ sung bên ngoài website, tăng mối liên kết giữa các website và cải thiện sự uy tín của nội dung.
Khả năng quản lýQuyết định nằm trong tay chủ sở hữu website.Quyết định nằm ở chủ sở hữu website đối tác.Quyết định nằm trong tay chủ sở hữu website. Tuy nhiên, cần thường xuyên kiểm tra tình trạng các liên kết trang đích để đảm bảo chúng vẫn hoạt động, do liên kết có thể bị thay đổi.

>> Để hiểu hơn về liên kết ngoài, bạn có thể đọc thêm thông tin chi tiết về External link.

III. Tại sao Internal link quan trọng trong SEO?


Sau khi hiểu rõ về Internal link và phân biệt được External link thì hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu vì sao liên kết nội bộ lại quan trọng trong SEO:

1. Giúp công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc website


Khi sử dụng Internal link một cách hợp lý, bạn sẽ có thể báo hiệu trang web này liên quan đến trang web kia. Chính điều này giúp Google hiểu được ngữ cảnh của các trang web của bạn cũng như các trang đó liên quan nhau như thế nào.

Các liên kết nội bộ giúp Google dễ dàng tìm thấy và lập chỉ mục cho các trang web nhanh chóng trong quá trình thu thập các bài viết mới trên website.

Google đã từng nêu trong hướng dẫn cách hoạt động của Google tìm kiếm rằng một số trang web đã được Google thu thập trước đó, và đi theo liên kết nội bộ được đặt trong bài viết đó để đi đến những trang web khác.

Ngoài ra, liên kết nội bộ giúp bạn đề cập đến ngữ cảnh liên quan giữa các trang khác nhau.

>> Sử dụng Link Building đúng cách giúp Google hiểu được cấu trúc website và xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

2. Chuyển mức độ uy tín sang trang web khác


Authority (mức độ uy tín hay điểm thẩm quyền) của trang web này có thể chuyển giao sang trang web khác thông qua đường liên kết. PageRank là thuật toán Google đo lường tầm quan trọng của các trang web.

Ví dụ: Trang A nhận liên kết từ một trang web bên ngoài có điểm uy tín cao, đồng nghĩa việc trang A có độ uy tín cao hơn đối với thuật toán PageRank. Trang B cũng sẽ hưởng phần sức mạnh này thông qua các liên kết nội bộ, điều này có thể tăng khả năng xếp hạng của trang B trong bảng kết quả tìm kiếm.

Xây dựng liên kết nội bộ thương ít được đánh giá cao và hay bị bỏ qua trong chiến lược SEO. Tuy nhiên, bạn có thể tăng cường sức mạnh và thứ hạng cho các trang trên website thông qua việc tận dụng sức mạnh của các trang có điểm thẩm quyền cao.

Google đánh giá trang chủ có mức độ uy tín cao nhất nên bạn có thể liên kết nội bộ từ trang chủ đến các trang khác nhằm truyền mức độ uy tín và hỗ trợ các trang web tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

3. Điều hướng đến các trang giá trị, thúc đẩy thực hiện hành động


Liên kết nội bộ hợp lý giúp định hình hành vi khách hàng trên website, đặc biệt là thúc đẩy hành trình thực hiện hành động mục tiêu như điền form, liên hệ tư vấn, mua sản phẩm, đăng ký nhận Ebook,…

  • Liên kết đến các trang web có nội dung liên quan chủ đề mà người đọc quan tâm giúp tăng khả năng click vào liên kết đọc thêm thông tin liên quan và giữ chân người dùng trên website lâu hơn. Website cung cấp nội dung đầy đủ, xoay quanh chủ đề chính với chất lượng cao giúp tăng cường nhận thức thương hiệu và thúc đẩy sự tương tác với khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, liên kết nội bộ từ các trang có lượng truy cập hàng tháng cao sang các trang khác có thể hỗ trợ tăng trưởng lưu lượng truy cập và nâng cao thứ hạng trang web.

Ví dụ: Khi người dùng truy cập vào trang thông tin chủ đề SEO Onpage, bạn có thể tạo liên kết đến các trang liên quan như: Title SEO, Meta Description, Slug,… hay cách fix lỗi Onpage. Điều này giúp người đọc có thể tìm hiểu sâu hơn các thành phần Onpage và cách khắc phục lỗi, cũng như cải thiện thời gian trên website.

  • Đối với những trang web có nội dung đặc biệt thu hút lưu lượng truy cập cao và liên quan trực tiếp đến sản phẩm, liên kết nội bộ có thể dẫn họ đến trang sản phẩm, thúc đẩy các hành động mục tiêu như điền form tư vấn, liên hệ trực tiếp, mua hàng ngay,… Việc này tác động đáng kể đến hoạt động Marketing và Kinh doanh, đặc biệt trong việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.

Ví dụ: Khi người đọc tìm kiếm đọc bài viết Nên thuê nhân viên SEO hay dùng dịch vụ SEO, bạn có thể tạo liên kết đến trang dịch vụ SEO uy tín, giúp họ truy cập vào trang bán hàng và dễ dàng chọn lựa dịch vụ phù hợp khi có nhu cầu sử dụng.

IV. Các loại Internal link trên website


Liên kết nội bộ đóng vai trò quan trọng trong SEO và trải nghiệm người dùng nên bạn cần phải biết đến các loại liên kết nội bộ cho website nhằm tận dụng tối đa chiến lược Internal link của mình. Sau đây là hai loại liên kết bên trong website:

  • Navigation Internal link (Liên kết điều hướng) bao gồm các vị trí liên kết ở Menu chính, Footer, Sidebar.
  • Contextual Internal link (Liên kết nội bộ theo ngữ cảnh).

1. Navigational Links (Liên kết điều hướng)


Navigational Links hay còn gọi liên kết điều hướng là liên kết nội bộ quan trọng nhất, được hiển thị trên toàn website với mục đích giúp người dùng dễ dàng tìm thấy trang họ cần. Thông thường, Navigational Links được đặt ở thanh Menu chính, Footer và Sidebar. Thường được trỏ đến các nhóm dịch vụ, sản phẩm, chủ đề thông tin chính. Chúng hiện diện xuyên suốt trên website, phục vụ cho mục đích cơ bản trong hành trình tìm kiếm thông tin của người dùng.

  • Internal link tại Menu chính thường là các liên kết về các nhóm sản phẩm, dịch vụ, Pillar Page của các trang thông tin.
  • Internal link dưới Footer thường là những liên kết đến các trang về chúng tôi, thông tin liên hệ, câu hỏi thường gặp và các trang thông tin về công ty.
  • Internal link ở Sidebar (thanh bên cạnh) liên kết đến các trang có nội dung liên quan, điều hướng người đọc có thể đọc thêm các thông tin hữu ích khác.

2. Contextual Links (Liên kết ngữ cảnh)


Contextual Links hay gọi là liên kết theo ngữ cảnh thường được đặt bên trong nội dung chính của trang web.

Các liên kết thường được đặt trong Anchor Text (văn bản neo) bao hàm được nội dung chính của liên kết trỏ đến. Bài viết cần có ngữ cảnh đặc trưng, liên quan mật thiết đến nội dung để giúp Google dễ dàng hiểu được nội dung trang web và các trang được liên kết đến.

Câu điều hướng cần mang ý nghĩa và thu hút người đọc click vào liên kết để tìm hiểu thêm. Đoạn điều hướng có thể được định dạng in đậm hay in nghiêng để thu hút người đọc nhìn thấy và nhấp vào chuyển sang trang mà bạn mong muốn.

V. Cách xây dựng chiến lược Internal link thành công


Phía trên là những thông tin cơ bản về kiến thức liên kết nội bộ, hãy cùng GOBRANDING đi sâu hơn chiến lược xây dựng Internal link hiệu quả cho website với 5 bước cụ thể bên dưới.

Bước 1: Xác định Pillar Page


Đầu tiên, bạn cần liệt kê danh sách các Pillar Page (trang trụ cột hay trang trung tâm) cho các chủ đề cần triển khai. Pillar Page giúp bạn xây dựng các Topic Cluster (Cụm chủ đề) liên quan và xây dựng liên kết nội bộ nhanh chóng.

Trang trụ cột cần nhắm đến từ khóa có lượt tìm kiếm hàng tháng lớn nhằm dễ dàng phát triển nội dung bên dưới và tiếp cận được lượng lớn người dùng có nhu cầu tìm kiếm thông tin.

Ví dụ: Pillar Page là SEO (lượt tìm kiếm hàng tháng là 18.100).

Bước 2: Tạo Topic Cluster bằng cách sử dụng liên kết nội bộ


Sau khi xác định được trang trụ cột, hãy cùng GOBRANDING tiến hành nghiên cứu các Topic Cluster bằng cách liệt kê các chủ đề cụ thể mà Pillar Page bao hàm ngay lập tức.

Ví dụ: Topic Cluster của Pillar Page là SEO gồm: các công cụ hỗ trợ SEO, Title SEO, Từ khóa SEO,…

Thậm chí, bạn có thể tạo cụm chủ để lớn hơn nữa bằng cách lên ý tưởng cụm chủ đề hỗ trợ cho các Topic Cluster.

Ví dụ: Các bài viết bổ trợ cho Topic Cluster là Title SEO bao gồm: Các lỗi phổ biến trong title SEO, cách tối ưu Title SEO tăng tỷ lệ CTR, Công cụ hỗ trợ tạo Title SEO,…

Các trang hỗ trợ này cần liên kết nội bộ trở lại Pillar Page nhằm thể hiện mức độ liên quan với các chủ đề và thể hiện rằng Pillar Page chính là nguồn có thẩm quyền cao nhất.

Trong trường hợp bạn không chắc chắn các Topic Cluster và các trang bổ trợ, hãy dùng tính năng Keyword Magic Tool của Semrush bằng cách nhập từ khóa chung chung như SEO. Và nhìn sang thanh bên trái để thấy được các cụm từ khóa liên quan.

Hãy sử dụng các gợi ý của Semrush và nhắm đến nội dung có từ khóa mục tiêu cụ thể. Các Topic Cluster cần liên kết đến Pillar Page thì các trang bổ trợ cũng cần thực hiện như vậy.

Ví dụ: Khi nhập từ khóa SEO Onpage (vị trí tại Việt Nam), các cụm từ khóa liên quan như tool, checklist,… được cung cấp. Khi click vào tool ở thanh bên trái thì các chủ đề cụ thể liên quan từ khóa được hiển thị.

nghiên cứu topic cluster
Tận dụng tính năng Keyword Magic Tool để nghiên cứu Topic Cluster.

Bước 3: Chọn Anchor Text phù hợp


Anchor text hay văn bản neo là văn bản được đặt liên kết. Anchor text chất lượng, mang ý nghĩa sẽ tăng khả năng người dùng nhấp vào và công cụ tìm kiếm dễ dàng xác định được chủ đề liên kết trỏ đến. Văn bản liên kết mang tính liên quan sẽ giúp cho thuật toán Google hiểu trỏ cấu trúc website thông qua ngữ cảnh bài viết.

Bạn nên quản lý chiến lược Internal link bao gồm Anchor text và số lượng liên kết trên website. Hãy lập nên chiến lược cụm từ ý nghĩa cần trỏ đến trang mục tiêu.

Một Anchor text chất lượng phải đáp ứng 3 tiêu chí sau:

  • Rõ ràng: Văn bản liên kết ngắn gọn và dễ hiểu, gói gọn tối đa 5 từ, giúp người đọc và công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung chính của trang web muốn trỏ đến.
  • Liên quan: Anchor Text cần mang tính liên quan với chủ đề hướng tới, tránh những văn bản mơ hồ hay chung như như Xem thêm, Nhấp vào đây bởi vì từ ngữ chung chung sẽ khiến Google không xác định được nội dung trang được liên kết, người dùng sẽ không hiểu liên kết đó nói về chủ đề gì.
  • Tối ưu: Văn bản neo là từ khóa chính xác sẽ không bị thuật toán Google phạt, miễn là liên quan đến trang được liên kết. Tuy nhiên, bạn đừng cố gắng nhồi nhét từ khóa vào văn bản neo quá mức, đây không phải là cách tối ưu hiệu quả.

Bước 4: Xác định các trang có thẩm quyền


Công cụ tìm kiếm Google xem các Backlink là phiếu bầu tín nhiệm cho một trang web được trỏ đến, độ thẩm quyền được chuyển giao đến trang web này. Các website có thẩm quyền trên website có các Backlink chất lượng (website có độ uy tín cao).

Khi trang đó liên kết đến trang khác trong cùng một website tức là một phần điểm uy tín được chuyển sang trang được liên kết.

Để xác định được các trang có độ uy tín cao nhất trên website, bạn chỉ cần nhập tên miền của bạn vào Backlink Analytics Tool của Semrush >> Click vào Analyze >> Nhấp vào tab Index Pages.

Khi đó, báo cáo này sẽ được hiển thị danh sách các URL được lập chỉ mục, sắp xếp theo số lượng tên miền trỏ đến (các website bên ngoài trỏ về trang web). Danh sách URL được hiển thị theo số lượng Domain sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về độ thẩm quyền của trang web dễ dàng hơn. Bởi vì sự uy tín của tên miền quan trọng hơn số lượng Backlink.

Ví dụ: Một trang có 200 Backlink từ 50 tên miền có điểm uy tín cao sẽ có giá trị hơn 200 Backlink từ những tên miền không tên tuổi.

xác định trang có thẩm quyền
Xác định trang có thẩm quyền bằng Backlink Analytics Tool của Semrush.

Sau khi phân tích được kết quả các trang mạnh nhất của website, bạn đã có thể xuất file danh sách này dưới tệp .csv hay .xls.

Tiếp theo, hãy dán ít nhất 10 URL phù hợp nhất trong danh sách này vào chiến lược Internal link hiện có của bạn nhằm chuyển sức mạnh sang các trang web yếu hơn hay mới đăng trên website. Nhờ đó, các bài viết này sẽ được Google thu thập và tăng trưởng thứ hạng từ khóa nhanh chóng.

Bước 5: Tăng sức mạnh cho các trang mới


Cấu trúc liên kết nội bộ đặc biệt quan trọng nếu website của bạn chưa có được các liên kết ngược có thẩm quyền. Bạn có thể chọn một trang web mục tiêu mà bạn muốn đạt được hiệu suất cao. Sau đó xác định cơ hội liên kết lại với nhau nếu có liên quan.

Sau khi xác định được danh sách nội dung cho chiến lược, bạn hãy thực hiện tìm kiếm các trang web liên quan trên Google bằng cách nhập:

site:domain từ khóa mục tiêu của trang cần trỏ link

Ví dụ: Chúng ta search trên Google với công thức site:gobranding.com.vn Onpage SEO để tìm thấy các bài viết liên quan.

tìm các trang liên quan
Các bài viết liên quan từ khóa Onpage SEO của GOBRANDING.

Bạn có thể kiểm tra xem kết quả các trang này có độ thẩm quyền cao không thông qua danh sách phía trên (Bước 4). Sau đó dán các liên kết này vào chiến lược Internal link hiện có của bạn.

Bằng chiến lược này thì một trong hai trang có sức mạnh cao sẽ được hưởng quyền lợi từ liên kết nội bộ.

VI. Cách kiểm tra tình trạng internal link hiện có của website


Đối với website đã được thực hiện liên kết nội bộ trước đó thì bạn cần rà soát lại số lượng Internal link hiện có của website với công cụ Semrush. Xác định tình trạng liên kết bên trong website giúp bạn kiểm tra được các trang có thẩm quyền cao để phục vụ việc điều hướng đến các trang khác.

Trong trường hợp không có công cụ hỗ trợ thì bạn có thể kiểm tra Internal link bằng cách duyệt thủ công qua từng bài viết và ghi nhận kết quả và file quản lý.

Với tính năng Site Audit của Semrush sẽ giúp bạn kiểm tra nhanh chóng với các bước sau:

Nhập Domain vào Site Audit >> Click vào Start Audit.

nhập domain vào site audit
Khi nhập Domain vào Site Audit thì Semrush sẽ tốn một khoảng thời gian crawl dữ liệu website.

Nhấp vào mục Thematic Reports để xem điểm Internal link của website >> Click vào View Details để xem chi tiết báo cáo liên kết nội bộ.

Báo cáo này cung cấp 5 báo cáo chi tiết về cấu trúc liên kết trên website của bạn:

  • Page Crawl Depth: cho bạn biết cần bao nhiêu lần nhấp chuột để tiếp cận được các trang cụ thể. Hãy tận dụng thông tin này để cải thiện khả năng truy cập cho các trang quan trọng, cải thiện khả năng tiếp cận nội dung và nâng cao trải nghiệm người dùng.
  • Internal links: báo cáo số lượng liên kết nội bộ trên toàn website. Nhấp vào các thanh sẽ cho bạn biết mỗi trang có bao nhiêu liên kết và bạn có thể lập kế hoạch thêm, xóa, sửa khi cần thiết.
  • Internal link Distribution: thể hiện số lượng liên kết mà trang web của bạn được nhận được. Nhấp vào các thanh sẽ hiển thị ngay trang nào của bạn có liên kết tốt, vừa phải và không đủ liên kết.
  • Internal link Issues: liệt kê những vấn đề đang gặp phải trong Internal link của website. Lỗi Errors cần được giải quyết ngay lập tức, WarningsNotices nên được chú ý hơn.
  • Pages Passing Most Internal LinkRank sẽ cung cấp đến bạn các trang web mạnh nhất, bạn nên sử dụng các trang đó để phân phối Link Juice cho các trang khác.
báo cáo thematic reports
Những báo cáo chi tiết cấu trúc liên kết trên website của bạn.

Sau khi có được bảng báo cáo chi tiết về tình trạng liên kết bên trong website, hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu các lỗi liên kết nội bộ phổ biến và cách khắc phục nhanh chóng thông qua phần tiếp theo.

VII. Các lỗi Internal link thường gặp và phương án tối ưu

1. Broken Internal Links


Broken Internal Links (404 Error) là liên kết bị hỏng hay không tồn tại nên người dùng không thể truy cập vào trang web và công cụ tìm kiếm không thể thu thập dữ liệu được. Lỗi này có thể xảy ra khi trang web bị đổi Slug hay bị xóa khỏi website.

Cách khắc phục: Sau khi xác định được các liên kết bị hỏng trên website trong phần Errors của báo cáo Internal links trong Semrush, bạn cần xóa và thay thế liên kết bằng liên kết trỏ đến một trang đang hoạt động (Redirect 301).

lỗi broken link
Broken Internal Links giúp bạn biết được các liên kết 404.

2. Quá nhiều Internal link


Quá nhiều liên kết nội bộ trên một trang có thể gây nhầm lẫn cho trình thu thập dữ liệu của Google. Hàng nghìn hay hàng trăm liên kết trên một trang sẽ khiến người dùng và công cụ tìm kiếm không thể xác định được liên kết nào quan trọng.

Cách khắc phục:

Bạn không nên đặt quá nhiều liên kết vào bất kỳ trang web nào bởi vì Google khuyến cáo rằng website cần giữ liên kết ở mức tối đa vài nghìn.

Còn đối với liên kết nội bộ, các trang có sự liên quan thì cần đặt vào nội dung bài viết để cung cấp nội dung hữu ích đến người đọc và tăng chất lượng cấu trúc website. Ngược lại, các trang không liên quan cần được xóa để tránh ảnh hưởng trải nghiệm người dùng.

Với báo cáo Site Audit của Semrush, các website sở hữu hơn 3.000 liên kết sẽ bị gắn cờ. Bạn có thể tìm kiếm các trang có quá nhiều liên kết trong mục Warnings của Báo cáo Internal Linking. Sau đó, hãy chọn lọc và xóa các liên kết không liên quan để cải thiện trải nghiệm người đọc và tăng hiệu suất website tổng thể.

lỗi nhiều internal link
Quá nhiều Internal link gây nhầm lẫn cho Bot Google.

3. Thuộc tính Nofollow trong liên kết nội bộ


Các liên kết Nofollow hoặc liên kết sử dụng thuộc tính rel=”nofollow” được sử dụng nhằm mục đích thông báo với Google rằng độ thẩm quyền không được chuyển giao tới trang được liên kết.

Nên áp dụng thuộc tính Nofollow cho các liên kết Outbound link trỏ đến các trang bên ngoài website với mục đích cung cấp nguồn tham khảo và thông tin hữu ích cho độc giả mà không muốn chuyển độ uy tín của mình đến các website khác.

Các liên kết trên website khi không được thêm thuộc tính Nofollow nghĩa là các liên kết này được chuyển sức mạnh sang trang được trỏ đến. Do đó, bạn cần thiết lập Nofollow cho liên kết Outbound nếu không muốn chuyển giao sức mạnh.

Cách khắc phục:

Phần Warning trong báo cáo Internal Linking của Semrush sẽ giúp bạn tìm thấy các liên kết có thuộc tính rel=”nofollow”.

Bạn có thể kiểm tra lại các đường link đó đã đúng nhu cầu trỏ link của bạn hay chưa. Hãy xóa thẻ rel=“nofollow” cho các liên kết không muốn chuyển độ uy tín cho website bên ngoài.

Ngoài ra, thẻ Nofollow có thể được cài đặt cho toàn bộ liên kết trên website hay từng liên kết trong phần cài đặt của nhà phát triển website.

lỗi nofollow trong internal link
Các link chứa nofollow được báo cáo tại đây.

4. Orphaned Pages (Trang không có liên kết nào trỏ đến)


Orphaned Pages (Trang mồ côi) là những trang không có bất kỳ trang web nào liên kết đến. Điều này làm cho việc thu thập dữ liệu của Google trở nên khó khăn vì không có liên kết nào giới thiệu đến những trang này. Nói cách khác, các trang Mồ côi này sẽ không được lập chỉ mục và không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Cách khắc phục:

Hãy tìm báo cáo các trang Orphaned sitemap pages dưới mục Warning của báo cáo Internal linking.

  • Nếu các trang mồ côi được tìm thấy hữu ích và có giá trị: hãy đưa chúng vào chiến lược Internal link. Thực hiện liên kết tới trang đó từ một trang web khác (hãy đảm bảo trang web này không phải là trang mồ côi để không tiếp diễn lỗi này).
  • Nếu trang đó không có giá trị: Xóa, chuyển hướng hoặc thêm thẻ “noindex”. Thẻ noindex sẽ chặn Google không lập chỉ mục trang này.
lỗi orphaned pages
Các trang Orphaned Pages trên website được hiển thị trong báo cáo.

5. Trang chỉ có một liên kết nội bộ


Orphaned Pages hay các trang chỉ có một liên kết sẽ khiến chúng khó tìm hơn. Các công cụ tìm kiếm sẽ ít coi trọng chúng và không lập chỉ mục, khiến công sức phát triển nội dung không mang lại bất kỳ hiệu quả nào cho website.

Cách khắc phục:

Với tính năng Site Audit của Semrush, bạn dễ dàng tìm đến các trang chỉ có một liên kết bằng cách đi đến lỗi Pages with only one internal link dưới phần Notices của báo cáo Internal Linking.

lỗi chỉ có một internal link
Trang chỉ có một liên kết nội bộ cần được xử lý.

Sau đó tìm các trang web liên quan bằng cấu trúc site:domain cụm từ liên quan và trỏ các trang đó đến trang đã lọc được phía trên.

6. Crawl Depth lớn hơn 3 lần nhấp


Crawl Depth là số lần nhấp chuột để truy cập vào một trang web nào đó từ trang chủ. Đối với Google thì càng nhiều lượt nhấp để tìm thấy trang đó thì trang đó càng không quan trọng.

Theo Search Engine Journal, các trang càng có Crawl Depth thấp sẽ dễ xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm.

Cách khắc phục:

Bạn xác định các trang có Crawl Depth cao hơn 3 lần nhấp nhờ báo cáo Internal Linking của Site Audit trong Semrush >> Click vào Issues trong phần thông báo Page Crawl Depth more than 3 clicks.

lỗi crawl depth hơn ba
Crawl Depth lớn hơn 3 lượt nhấp cần được tối ưu bằng cách liên kết nội bộ.

Sau đó, bạn hãy thêm các liên kết trỏ đến các trang liên quan nhưng không có Crawl Depth cao để khách hàng dễ truy cập và Bot Google cũng dễ dàng thu thập liên kết đó.

7. Internal Redirects


Liên kết nội bộ thông qua lệnh chuyển hướng vĩnh viễn có thể giảm đi số lần crawl website của Google mỗi ngày, đặc biệt là các website lớn. Chuyển hướng này là không cần thiết, khiến thời gian tải trang chậm và giảm trải nghiệm người dùng và chỉ số Pagespeed Insights.

Ví dụ: Bạn thực hiện chuyển hướng vĩnh viễn từ URL A sang URL B, trong khi các trang web liên kết nội bộ đến URL A. Vậy nên người dùng khi nhấp vào liên kết cũ sẽ chuyển hướng sang URL mới là URL B.

Cách khắc phục:

Tìm các Redirect nội bộ website bằng cách đi tới tab Crawled Pages trong Site Audit của Semrush. >> Tìm URL cũ trên thanh tìm kiếm >> Di chuyển chuột đến Incoming Internal Links để xem danh sách các trang vẫn trỏ đến URL cũ.

lỗi internal redirects
Lỗi Internal Redirects được Semrush cung cấp chi tiết các link.

Cập nhật lại các liên kết nội bộ đến URL mới để đưa người dùng và công cụ tìm kiếm trực tiếp đến trang URL mới mặc dù bạn vẫn giữ lệnh chuyển hướng Redirect 301 khi liên kết cũ vẫn nhận được lưu lượng truy cập từ các nguồn khác.

8. Chuỗi và vòng lặp Redirect


Chuỗi Redirect (chuỗi chuyển hướng) xảy ra khi có nhiều hơn một lệnh chuyển hướng tồn tại giữa URL gốc và URL cuối. Khi người dùng truy cập vào URL sẽ chuyển hướng hai lần, làm giảm thời gian tải trang. Lỗi này thường xuất hiện khi quá trình di chuyển website sang nền tảng khác.

Ví dụ: Slug của URL là /seo-onpage-la-gi/, sau đó chuyển thành Slug /khai-niem-seo-onpage-la-gi/. Khi chuyển sang web mới trên nền tảng khác, bạn cập nhật lại slug là /onpage-seo-la-gi/ và khi đó bạn đã tạo ra 2 lệnh chuyển hướng.

Vòng chuyển hướng xảy ra khi không thể tiếp cận trang đích do các trang chuyển hướng liên tục, dẫn đến người dùng không thể truy cập trang web. Điều này gây ra một trải nghiệm người dùng không tốt và làm cho Bot của Google không thể thu thập thông tin từ trang đó.

Ví dụ: Lệnh chuyển hướng đã từng Redirect từ Slug A sang Slug B, sau đó lại chuyển hướng từ Slug B sang Slug A.

Cách khắc phục:

Tìm kiếm các trang này trong phần lỗi Redirect chains and loops trong tab Issue của báo cáo Site Audit. Tại đây, bạn dã có danh sách các trang cùng các loại Redirect (Chain of URL và Loop of URL) và số lần chuyển hướng.

chuỗi và vòng lặp redirects
Lỗi Redirect chains and loops của website.

Sau đó, bạn cần thực hiện Redirect 301 như sau:

  • Chain of URL: tất cả các URL liên quan đó trỏ về chỉ một trang đích.
  • Loop of URL: URL chính sẽ không chuyển hướng đến trang khác bằng cách xóa lệnh Redirect 301 từ trang chính trỏ đi.

9. Liên kết trên trang HTTPS dẫn đến trang HTTP


Google khuyến cáo quản trị viên nên bảo mật website bằng HTTPS. Nếu bạn chuyển từ HTTP sang HTTPS thì có thể xảy ra tình trạng một số trang trỏ sai đến các trang HTTP cũ. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của các chuyển hướng không cần thiết, do liên kết phải trỏ đến trang HTTPS.

Cách khắc phục: Nhấp vào lỗi HTTPS trong View Detail của Site Audit. Sau đó, nhấp vào lỗi X link(s) on HTTPS pages leads to HTTP page và truy cập vào X link để xem các trang bị lỗi. Nếu số lượng liên kết bị lỗi ít, bạn có thể cập nhật lại các liên kết HTTP để chúng trỏ đến phiên bản HTTPS tương ứng. Đối với các trường hợp cần sự hỗ trợ nhanh chóng, bạn có thể liên hệ với đội ngũ phát triển website để được giúp đỡ.

lỗi liên kết https trỏ sang http
Liên kết trên trang HTTPS dẫn đến trang HTTP.

VIII. Kết luận


Qua những thông tin trên, bạn có thể nhận thức được tầm quan trọng của Internal link trong việc hỗ trợ công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu, chuyển uy tín từ trang này sang trang khác và điều hướng người dùng đến người dùng đến những trang có giá trị, khuyến khích họ thực hiện các hành động chuyển đổi. Để xây dựng chiến lược liên kết nội bộ hiệu quả, bạn cần thực hiện 5 bước bao gồm: xác định Pillar Page, phát triển Topic Cluster và các trang bổ trợ, lựa chọn Anchor text phù hợp, xác định các trang có thẩm quyền cao và tạo liên kết đến các trang có liên quan.

Bên cạnh đó, việc thu thập dữ liệu các liên kết nội bộ bên trong website có thể thực hiện dễ dàng thông qua công cụ Site Audit của Semrush. Dữ liệu chi tiết cùng các lỗi liên kết ảnh hưởng đến hiệu suất website được báo cáo đầy đủ, trực quan. Bạn có thể tận dụng để phát hiện lỗi kịp thời và khắc phục nhanh chóng.

GOBRANDING hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu được Internal link là gì và tích lũy được những kiến thức về Internal link và vận dụng hiệu quả vào nguồn tài nguyên bên trong website của mình. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng Dịch vụ SEO nhằm tiết kiệm chi phí và nguồn lực trong quá trình tối ưu website đạt hiệu suất cao.

Nguồn tham khảo từ:


Xem tiếp...
 
Top Bottom