Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
IELTS không được khuyến khích cho người dưới 16 tuổi, nên nhiều nhà giáo, chuyên gia Anh ngữ cho rằng việc dùng chứng chỉ này để tuyển sinh lớp 10 là không phù hợp.
Vài năm gần đây, một số địa phương đưa IELTS - bài thi tiếng Anh chuẩn hóa cho người không nói tiếng Anh bản xứ - vào kế hoạch tuyển sinh lớp 10. Ba hình thức chính được các tỉnh, thành sử dụng là tuyển thẳng, cộng điểm, miễn thi và quy đổi thành điểm môn tiếng Anh cho những thí sinh có IELTS, thường tính từ 4.0/9.0 trở lên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cuối tuần trước đã yêu cầu dừng việc này. Theo quy chế tuyển sinh THPT mà Bộ ban hành, không có ưu tiên nào với thí sinh có IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác.
Trong khi nhiều tỉnh, thành cho rằng việc ưu tiên thí sinh có IELTS giúp giảm áp lực thi cử, tạo động lực học ngoại ngữ ở địa phương, TS Lại Thị Phương Thảo, Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Ngoại ngữ, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá quyết định của Bộ là hợp lý.
Theo bà Thảo, việc dùng IELTS để tuyển lớp 10, dù với hình thức và mức độ nào, về bản chất là không phù hợp với lứa tuổi.
"IELTS không giới hạn độ tuổi người học, nhưng không khuyến khích học sinh dưới 16 tuổi", bà Thảo nói.
Trong khi đó, để kịp có chứng chỉ xét tuyển lớp 10, học sinh cần học IELTS từ năm lớp 7 hoặc 8. Điều này đi ngược khuyến cáo của đơn vị tổ chức thi IELTS. Nội dung thi IELTS có nhiều nội dung khoa học, chuyên ngành, đòi hỏi người học có kiến thức nền tảng, hiểu biết nhất định về các lĩnh vực cụ thể. Những yêu cầu chưa phù hợp với một học sinh 13-14 tuổi.
Đồng tình, TS Phùng Thùy Linh, nhà sáng lập Tổ chức giáo dục Eduling, chuyên gia Anh ngữ của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho hay IELTS dành cho những người muốn học đại học bằng tiếng Anh, hoặc định cư ở một số quốc gia nói tiếng Anh. Do đó, chứng chỉ này phù hợp với học sinh từ THPT trở lên, dùng trong xét tuyển đại học hoặc chứng minh năng lực ngôn ngữ cho các mục đích khác.
Không chỉ chuyên gia, 73% trong hơn 4.200 độc giả tham gia khảo sát của VnExpress cho rằng không nên tuyển thẳng, ưu tiên thí sinh có IELTS trong tuyển sinh lớp 10 công lập.
Kết quả khảo sát của VnExpress, tính tới 8h ngày 27/2. Ảnh chụp màn hình
PGS.TS Lê Văn Canh, nguyên giảng viên tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ, còn cho rằng việc tuyển sinh lớp 10 bằng IELTS tạo ra sự bất bình đẳng.
Hiện, lệ phí thi IELTS là hơn 4,6 triệu đồng. Số tiền này chưa gồm học phí tại các trung tâm, thường dao động 20-40 triệu đồng một khóa 4-6 tháng. Nếu tự học, thí sinh thường vẫn phải đầu tư học liệu hoặc các khóa trực tuyến.
"Cơ hội vào lớp 10 bằng IELTS với những học sinh khó khăn sẽ bị thu hẹp so với những bạn có điều kiện học và thi chứng chỉ này", ông Canh nói, thêm rằng học IELTS cũng áp lực không kém việc thi lớp 10.
Đây cũng là chia sẻ của ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế. Ông Tân nhìn nhận việc cộng điểm, xét tuyển thẳng thí sinh có IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ không công bằng với những em không có điều kiện.
Lý do thứ ba cho thấy sự bất hợp lý của IELTS trong tuyển sinh lớp 10, theo các nhà giáo là chương trình THPT hiện tại không tương thích với nội dung của IELTS.
Theo chương trình môn tiếng Anh phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh tốt nghiệp THPT có thể đạt trình độ 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. IDP, một trong hai đơn vị tổ chức thi IELTS ở Việt Nam, quy đổi bậc 3 tương đương 4.0-5.0 IELTS.
"Thi lớp 10 mà thí sinh đã có 4.0 IELTS trở lên, tức là đạt chuẩn đầu ra THPT. Vậy câu hỏi đặt ra là trong ba năm THPT, các em có được bố trí chương trình khác không, giáo viên sẽ giảng dạy như nào?", TS Thảo nêu vấn đề.
Bên cạnh nhiều ý kiến phản đối, cũng có quan điểm cho rằng IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ vẫn có giá trị nhất định trong tuyển sinh vào lớp 10.
TS Vũ Thị Phương Anh, người từng làm tư vấn chiến lược của Đề án ngoại ngữ quốc gia từ năm 2014, cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên cấm địa phương cộng điểm hay xét tuyển thẳng thí sinh có IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ khác, mà có thể kiểm soát số lượng xét tuyển thẳng hoặc cộng điểm bằng cách giới hạn tỷ lệ, chẳng hạn 5-10%.
"Mỗi địa phương có điều kiện kinh tế, đặc thù học sinh khác nhau. Chẳng hạn một nơi mà tiếng Anh kém quá, họ cũng cần có chính sách khuyến khích, phát triển. Đây là mục tiêu và mong muốn chính đáng", bà nói.
Một giáo viên dạy tiếng Anh tại Lào Cai phản đối việc dùng IELTS để tuyển thẳng nhưng đánh giá có thể miễn thi, quy đổi điểm IELTS sang điểm môn tiếng Anh trong xét tuyển lớp 10. Theo cô, thay đổi của Bộ nên bắt đầu áp dụng từ năm sau, bởi có thể học sinh năm nay đã học IELTS nhằm xét tuyển theo kế hoạch tuyển sinh cũ. Thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch, công sức mà các em đã bỏ ra.
Thí sinh TP HCM thi vào lớp 10 công lập tại trường THPT Trưng Vương, quận 1, tháng 6/2023. Ảnh: Quỳnh Trần
Trong trường hợp các địa phương vẫn muốn sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ trong các hoạt động tuyển sinh, khuyến khích việc học tiếng Anh, chuyên gia cho rằng cần tìm chứng chỉ phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS, thay vì IELTS.
Theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam - mức chuẩn đầu ra của học sinh THCS là bậc hai.
"Nếu thay bằng bài thi khác, địa phương và các trường nên chọn chứng chỉ tập trung vào kỹ năng sử dụng tiếng Anh hơn là dùng ngữ pháp và từ vựng truyền thống", TS Linh gợi ý.
Thanh Hằng - Bình Minh
Xem tiếp...
Vài năm gần đây, một số địa phương đưa IELTS - bài thi tiếng Anh chuẩn hóa cho người không nói tiếng Anh bản xứ - vào kế hoạch tuyển sinh lớp 10. Ba hình thức chính được các tỉnh, thành sử dụng là tuyển thẳng, cộng điểm, miễn thi và quy đổi thành điểm môn tiếng Anh cho những thí sinh có IELTS, thường tính từ 4.0/9.0 trở lên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cuối tuần trước đã yêu cầu dừng việc này. Theo quy chế tuyển sinh THPT mà Bộ ban hành, không có ưu tiên nào với thí sinh có IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác.
Trong khi nhiều tỉnh, thành cho rằng việc ưu tiên thí sinh có IELTS giúp giảm áp lực thi cử, tạo động lực học ngoại ngữ ở địa phương, TS Lại Thị Phương Thảo, Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Ngoại ngữ, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá quyết định của Bộ là hợp lý.
Theo bà Thảo, việc dùng IELTS để tuyển lớp 10, dù với hình thức và mức độ nào, về bản chất là không phù hợp với lứa tuổi.
"IELTS không giới hạn độ tuổi người học, nhưng không khuyến khích học sinh dưới 16 tuổi", bà Thảo nói.
Trong khi đó, để kịp có chứng chỉ xét tuyển lớp 10, học sinh cần học IELTS từ năm lớp 7 hoặc 8. Điều này đi ngược khuyến cáo của đơn vị tổ chức thi IELTS. Nội dung thi IELTS có nhiều nội dung khoa học, chuyên ngành, đòi hỏi người học có kiến thức nền tảng, hiểu biết nhất định về các lĩnh vực cụ thể. Những yêu cầu chưa phù hợp với một học sinh 13-14 tuổi.
Đồng tình, TS Phùng Thùy Linh, nhà sáng lập Tổ chức giáo dục Eduling, chuyên gia Anh ngữ của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho hay IELTS dành cho những người muốn học đại học bằng tiếng Anh, hoặc định cư ở một số quốc gia nói tiếng Anh. Do đó, chứng chỉ này phù hợp với học sinh từ THPT trở lên, dùng trong xét tuyển đại học hoặc chứng minh năng lực ngôn ngữ cho các mục đích khác.
Không chỉ chuyên gia, 73% trong hơn 4.200 độc giả tham gia khảo sát của VnExpress cho rằng không nên tuyển thẳng, ưu tiên thí sinh có IELTS trong tuyển sinh lớp 10 công lập.
Kết quả khảo sát của VnExpress, tính tới 8h ngày 27/2. Ảnh chụp màn hình
PGS.TS Lê Văn Canh, nguyên giảng viên tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ, còn cho rằng việc tuyển sinh lớp 10 bằng IELTS tạo ra sự bất bình đẳng.
Hiện, lệ phí thi IELTS là hơn 4,6 triệu đồng. Số tiền này chưa gồm học phí tại các trung tâm, thường dao động 20-40 triệu đồng một khóa 4-6 tháng. Nếu tự học, thí sinh thường vẫn phải đầu tư học liệu hoặc các khóa trực tuyến.
"Cơ hội vào lớp 10 bằng IELTS với những học sinh khó khăn sẽ bị thu hẹp so với những bạn có điều kiện học và thi chứng chỉ này", ông Canh nói, thêm rằng học IELTS cũng áp lực không kém việc thi lớp 10.
Đây cũng là chia sẻ của ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế. Ông Tân nhìn nhận việc cộng điểm, xét tuyển thẳng thí sinh có IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ không công bằng với những em không có điều kiện.
Lý do thứ ba cho thấy sự bất hợp lý của IELTS trong tuyển sinh lớp 10, theo các nhà giáo là chương trình THPT hiện tại không tương thích với nội dung của IELTS.
Theo chương trình môn tiếng Anh phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh tốt nghiệp THPT có thể đạt trình độ 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. IDP, một trong hai đơn vị tổ chức thi IELTS ở Việt Nam, quy đổi bậc 3 tương đương 4.0-5.0 IELTS.
"Thi lớp 10 mà thí sinh đã có 4.0 IELTS trở lên, tức là đạt chuẩn đầu ra THPT. Vậy câu hỏi đặt ra là trong ba năm THPT, các em có được bố trí chương trình khác không, giáo viên sẽ giảng dạy như nào?", TS Thảo nêu vấn đề.
Khung tham chiếu (CEFR) | IELTS | TOEIC | TOEFL | Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (VSTEP) |
A1 | 1.0-2.5 | 255 | 19 | 1 |
A2 | 3.0-3.5 | 400 | 40 | 2 |
B1 | 4.0-5.0 | 340 | 45-60 | 3 |
B2 | 5.5-6.5 | 600 | 61-79 | 4 |
C1 | 7.0-8.0 | 850 | 80-99 | 5 |
C2 | 8.5-9.0 | 910+ | 100 | 6 |
Bên cạnh nhiều ý kiến phản đối, cũng có quan điểm cho rằng IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ vẫn có giá trị nhất định trong tuyển sinh vào lớp 10.
TS Vũ Thị Phương Anh, người từng làm tư vấn chiến lược của Đề án ngoại ngữ quốc gia từ năm 2014, cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên cấm địa phương cộng điểm hay xét tuyển thẳng thí sinh có IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ khác, mà có thể kiểm soát số lượng xét tuyển thẳng hoặc cộng điểm bằng cách giới hạn tỷ lệ, chẳng hạn 5-10%.
"Mỗi địa phương có điều kiện kinh tế, đặc thù học sinh khác nhau. Chẳng hạn một nơi mà tiếng Anh kém quá, họ cũng cần có chính sách khuyến khích, phát triển. Đây là mục tiêu và mong muốn chính đáng", bà nói.
Một giáo viên dạy tiếng Anh tại Lào Cai phản đối việc dùng IELTS để tuyển thẳng nhưng đánh giá có thể miễn thi, quy đổi điểm IELTS sang điểm môn tiếng Anh trong xét tuyển lớp 10. Theo cô, thay đổi của Bộ nên bắt đầu áp dụng từ năm sau, bởi có thể học sinh năm nay đã học IELTS nhằm xét tuyển theo kế hoạch tuyển sinh cũ. Thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch, công sức mà các em đã bỏ ra.
Thí sinh TP HCM thi vào lớp 10 công lập tại trường THPT Trưng Vương, quận 1, tháng 6/2023. Ảnh: Quỳnh Trần
Trong trường hợp các địa phương vẫn muốn sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ trong các hoạt động tuyển sinh, khuyến khích việc học tiếng Anh, chuyên gia cho rằng cần tìm chứng chỉ phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS, thay vì IELTS.
Theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam - mức chuẩn đầu ra của học sinh THCS là bậc hai.
"Nếu thay bằng bài thi khác, địa phương và các trường nên chọn chứng chỉ tập trung vào kỹ năng sử dụng tiếng Anh hơn là dùng ngữ pháp và từ vựng truyền thống", TS Linh gợi ý.
Thanh Hằng - Bình Minh
Xem tiếp...