SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
333K

Huyết Thanh Kháng Dại (RIG) Là Gì Và Sử Dụng Như Thế Nào?

Thái An Nhiên

Fan Cứng
Huyết thanh kháng dại (RIG) là gì và sử dụng như thế nào? Nó sẽ giúp làm chậm sự lan tỏa virus dại và bảo vệ được người bệnh cho tới khi các kháng thể kháng dại được sản sinh.

1. Tìm hiểu về huyết thanh kháng dại​


Bệnh dại ở người do virus dại gây nên, người bị nhiễm virus dại sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời. Huyết thanh kháng dại là một dung dịch không màu hoặc màu vàng nhạt, có nguồn gốc từ máu ngựa chứa kháng thể kháng virus dại.

Bệnh dại chủ yếu xảy ra ở động vật máu nóng như chó, mèo, bệnh dại ở người xuất hiện là do bị chó dại cắn hoặc cào làm cho nước dãi của chó bị nhiễm bệnh sẽ truyền virus dại sang người qua vết cắn, vết cào hoặc qua vết thương trầy xước trên da.

Thời gian ủ bệnh dại ở người có thể từ 2-8 tuần, cũng có khả năng kéo dài đến trên 1 năm, điều này phụ thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ của vết thương cho động vật bị dại gây ra và vị trí vết thương, cũng như lượng virus dại truyền sang người bệnh.

Người bệnh sau khi bị chó dại cắn hoặc cào làm rách da ở vùng gần thần kinh trung ương hay vùng nhiều đầu dây thần kinh như các đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân, bộ phận sinh dục, bị nước bọt súc vật nghi dại dính vào niêm mạc và vùng da bị tổn thương hoặc bị cắn nhiều vết thương sâu trên cơ thể thì cần được tiêm huyết thanh kháng dại.


Người bệnh cần được tiêm huyết thanh kháng dại ngay khi cần thiết


Người bệnh cần được tiêm huyết thanh kháng dại ngay khi cần thiết


Kháng thể kháng dại có trong huyết thanh kháng dại có tác dụng trung hòa và làm chậm sự lan tỏa virus dại, làm cho các tính chất gây bệnh và gây nhiễm sẽ bị ức chế và bảo vệ được người bệnh cho tới khi các kháng thể kháng dại được sản sinh như đã tiêm vắc-xin kháng dại.

2. Huyết thanh kháng dại sử dụng như thế nào?​


Huyết thanh kháng dại được chỉ định tiêm bắp với liều tiêm 40 đvqt (IU)/kg trọng lượng cơ thể. Tiêm đồng thời với vắc-xin phòng dại mũi đầu tiên. Tuy nhiên, sử dụng khác bơm kim tiêm và khác vị trí tiêm.

Cách sử dụng huyết thanh kháng dại:

  • Thử phản ứng mẫn cảm: Sau khi tiêm huyết thanh kháng dại vào cơ thể người bệnh khoảng 15 phút nếu đường kính quầng đỏ xung quanh vùng tiêm lớn hơn 1cm là dương tính, còn nếu nhỏ dưới 1 cm là phản ứng âm tính.
  • Sau khi tiêm phải theo dõi bệnh nhân tại chỗ từ 30 phút đến 1 giờ sau.
  • Khi tiêm huyết thanh kháng dại, người bệnh cần phải tiêm vắc-xin phòng dại với phác đồ đầy đủ số mũi tiêm cơ bản.
  • Nếu cần thiết thì phải tiêm phòng thêm vắc-xin uốn ván và kháng sinh để chống bội nhiễm.

3. Chỉ định và chống chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại khi nào?​


Huyết thanh kháng dại được sử dụng cùng với vắc-xin phòng dại để điều trị dự phòng bệnh dại trong các trường hợp:

  • Những người bị chó dại hoặc động vật dại cắn, cào rách các vùng da trên cơ thể.
  • Niêm mạc (mắt, miệng, bộ phận sinh dục...) của người bị dính nước dãi súc vật nghi bị dại hoặc súc vật liếm trên vùng da bị trầy xước, chảy máu của con người.

Huyết thanh kháng dại được sử dụng cùng với vắc-xin


Huyết thanh kháng dại được sử dụng cùng với vắc-xin


Huyết thanh kháng dại chống chỉ định với một số đối tượng sau:

  • Người có hệ thống miễn dịch suy giảm
  • Những người quá mẫn với huyết thanh có nguồn gốc từ ngựa hay bất cứ thành phần nào của huyết thanh.

Thận trọng trong trường hợp:

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng, cần phải có bác sĩ trực tiếp theo dõi.
  • Khi phản ứng mẫn cảm dương tính mà phải dùng huyết thanh kháng dại thì phải giải mẫn cảm bằng phương pháp Besredka và theo dõi 30 phút, nếu không có phản ứng xảy ra tiêm hết liều huyết thanh còn lại.
  • Trường hợp người bệnh có phản ứng phụ nhẹ thì có thể sử dụng thuốc kháng Histamine và giảm đau.
  • Thận trọng đối với những người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu có thể chảy máu khó cầm khi tiêm bắp.
  • Tuyệt đối không được trộn lẫn vắc-xin phòng dại và kháng huyết thanh với nhau, khi sử dụng phải sử dụng bơm kim tiêm riêng và tiêm khác vị trí.
  • Không được tiêm huyết thanh kháng dại vào tĩnh mạch của người bệnh.

4. Tác dụng không mong muốn của huyết thanh kháng dại​


Một số tác dụng không mong muốn đối với người bệnh dại sau khi tiêm huyết thanh kháng dại gồm:

  • Tổn thương loét hay căng cứng cơ có thể xảy ra ở vị trí tiêm.
  • Người bệnh có thể sẽ sốt nhẹ, nổi mề đay, ban đỏ, phù nề, đau khớp và mệt mỏi.
  • Choáng, sốc phản vệ, viêm khớp, viêm thận, các triệu chứng này thường hiếm gặp.
  • Biểu hiện phản ứng dị ứng có thể xảy ra ngay tức thời sau khi tiêm huyết thanh, sau vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí sau 10 ngày.
  • Ghi nhận hội chứng thận hư có thể xảy ra, nhưng chưa có đủ cơ sở khẳng định là do huyết thanh kháng dại.

Phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau khi tiêm huyết thanh


Phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau khi tiêm huyết thanh


Để huyết thanh kháng dại phát huy tối đa tác dụng thì người bệnh dại cần phải tiêm đúng thời điểm và tuân thủ chặt chẽ phác đồ của bác sĩ, việc tiêm đúng liều, đúng thời điểm đóng vai trò hết sức quan trọng.

>>> Tham khảo thêm bài viết: Bệnh Dại Là Gì? Cách Xử Trí Sau Khi Bị Chó Dại Cắn

Xem tiếp...
 
Top Bottom