Dân gian có câu “cái răng cái tóc là gốc con người”, khi da đầu của bạn đang gặp phải tình trạng bị nhiễm nấm sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu bởi nó liên quan đến vấn đề thẩm mỹ. Người mắc bệnh nấm da đầu sẽ không khó chữa nếu bạn kiên trì thực hiện các liệu pháp tại nhà bằng nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên.
Để sở hữu một mái tóc chắc khỏe và một da đầu khỏe mạnh thì bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách trị nấm da đầu bằng phương pháp dân gian vô cùng tiện lợi và mang lại hiệu quả cao.
Nấm da đầu là bệnh liên quan đến da liễu mà ai cũng có thể mắc phải nếu như không biết cách chăm sóc da đầu. Bệnh là một dạng viêm nhiễm ở vùng da đầu và nang tóc mà thủ phạm chính gây ra đó là vi khuẩn nấm gàu làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Nấm da đầu là hiện tượng viêm nhiễm ở vùng da đầu và nang tóc mà thủ phạm chính gây ra đó là vi khuẩn nấm gàu
Nấm da đầu nhẹ thường không gây ảnh hưởng gì đến người bệnh, tuy nhiên nếu để tình trạng chuyển sang giai đoạn nấm da đầu mãn tính sẽ khiến cho tóc bị gãy rụng nhiều, khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti. Tuy nhiên nếu bệnh được điều trị nhanh chóng thì sau khi khỏi, tóc sẽ trở về trạng thái khỏe mạnh.
Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị bệnh nấm da đầu từ Tây y, Đông y đến mẹo dân gian. Trong đó thì phương pháp dân gian thực hiện tại nhà được áp dụng khá phổ biến và quen thuộc bởi hiệu quả lâu dài, ít tốn kém, nguyên liệu thân thiện và dễ thực hiện mà bạn có thể tham khảo dưới đây:
Trong dân gian, quả bồ kết được các chị em phụ nữ sử dụng như là mẹo giúp họ có thể sở hữu được mái tóc đen mượt, óng ả. Bên cạnh việc làm đẹp thì quả bồ kết còn có tác dụng điều trị nấm da đầu rất hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong thành phần của bồ kết có chứa Saponin, đây là chất có chức năng kháng khuẩn và kháng viêm. Sử dụng quả bồ kết để làm dầu gội đầu sẽ làm cân bằng độ pH trên da đầu nhằm ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển hay tái nhiễm lại.
Bên cạnh đó, các thành phần vitamin có trong bồ kết sẽ giúp phục hồi những hư tổn, kích thích khả năng mọc tóc và nuôi dưỡng da đầu từ sâu bên trong.
Cách thực hiện:
Trong lá trầu có chứa hàm lượng lớn các khoáng chất như kẽm, can xi,.. và một số hợp chất như Alkaoid, Carvacrol, Chavicol, Engenol, Tannin, axit amin. Có công dụng kháng sinh mạnh giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn và vi nấm.
Không những vậy, trong hoạt chất của lá trầu có tính sát trùng cao và mang đến hiệu quả đáng kinh ngạc trong việc diệt nấm, diệt gàu, trị ngứa ngáy do nấm da đầu.
Chữa nấm da đầu bằng lá trầu không
Cách thực hiện:
Ngày nay, người ta hay sử dụng tinh dầu bưởi để làm thành phần dưỡng tóc thiết yếu, không chỉ để dùng chăm sóc tóc mà trong thành phần tự nhiên còn có khả năng chống lại các vi khuẩn nấm trên da đầu cực kỳ hữu hiệu trong phương pháp dân gian mà bạn không biết.
Theo Đông y, vỏ bưởi được ví như một vị thuốc quý bởi hoạt chất của bưởi có vị đắng, tính bình, hơi cay có mùi thơm dịu nhẹ có khả năng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng tích và tiêu phù thũng. Võ bưởi không chỉ được sử dụng để làm mứt mà còn được sử dụng làm dầu gội vì trong thành phần vỏ bưởi có chứa nhiều tinh dầu và vitamin giúp tóc thơm và bóng mượt.
Bên cạnh đó, đối với bệnh nấm da đầu, thì vitamin có trong vỏ bưởi sẽ giúp dưỡng ẩm và cung cấp độ ẩm cần thiết cho da đầu và tóc. Trong tinh dầu thì có khả năng tiêu diệt triệt để các tế bào nấm, kích thích cho tóc mọc nhanh và cải thiện được tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
Cách thực hiện:
Theo các nhà nghiên cứu, trong thành phần của đu đủ có chứa chất Papin, đây là chất có khả năng làm ức chế vi nấm rất hiệu quả và người đang bị nhiễm nấm da đầu không nên bỏ qua phương phá điều trị dân gian này.
Trong đu đủ rất giàu thành phần protein và vitamin A, B, C có khả năng hỗ trợ tình trạng da đầu bị hư tổn và có đặc tính chống viêm kháng khuẩn vô cùng hiệu quả và có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây nhiễm. Bên cạnh đó, với đặc tính chống oxy hóa cùng với chất béo giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa của da đầu.
Thành phần đu đủ có chứa chất Papin, đây là chất có khả năng làm ức chế vi nấm rất hiệu quả
Cách thực hiện:
Trong Y học cổ truyền, cây chó đẻ có vị đắng, hơi ngọt, tính mát có nhiều tính chất kháng viêm, sát khuẩn, khử trùng và giải độc tốt. Cây dùng để chữa khá nhiều bệnh liên quan đến gan, thận, nấm da hay rôm sảy.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong cây chó đẻ có chứa chất Phenolic và Flavoniod có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm cao, thường được dân gian dùng để sử dụng như một bài thuốc để điều trị bệnh nấm trên da đầu, điển hình là nấm da đầu.
Cách thực hiện:
Theo Đông y, cây hương nhu có vị cay, tính ôn, rất tốt trong điều trị bệnh nấm da đầu. Tinh chất của cây hương nhu có hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn cực mạnh giúp da đầu phục hồi những tổn thương do nấm gây nên.
Ngoài ra, cây hương nhu còn là một loại cây có chứa các tinh dầu như Ete metylic, Eugenol, Cacvarol, O – cymen,… Các thành phần này giúp làm thoáng da dầu, lưu thông khí huyết dưới da và thoát mồ hôi. Đặc biệt hơn là trong cây có chứa chất chống oxy hóa có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm cực hiệu quả.
Các thành phần trong cây hương nhu giúp làm thoáng da dầu, lưu thông khí huyết dưới da và thoát mồ hôi
Cách thực hiện:
Theo kinh nghiệm dân gian cả lá, hoa, rễ của cây ngũ sắc đều có công dụng chữa bệnh. Lá ngũ sắc được dùng để đắp vết thương, cầm máu, trị ghẻ lở, viêm da. Hoa ngũ sắc được dùng để chữa ho lao, ho ra máu và hạ huyết áp. Còn rễ được dùng để chữa sốt lâu không dứt, quai bị hay phong thấp đau xương.
Trong cây ngũ sắc có chứa nhiều loại tinh dầu như Curmarin, Caryophyllen, Cadinen có tác dụng loại bỏ nấm và vi khuẩn gây hại giúp làm sạch chân tóc, da đầu và chống ngứa hiệu quả. Bên cạnh đó, thành phần tinh dầu của cây sẽ giúp cho tóc trở nên bóng mượt và thơm tho.
Cách thực hiện:
Theo nghiên cứu chỉ ra, trong thành phần của lá ổi có chứa rất nhiều Alpha limonen, Axit maslinic có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm cực mạnh. Trong dân gian thường sử dụng như là nguyên liệu giúp điều trị rụng tóc và chóng hói đầu.
Thành phần của lá ổi có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm cực mạnh
Cách thực hiện:
Muối có khả năng sát trùng vết thương, chống viêm tốt và được sử dụng trong y tế. Trong nước muối có chứa các thành phần hóa học mang tính kháng khuẩn cao và chứa nhiều khoáng chất tốt cho da như vitamin A, kẽm,…
Cách thực hiện:
Lưu ý: Nên thực hiện đúng liều lượng vì nồng độ trong muối cao có thể gây xót và viêm loét thêm những tổn thương trên bề mặt da đầu.
Thành phần của cỏ mần trầu chứa rất nhiều chất Beta – sitosterol, Flavoniod, Palmytoil có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và giúp phục hồi tóc một cách hữu hiệu.
Bài thuốc chữa nấm da đầu bằng cỏ mần trầu được nhiều người áp dụng
Cách thực hiện:
Áp dụng phương pháp điều trị nấm da đầu tại nhà tuy được thực hiện đơn giản và tiết kiệm chi phí, nhưng người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau :
Trên đây tổng hợp các cách điều trị nấm da đầu tại nhà với đa dạng nguyên liệu gần gũi với cuộc sống. Để đạt được hiệu quả điều trị thì người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong một thời gian dài. Nếu không có sự cải thiện thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và tư vấn để được điều trị dứt điểm.
Có thể bạn quan tâm: Top 7 loại thuốc trị nấm da an toàn hiệu quả nhanh
Xem tiếp...
Để sở hữu một mái tóc chắc khỏe và một da đầu khỏe mạnh thì bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách trị nấm da đầu bằng phương pháp dân gian vô cùng tiện lợi và mang lại hiệu quả cao.
Hướng dẫn trị nấm da đầu tại nhà bằng phương pháp dân gian
Nấm da đầu là bệnh liên quan đến da liễu mà ai cũng có thể mắc phải nếu như không biết cách chăm sóc da đầu. Bệnh là một dạng viêm nhiễm ở vùng da đầu và nang tóc mà thủ phạm chính gây ra đó là vi khuẩn nấm gàu làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Nấm da đầu nhẹ thường không gây ảnh hưởng gì đến người bệnh, tuy nhiên nếu để tình trạng chuyển sang giai đoạn nấm da đầu mãn tính sẽ khiến cho tóc bị gãy rụng nhiều, khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti. Tuy nhiên nếu bệnh được điều trị nhanh chóng thì sau khi khỏi, tóc sẽ trở về trạng thái khỏe mạnh.
Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị bệnh nấm da đầu từ Tây y, Đông y đến mẹo dân gian. Trong đó thì phương pháp dân gian thực hiện tại nhà được áp dụng khá phổ biến và quen thuộc bởi hiệu quả lâu dài, ít tốn kém, nguyên liệu thân thiện và dễ thực hiện mà bạn có thể tham khảo dưới đây:
1. Trị nấm da đầu bằng quả bồ kết
Trong dân gian, quả bồ kết được các chị em phụ nữ sử dụng như là mẹo giúp họ có thể sở hữu được mái tóc đen mượt, óng ả. Bên cạnh việc làm đẹp thì quả bồ kết còn có tác dụng điều trị nấm da đầu rất hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong thành phần của bồ kết có chứa Saponin, đây là chất có chức năng kháng khuẩn và kháng viêm. Sử dụng quả bồ kết để làm dầu gội đầu sẽ làm cân bằng độ pH trên da đầu nhằm ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển hay tái nhiễm lại.
Bên cạnh đó, các thành phần vitamin có trong bồ kết sẽ giúp phục hồi những hư tổn, kích thích khả năng mọc tóc và nuôi dưỡng da đầu từ sâu bên trong.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Phơi khô bồ kết sau đó đem nướng lên cho đến khi dậy mùi thơm.
- Bước 2: Đem đập vụn rồi đun sôi cùng với nước.
- Bước 3: Để cho nước nguội rồi dùng nước bồ kết để gội đầu, thực hiện mát xa da đầu nhẹ nhàng khoảng 10 phút rồi sau đó gội lại bằng nước sạch.
- Bước 4: Thực hiện đều đặn mỗi tuần 3 lần trong vòng 1 tháng thì sẽ cảm nhận được sự thuyên giảm rõ rệt.
2. Trị nấm da đầu bằng lá trầu không
Trong lá trầu có chứa hàm lượng lớn các khoáng chất như kẽm, can xi,.. và một số hợp chất như Alkaoid, Carvacrol, Chavicol, Engenol, Tannin, axit amin. Có công dụng kháng sinh mạnh giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn và vi nấm.
Không những vậy, trong hoạt chất của lá trầu có tính sát trùng cao và mang đến hiệu quả đáng kinh ngạc trong việc diệt nấm, diệt gàu, trị ngứa ngáy do nấm da đầu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngâm 20 lá trầu trong nước muối loãng trong vòng 10 phút rồi rửa sạch
- Bước 2: Lá trầu giã nát và chắt lấy nước cốt đem bảo quả trong tủ lạnh và dùng dần.
- Bước 3: Gội đầu với dầu gội đầu thật sạch, sau đó dùng nước lá trầu không gội lại và mát xa nhẹ nhàng để tinh chất thấm vào da đầu.
- Bước 4: Sử dụng kiên trì từ 2 – 3 lần mỗi tuần.
3. Trị nấm da đầu bằng vỏ bưởi
Ngày nay, người ta hay sử dụng tinh dầu bưởi để làm thành phần dưỡng tóc thiết yếu, không chỉ để dùng chăm sóc tóc mà trong thành phần tự nhiên còn có khả năng chống lại các vi khuẩn nấm trên da đầu cực kỳ hữu hiệu trong phương pháp dân gian mà bạn không biết.
Theo Đông y, vỏ bưởi được ví như một vị thuốc quý bởi hoạt chất của bưởi có vị đắng, tính bình, hơi cay có mùi thơm dịu nhẹ có khả năng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng tích và tiêu phù thũng. Võ bưởi không chỉ được sử dụng để làm mứt mà còn được sử dụng làm dầu gội vì trong thành phần vỏ bưởi có chứa nhiều tinh dầu và vitamin giúp tóc thơm và bóng mượt.
Bên cạnh đó, đối với bệnh nấm da đầu, thì vitamin có trong vỏ bưởi sẽ giúp dưỡng ẩm và cung cấp độ ẩm cần thiết cho da đầu và tóc. Trong tinh dầu thì có khả năng tiêu diệt triệt để các tế bào nấm, kích thích cho tóc mọc nhanh và cải thiện được tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Vỏ bưởi đem phơi khô.
- Bước 2: Sau khi phơi khô thì đem vỏ bưởi rửa thật sạch rồi đun sôi trong khoảng thời gian 10 phút thì vớt ra.
- Bước 3: Chờ cho nước nguội bớt thì đem gội đầu, vừa gội vừa thực hiện động tác mát xa, xoa bóp nhẹ nhàng để cho tinh chất trong vỏ bưởi thấm lên da đầu và tóc rồi sau đó rửa lại với nước sạch.
- Bước 4: Thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt được kết quả đáng mong đợi.
4. Trị nấm da đầu bằng đu đủ
Theo các nhà nghiên cứu, trong thành phần của đu đủ có chứa chất Papin, đây là chất có khả năng làm ức chế vi nấm rất hiệu quả và người đang bị nhiễm nấm da đầu không nên bỏ qua phương phá điều trị dân gian này.
Trong đu đủ rất giàu thành phần protein và vitamin A, B, C có khả năng hỗ trợ tình trạng da đầu bị hư tổn và có đặc tính chống viêm kháng khuẩn vô cùng hiệu quả và có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây nhiễm. Bên cạnh đó, với đặc tính chống oxy hóa cùng với chất béo giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa của da đầu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Gọt bỏ bỏ, lấy phần thịt của đu đủ chín và bỏ cả hạt.
- Bước 2: Cho vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn sau đó xoa lên tóc rồi ủ trong vòng 20 phút để dưỡng chất ngấm vào da đầu.
- Bước 3: Gội lại bằng nước sạch và kiên trì thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi tuẩn để mang lại hiệu quả.
5. Trị nấm da đầu bằng cây diệp hạ châu (cây chó đẻ)
Trong Y học cổ truyền, cây chó đẻ có vị đắng, hơi ngọt, tính mát có nhiều tính chất kháng viêm, sát khuẩn, khử trùng và giải độc tốt. Cây dùng để chữa khá nhiều bệnh liên quan đến gan, thận, nấm da hay rôm sảy.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong cây chó đẻ có chứa chất Phenolic và Flavoniod có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm cao, thường được dân gian dùng để sử dụng như một bài thuốc để điều trị bệnh nấm trên da đầu, điển hình là nấm da đầu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đem 1 nắm lá chó đẻ rửa sạch rồi đun sôi với nước trong khoảng 5 phút.
- Bước 2: Sử dụng nước để gội đầu và mát xa da đầu nhẹ nhàng.
- Bước 3: Gội lại bằng nước sạch. Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi tuần, các triệu chứng sẽ giảm rõ rệt.
6. Trị nấm da đầu bằng cây hương nhu
Theo Đông y, cây hương nhu có vị cay, tính ôn, rất tốt trong điều trị bệnh nấm da đầu. Tinh chất của cây hương nhu có hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn cực mạnh giúp da đầu phục hồi những tổn thương do nấm gây nên.
Ngoài ra, cây hương nhu còn là một loại cây có chứa các tinh dầu như Ete metylic, Eugenol, Cacvarol, O – cymen,… Các thành phần này giúp làm thoáng da dầu, lưu thông khí huyết dưới da và thoát mồ hôi. Đặc biệt hơn là trong cây có chứa chất chống oxy hóa có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm cực hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy 150g lá hương nhu rửa sạch rồi đun sôi với 2 lít nước sau đó lọc qua vải màn, bỏ bã lá để chắt lấy nước.
- Bước 2: Chờ cho nước nguội bớt thì đem gội đầu cho thật sạch trong vòng 5 – 10 phút để dưỡng chất thấm vào da đầu và tiêu diệt sạch vi nấm hoàn toàn.
- Bước 3: Thực hiện đều đặn 2 ngày 1 lần và lưu ý phải để đầu thật khô sau khi gội. Kiên trì thực hiện để loại bỏ vi nấm hoàn toàn và không có cơ hội sinh sôi phát triển.
7. Trị nấm da đầu bằng cây ngũ sắc
Theo kinh nghiệm dân gian cả lá, hoa, rễ của cây ngũ sắc đều có công dụng chữa bệnh. Lá ngũ sắc được dùng để đắp vết thương, cầm máu, trị ghẻ lở, viêm da. Hoa ngũ sắc được dùng để chữa ho lao, ho ra máu và hạ huyết áp. Còn rễ được dùng để chữa sốt lâu không dứt, quai bị hay phong thấp đau xương.
Trong cây ngũ sắc có chứa nhiều loại tinh dầu như Curmarin, Caryophyllen, Cadinen có tác dụng loại bỏ nấm và vi khuẩn gây hại giúp làm sạch chân tóc, da đầu và chống ngứa hiệu quả. Bên cạnh đó, thành phần tinh dầu của cây sẽ giúp cho tóc trở nên bóng mượt và thơm tho.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy một ít cây hoa ngũ sắc đem ngâm và rửa sạch bằng nước muối.
- Bước 2: Cho vào nồi đun sôi với lượng nước vừa phải trong vài phút để tinh dầu được chiết ra hoàn toàn.
- Bước 3: Chờ cho nước nguội rồi dùng nước ngũ sắc gội đầu, mát xa nhẹ nhàng trong ít phút và không cần phải gội đầu bằng nước sạch.
8. Trị nấm da đầu bằng lá ổi non
Theo nghiên cứu chỉ ra, trong thành phần của lá ổi có chứa rất nhiều Alpha limonen, Axit maslinic có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm cực mạnh. Trong dân gian thường sử dụng như là nguyên liệu giúp điều trị rụng tóc và chóng hói đầu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy một nắm lá ổi tươi rửa thật sạch rồi vò nát.
- Bước 2: Cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước cho đến khi còn 1 lít.
- Bước 3: Chờ cho nguội rồi vắt thêm một quả chanh cùng một chút muối.
- Bước 4: Dùng nước để gội và mát xa da đầu nhẹ nhàng trong 10 phút sau đó gội lại bằng nước sạch. Kiên trì thực hiện 3 lần mỗi tuần cho đến khi hết bệnh.
9. Trị nấm da đầu bằng nước muối
Muối có khả năng sát trùng vết thương, chống viêm tốt và được sử dụng trong y tế. Trong nước muối có chứa các thành phần hóa học mang tính kháng khuẩn cao và chứa nhiều khoáng chất tốt cho da như vitamin A, kẽm,…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trộn đều 1 quả chanh, 1 muỗng cà phê muối và một lít nước tạo thành dung dịch nước muối.
- Bước 2: Sử dụng nước muối chanh pha loãng này để thoa lên tóc và ủ trong vòng 10 phút, sau đó gội lại bằng nước sạch.
Lưu ý: Nên thực hiện đúng liều lượng vì nồng độ trong muối cao có thể gây xót và viêm loét thêm những tổn thương trên bề mặt da đầu.
10. Trị nấm da đầu bằng cỏ mần trầu
Thành phần của cỏ mần trầu chứa rất nhiều chất Beta – sitosterol, Flavoniod, Palmytoil có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và giúp phục hồi tóc một cách hữu hiệu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy phần thân và lá rửa sạch rồi đem đun sôi cho đến khi nước chuyển sang màu xanh thì tắt bếp.
- Bước 2: Dùng để gội đầu rồi bôi nước cỏ mần trầu lên da đầu sau đó mát xa nhẹ nhàng.
- Bước 3: Gôi lại bằng nước sạch và chờ cho đến khi khô.
Lưu ý khi sử dụng phương pháp dân gian để chữa nấm da đầu
Áp dụng phương pháp điều trị nấm da đầu tại nhà tuy được thực hiện đơn giản và tiết kiệm chi phí, nhưng người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau :
- Điều trị bằng phương pháp dân gian thường có tác dụng chậm, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và từng cơ địa của mỗi người.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên, gội đầu ít nhất từ 2 – 3 lần, không nên để tóc ướt đi ngủ.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học bằng cách bổ sung nhiều vitamin trong rau củ quả và thức ăn để tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… và thực phẩm gây kích ứng da.
- Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn, ăn uống khoa học và nghỉ ngơi điều độ giúp tinh thần được thoải mái.
Trên đây tổng hợp các cách điều trị nấm da đầu tại nhà với đa dạng nguyên liệu gần gũi với cuộc sống. Để đạt được hiệu quả điều trị thì người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong một thời gian dài. Nếu không có sự cải thiện thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và tư vấn để được điều trị dứt điểm.
Có thể bạn quan tâm: Top 7 loại thuốc trị nấm da an toàn hiệu quả nhanh
Xem tiếp...