SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Hướng dẫn tiếp cận và xử trí nhồi máu cơ tim cấp

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Theo Hội Tim Mạch Mỹ (AHA) nhồi máu cơ tim có tỷ lệ tử vong cao, có đến 50% các trường hợp tử vong trước khi được đưa vào bệnh viện. Vì vậy, để giảm thiểu biến cố tử vong chúng ta cần phải biết cách xử trí đúng để giảm nguy cơ tử vong trước khi đưa vào viện, cũng như nắm được các biện pháp dự phòng để tránh xảy ra biến cố nhồi máu cơ tim.


Để làm được điều đó, bạn cần phải biết được những điều sau về nhồi máu cơ tim:

  1. Nhồi máu cơ tim là gì?
  2. Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim.
  3. Cách xử trí ban đầu khi gặp nhồi máu cơ tim.
  4. Các biện pháp để dự phòng nhồi máu cơ tim.
Hướng dẫn tiếp cận và xử trí nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim có tỷ lệ tử vong cao, có đến 50% các trường hợp tử vong trước khi được đưa vào bệnh viện

1. Nhồi máu cơ tim là gì ?​


Nguyên nhân thường gặp của nhồi máu cơ tim do mảng xơ vữa bong tróc dẫn đến hình thành cục máu đông gây chít hẹp động mạch vành làm cơ tim không được cung cấp máu gây tổn thương, hoại tử cơ tim.

Ít gặp hơn là do: co thắt mạch vành, thiếu máu cấp, cục máu đông nơi khác di chuyển đến, tắc stent.

Hướng dẫn tiếp cận và xử trí nhồi máu cơ tim cấp

Động mạch tắc nghẽn bởi mảng xơ vữa

2. Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim​


Dấu hiệu điển hình là cơn đau ngực:

  • Vị trí đau thường là sau ức hoặc ngực trái;
  • Kiểu đau như đè nặng, bóp nghẹt, siết chặt;
  • Hướng lan của cơn đầu: lên cổ >> hàm dưới >> vai trái >> bờ trụ tay trái, hoặc lan xuống thượng vị (không quá rốn);
  • Thời gian đau thường lớn hơn 30 phút;
  • Kèm theo triệu chứng như: khó thở, vã mồ hôi;

Tuy nhiên, cũng có trường hợp không điển hình với biểu hiện không đau ngực nhưng có triệu chứng: mệt mỏi, hồi hộp, khó thở, đau bụng thượng vị, nôn, buồn nôn, rối loạn ý thức...

Thời điểm có tần suất cao xuất hiện nhồi máu cơ tim là vào buổi sáng: 6 – 11 giờ, nhất là 3 giờ đầu sau ngủ dậy.

Nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao xảy ra nhồi máu cơ tim:

  • Tuổi: nam > 45 tuổi, nữ > 55 tuổi;
  • Thừa cân, béo phì;
  • Ít vận động;
  • Hút thuốc lá;
  • Stress;
  • Có bệnh lý kèm theo: Tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu...
Hướng dẫn tiếp cận và xử trí nhồi máu cơ tim cấp

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc nhồi máu cơ tim

3. Cách xử trí ban đầu khi gặp nhồi máu cơ tim​


Gọi cấp cứu ngay: Nha Trang: 02583.900.188 khi phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng trên.

Thông thường trong trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo, khi nhận được cuộc gọi cấp cứu, nhân viên điều phối cấp cứu bệnh viện sẽ hướng dẫn bạn cho người bệnh uống hoặc nhai ngay thuốc Aspirin 320mg (4 viên Aspirin 81mg) nếu có sẵn, trừ trường hợp gần đây hoặc đang có biểu hiện chảy máu đường tiêu hóa hoặc người bệnh dị ứng với thuốc Aspirin. Aspirin sẽ ngăn chặn sự hình thành cũng như ngăn chặn sự phát triển của cục máu đông gây tắc động mạch vành trong tim.


Ngược lại, khi người bị nhồi máu cơ tim bất tỉnh, bạn cần thực hiện kiểm tra theo các bước sau:

  • Quỳ gối ngang ngực bệnh nhân, bộc lộ áo ngoài của bệnh nhân.
  • 1 tay đặt lên trán, 1 tay nâng cằm, khai thông đường thở, loại bỏ dị vật nếu có.
  • Bắt động mạch cảnh cùng bên trong 5 – 10 giây, tai áp vào miệng bệnh nhân nghe hơi thở, mắt nhìn ngực kiểm tra có nhấp nhô theo nhịp thở không.

Nếu bệnh nhân không có mạch - tiến hành ép tim ngay:

  • Ép tim: vị trí nửa dưới xương ức, ép sâu 5 - 6 cm (khoảng chiều dài của ngón tay cái), tần số 100-120 lần/ phút (đạt tốc độ khoảng 2 nhịp ép tim trong 1 giây), lưu ý đảm bảo ngực nảy trở lại hoàn toàn sau mỗi lần ép tim.
  • Ép tim 30 lần thì hà hơi thổi ngạt 2 lần.
  • Hà hơi thổi ngạt bằng cách bịt mũi bệnh nhân, thổi miệng-miệng trong 1 giây, đảm bảo ngực nở nhô lên, thời gian 2 lần thổi ngạt không quá 10 giây.
  • Kiểm tra mạch lại sau 2 phút (tức là sau 5 chu kỳ ép tim-thổi ngạt).
  • Ngưng ép tim khi có mạch
  • Nếu vẫn chưa có mạch, tiếp tục duy trì ép tim, hà hơi thổi ngạt và kiểm tra lại mỗi 2 phút như trên cho đến khi đội cấp cứu y tế đến.
Hướng dẫn tiếp cận và xử trí nhồi máu cơ tim cấp

Tiến hành ép tim nếu bệnh nhân không có mạch


Khi bệnh nhân được đưa vào bệnh viện, sẽ được đưa vào phòng can thiệp mạch vành để tái thông động mạch vành bằng cách bơm bóng, lấy huyết khối và đặt stent. Stent là một khung kim loại dạng lưới để nong mạch vành tại vị trí bị hẹp tắc, làm cho dòng máu được tái lưu thông.

Hướng dẫn tiếp cận và xử trí nhồi máu cơ tim cấp

Stent mạch vành giúp dòng máu được tái lưu thông

4. Các biện pháp để dự phòng nhồi máu cơ tim​


Để dự phòng tránh xảy ra biến cố nhồi máu cơ tim, chúng ta cần phải điều chỉnh các yếu tố nguy cơ nếu có thể như:

  • Tuổi
  • Béo phì, thừa cân
  • Lười vận động
  • Hút thuốc lá
  • Stress
  • Bệnh lý nội khoa kèm theo: Tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu, bệnh lý mạch vành

Tuổi:

Tuổi càng cao, nguy cơ xảy ra biến cố nhồi máu cơ tim càng tăng, tuy nhiên đây là yếu tố bất khả kháng. Khi nam > 45 tuổi, nữ > 55 tuổi là độ tuổi có nguy cơ có nguy cơ cao nhất, vì vậy, ở lứa tuổi này cần phải khám sức khỏe định kỳ cũng như tuân thủ điều trị nếu phát hiện bệnh.

Béo phì:

Để xác định béo phì người ta dựa vào chỉ số BMI (BMI là chỉ số khối cơ thể).

BMI (Body Mass Index) = Cân nặng (kg) / [chiều cao (m)]2

Theo Viện dinh dưỡng Việt Nam thì BMI phân loại như sau:

Hướng dẫn tiếp cận và xử trí nhồi máu cơ tim cấp

Chỉ số BMI


Mục tiêu của bạn là duy BMI ở mức 18.5 – 22.9

Từ công thức tính BMI ta suy ra:

Cân nặng lý tưởng của bạn = [chiều cao x chiều cao] x BMI

BMI = 18.5 và BMI = 22.9 thì ta có được khoảng cân nặng lý tưởng nên có

Ví dụ: tôi cao 1.64 m thì cân nặng lý tưởng tôi nên có là từ [1.64 x 1.64] x 18.5 đến [1.64 x 1.64] x 22.9. Tương đương: từ 50 đến 62 kg.

Bạn nên giảm cân nếu thừa cân

Lười vận động:

Tăng cường vận động thể dục, thể thao.

Theo khuyến cáo của hội Tim Mạch Việt Nam.

  • Đi bộ > 30 phút/ ngày
  • 60 – 90 phút/ ngày nếu muốn giảm cân
  • 75 – 150 phút/ tuần tùy theo bệnh kèm theo

Tập buổi sáng để giảm cân và tập buổi chiều để nâng cao sức khỏe.

Hướng dẫn tiếp cận và xử trí nhồi máu cơ tim cấp

Tăng cường vận động thể dục, thể thao


Hút thuốc lá:

Nói không với thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá.

  • Thuốc lá làm tăng nồng độ mỡ xấu và giảm nồng độ mỡ tốt gây xơ vữa động mạch.
  • Trong khói thuốc lá có khí CO và Nicotin gây tổn thương nội mạch. Làm giảm lượng máu mang Oxy đến cơ tim và co thắt mạch vành gây thiếu máu cơ tim.
  • Làm tăng huyết áp gây tổn thương thành mạch.
  • Góp phần làm tăng Fibrinogen và sự kết dính tiểu cầu gây dễ hình thành huyết khối.

Tránh Stress:

  • Giữ lối sống lành mạnh: không rượu bia, không thuốc lá, không chất kích thích..
  • Dinh dưỡng hợp lý để có sức khỏe tốt: ăn nhiều rau quả, cá.
  • Sắp xếp cuộc sống, kỹ năng quản lý thời gian, làm việc theo thứ tự ưu tiên, luôn suy nghĩ tích cực, xây dựng động lực cho bản thân..
  • Thể dục, thể thao hằng ngày...
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức ăn đồ uống gây mất ngủ, tránh thức khuya, nên dậy sớm ..v.v
Hướng dẫn tiếp cận và xử trí nhồi máu cơ tim cấp

Tránh xa stress căng thẳng áp lực


Tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu, bệnh lý mạch vành:

Biện pháp chung: Khám sức khỏe định kỳ hằng năm để phát hiện và điều trị sớm. Nếu phát hiện bệnh, phải tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ giữa chừng, tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ. Mục tiêu là không cho bệnh tiến triển hoặc tiến triển chậm, giảm biến chứng, kéo dài tuổi thọ.

  • Tiểu đường: hạn chế ăn uống ngọt, giảm cân nếu thừa cân.
  • Tăng huyết áp: hạn chế ăn mặn.
  • Mỡ máu: hạn chế chất béo, thể dục, giảm cân.
  • Bệnh lý mạch vành: tránh gắng sức, tránh stress.

Xem tiếp...
 
Top Bottom