SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
335K

HPV và Ung thư cổ tử cung - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

HPV​

  • Human papillomavirus (HPV) là bệnh nhiễm vi rút phổ biến nhất ở đường sinh dục.
  • Có thể cơ thể nhiễm nhiều loại HPV và thường khỏi trong vòng vài tháng sau khi mắc mà không cần can thiệp gì, khoảng 90% khỏi trong vòng 2 năm.
  • Cho đến nay, ung thư cổ tử cung là căn bệnh liên quan đến HPV phổ biến nhất.
  • Nhóm virus HPV nguy cơ cao liên quan mật thiết đến ung thư đường sinh dục và khoang miệng. HPV 16, 18, 31, 33, 45 là 5 type gây ung thư cổ tử cung thường gặp nhất, trong đó phổ biến hơn cả là HPV 16 và HPV 18.
  • Nhóm virus HPV nguy cơ thấp là type 6 và type 11 liên quan đến bệnh lý sùi mào gà vùng sinh dục hậu môn.

Nhiễm HPV​

  • Mặc dù hầu hết trường hợp nhiễm HPV và các tổn thương tiền ung thư đều tự khỏi, nhưng đối với tất cả phụ nữ, nguy cơ nhiễm HPV có thể trở thành mạn tính và các tổn thương tiền ung thư tiến triển thành ung thư cổ tử cung xâm lấn.
  • Phải mất 15 20 năm, ung thư cổ tử cung mới phát triển ở những phụ nữ có hệ miễn dịch bình thường.
  • Có thể chỉ mất từ 5 10 năm ở những phụ nữ có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như những người nhiễm HIV chưa được điều trị.

Các yếu tố nguy cơ​

  • Loại HPV đặc biệt nhóm HPV nguy cơ cao;
  • Tình trạng miễn dịch những người bị suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như những người sống chung với HIV, có nhiều khả năng bị nhiễm trùng HPV dai dẳng và tiến triển nhanh hơn thành tiền ung thư và ung thư;
  • Số lần đẻ và tuổi trẻ khi sinh lần đầu;
  • Có nhiều bạn tình;
  • Hút thuốc lá;
  • Béo phì;
  • Các tổn thương sẵn có tại đường sinh dục: hồng sản, bạch sản.

Tiêm phòng HPV​

  • Hiện có 2 loại vắc xin bảo vệ chống lại cả 2 type HPV 16 và 18 là nguyên nhân gây ra ít nhất 70% các ca ung thư cổ tử cung.
  • Cho rằng các loại vắc xin chỉ bảo vệ chống lại HPV 16 và 18 cũng có một số bảo vệ chéo chống lại các type HPV ít phổ biến khác, WHO coi 2 loại vắc xin này đều bảo vệ chống lại ung thư cổ tử cung như nhau.
  • Các thử nghiệm lâm sàng và giám sát sau tiếp thị đã chỉ ra rằng vắc xin HPV rất an toàn và rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do nhiễm HPV.
  • Vắc xin HPV hoạt động tốt nhất nếu được tiêm trước khi tiếp xúc với HPV.

Tầm soát và điều trị​

  • Tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm xét nghiệm tiền ung thư và ung thư ở những phụ nữ không có triệu chứng và có thể cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh.
  • Khi tầm soát phát hiện các tổn thương tiền ung thư, bệnh có thể khỏi hoàn toàn và không tiến triển thành ung thư xâm nhập.
  • Tầm soát cũng có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu và cơ hội điều trị khỏi cao.

Có 3 loại xét nghiệm sàng lọc

  • Xét nghiệm HPV để tìm các loại HPV nguy cơ cao.
  • Kiểm tra trực quan bằng Axit acetic (VIA).
  • Xét nghiệm thông thường (Pap) và tế bào học dựa trên chất lỏng (LBC).

Điều trị

  • WHO khuyến cáo sử dụng phương pháp phẫu thuật lấy bỏ tổn thương theo phương thức khoét chóp cổ tử cung (LEEP).
  • Đối với các tổn thương tiến triển, bệnh nhân cần tới gặp Bác sĩ chuyên khoa ung thư để được tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
  • Chẩn đoán ung thư cổ tử cung phải được thực hiện bằng xét nghiệm mô bệnh học.
  • Việc phân giai đoạn được thực hiện dựa trên kích thước khối u và sự xâm lấn của khối u trong khung chậu và các cơ quan khác.
  • Điều trị tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh, các lựa chọn bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Xem tiếp...
 
Top Bottom