Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Nằm yên bình nơi dãy Trường Yên, chùa Bích Động là một trong những danh thắng nổi tiếng mà Ninh Bình may mắn sở hữu. Nổi tiếng với cảnh sắc nguyên sơ và có chút trầm lắng, chùa là điểm đến hoàn hảo dành cho những ai muốn tạm xa sự náo nhiệt của cuộc sống đô thị thường ngày. Chùa Bích Động nằm trong cụm di tích Tam Cốc Bích Động, thế nên nếu muốn vãn cảnh chùa, bạn có thể kết hợp tham quan cả Tam Cốc.
Chùa này đã trải qua ba thời kỳ có tên khác nhau: thời kỳ đầu (1428) có tên là chùa Động, sau đó đổi tên Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng. Đến thế kỷ 19 dưới thời vua Tự Đức được đặt tên là chùa Bích Động. Ngoài ra theo tích xưa, khoảng năm 1705, vào đời vua Lê Dụ Tông, có hai vị hòa thượng pháp danh là Trí Kiên, Trí Thể, một người quê Vọng Doanh, một người quê Nam Định. Hai người có duyên gặp gỡ và kết thành anh em, cùng nhau đi khắp nơi để truyền đạo và xây chùa. Đến vùng đất Ninh Bình, nhìn thấy núi Bích Động có địa thế đắc địa nên đã quyết định dừng chân tại đây, cùng quyên giáo sửa sang nền ngôi chùa cũ thành ba ngôi chùa mới như hiện tại, gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng để tu hành.
ới năm 1707, hai nhà sư đã cho đúc một chiếc chuông lớn, ngày nay vẫn còn treo ở động Tối. Hai năm sau đó, họ lại tiếp tục làm bài minh bia chùa Bích Động bằng chữ Hán. Bởi vì tọa lạc nơi núi non trùng điệp nên ngày trước, chùa được gọi với cái tên ‘Bạch Ngọc Thạc Sơn Đồng’.
Đến năm 1774, chúa Trịnh Sâm có dịp đến đây vãn cảnh đã bị ấn tượng bởi cảnh sắc nơi này với nào núi non, hang động, sông nước, đồng ruộng và cây cối xanh tươi nên đã quyết định đổi tên chùa thành chùa Bích Động, có nghĩa là ‘động xanh’, và giữ cho đến tận ngày nay.
Chùa Bích Động là một trong những ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc đậm chất chùa cổ Việt Nam. Chùa là một quần thể gồm ba ngôi chùa được xây dựng với hướng tựa lưng vào triền núi đá vôi, cùng hệ thống 3 hang động với 2 động khô, gồm Bích Động và Động Tối ở nơi lưng chừng núi và 1 động nước là Xuyên Thủy Động dưới đất.
Điểm nhấn đặc biệt của chùa chính là kết cấu chữ Tam theo kiểu chữ Hán. Trái ngược với những ngôi chùa chữ Công có gian thiêu hương nối liền, ba tòa nhà của chùa được xây dựng tách rời hoàn toàn. Cả ba ngôi chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng đều được xếp dọc theo sườn núi từ thế núi cao tới thấp, tạo thành cảnh sắc ấn tượng và đặc biệt khiến ai có dịp đến đây cũng thật sự ấn tượng.
Địa chỉ: Thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Xem tiếp...
Chùa này đã trải qua ba thời kỳ có tên khác nhau: thời kỳ đầu (1428) có tên là chùa Động, sau đó đổi tên Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng. Đến thế kỷ 19 dưới thời vua Tự Đức được đặt tên là chùa Bích Động. Ngoài ra theo tích xưa, khoảng năm 1705, vào đời vua Lê Dụ Tông, có hai vị hòa thượng pháp danh là Trí Kiên, Trí Thể, một người quê Vọng Doanh, một người quê Nam Định. Hai người có duyên gặp gỡ và kết thành anh em, cùng nhau đi khắp nơi để truyền đạo và xây chùa. Đến vùng đất Ninh Bình, nhìn thấy núi Bích Động có địa thế đắc địa nên đã quyết định dừng chân tại đây, cùng quyên giáo sửa sang nền ngôi chùa cũ thành ba ngôi chùa mới như hiện tại, gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng để tu hành.
ới năm 1707, hai nhà sư đã cho đúc một chiếc chuông lớn, ngày nay vẫn còn treo ở động Tối. Hai năm sau đó, họ lại tiếp tục làm bài minh bia chùa Bích Động bằng chữ Hán. Bởi vì tọa lạc nơi núi non trùng điệp nên ngày trước, chùa được gọi với cái tên ‘Bạch Ngọc Thạc Sơn Đồng’.
Đến năm 1774, chúa Trịnh Sâm có dịp đến đây vãn cảnh đã bị ấn tượng bởi cảnh sắc nơi này với nào núi non, hang động, sông nước, đồng ruộng và cây cối xanh tươi nên đã quyết định đổi tên chùa thành chùa Bích Động, có nghĩa là ‘động xanh’, và giữ cho đến tận ngày nay.
Chùa Bích Động là một trong những ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc đậm chất chùa cổ Việt Nam. Chùa là một quần thể gồm ba ngôi chùa được xây dựng với hướng tựa lưng vào triền núi đá vôi, cùng hệ thống 3 hang động với 2 động khô, gồm Bích Động và Động Tối ở nơi lưng chừng núi và 1 động nước là Xuyên Thủy Động dưới đất.
Điểm nhấn đặc biệt của chùa chính là kết cấu chữ Tam theo kiểu chữ Hán. Trái ngược với những ngôi chùa chữ Công có gian thiêu hương nối liền, ba tòa nhà của chùa được xây dựng tách rời hoàn toàn. Cả ba ngôi chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng đều được xếp dọc theo sườn núi từ thế núi cao tới thấp, tạo thành cảnh sắc ấn tượng và đặc biệt khiến ai có dịp đến đây cũng thật sự ấn tượng.
Địa chỉ: Thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Xem tiếp...