SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
184K

Hội chứng sợ bị bỏ rơi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hội chứng sợ bị bỏ rơi (Monophobia) là một dạng rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu. Đặc trưng là tình trạng này là sự ám ảnh, sợ hãi quá mức về việc bị bỏ rơi, cô lập và cô đơn.

Hội chứng sợ bị bỏ rơi là gì?​


Hội chứng sợ bị bỏ rơi (Monophobia, Eremophobia, hay Autophobia) còn được gọi là hội chứng sợ đơn độc, sợ cô đơn, hoặc sợ ở một mình.

hội chứng sợ bị bỏ rơi
Monophobia đặc trưng bởi sự sợ hãi quá mức về việc phải chịu cảnh cô đơn

Hội chứng này đặc trưng bởi sự sợ hãi quá mức về việc bị bỏ rơi, cô đơn hoặc bị cô lập. Đây là một trong những ám ảnh sợ hãi cụ thể thuộc nhóm rối loạn lo âu.

Monophobia làm gia tăng nguy cơ trầm cảm và nhiều vấn đề tâm lý khác. Người bệnh thường mắc đồng thời hội chứng này với một số tình trạng khác như:

  • Rối loạn lo âu lan tỏa
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
  • Rối loạn lo âu xã hội
  • Rối loạn lo âu chia ly

Trên thực tế, Monophobia dễ bị nhầm lẫn với rối loạn lo âu chia ly, và rối loạn nhân cách dạng phụ thuộc.

Xem thêm: Bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD): Triệu chứng nhận biết và điều trị

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Biểu hiện nhận biết hội chứng sợ bị bỏ rơi​


Hội chứng sợ bị bỏ rơi khiến người bệnh lo lắng, đau khổ thái quá về việc bỏ rơi, cô đơn và bị cô lập. Các biểu hiện nhận biết thường thấy bao gồm:

1. Biểu hiện tinh thần​

  • Cảm thấy sợ hãi quá mức, không thể kiểm soát khi ở một mình
  • Sợ hãi và hoảng loạn khi nghĩ đến việc phải ở một mình, hoặc bị cô lập
  • Tưởng tượng về những thảm họa, hoặc sự kiện khủng khiếp xảy ra khi ở một mình
  • Lo sợ bị cô lập khiến người bệnh cố tỏ ra thân thiện, nhiệt tình với mọi người
  • Người bệnh không dám sống thật vì sợ mọi người ghét bỏ và cô lập
  • Cảm thấy cô đơn và sợ hãi dù ở giữa đám đông
  • Không thể xây dựng mối quan hệ bền vững

2. Biểu hiện thể chất​


Khi phải đối mặt với sự cô đơn (ở 1 mình, bị cô lập, bị bỏ rơi), người bệnh có thể xuất hiện tình trạng:

  • Hoảng loạn, sợ hãi cấp tính
  • Khó thở, thở gấp
  • Đau ngực
  • Tim đập nhanh
  • Có cảm giác toàn thân nóng lên nhưng chân tay lạnh
  • Đổ nhiều mồ hôi lạnh
  • Choáng váng
  • Trường hợp nặng có thể ngất xỉu.
monophobia là gì
Người bệnh luôn sợ hãi bản thân sẽ gặp phải thảm họa nếu ở một mình

Các biểu hiện này dễ bị nhầm lẫn với nhiều vấn đề tâm lý như rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu chia ly,… Ngoài ra, những trường hợp mắc đồng thời nhiều dạng rối loạn lo âu sẽ có triệu chứng nhập nhằng hơn.

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ bị bỏ rơi​


Hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra hội chứng sợ bị bỏ rơi. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy, hội chứng này có liên quan đến những yếu tố sau:

1. Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh​


Đặc điểm chung của người bị rối loạn lo âu là mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Yếu tố này khiến cơ thể sợ hãi và ám ảnh quá mức về những điều không thực sự nghiêm trọng.

Ngoài ra, hạch hạnh nhân (cơ quan kiểm soát nỗi sợ, sự lo lắng) ở bệnh nhân cũng nhỏ hơn bình thường.

2. Yếu tố di truyền và gia đình​


Tất cả các vấn đề tâm lý đều có khả năng di truyền, bao gồm cả hội chứng sợ bị bỏ rơi.

Hiện tại, cách thức di truyền chưa được xác định. Tuy nhiên, hội chứng này có thể liên quan đến cấu trúc não bộ, cách thức mà não bộ hoạt động và vận hành.

Ngoài ra, trẻ sinh sống với người mắc Monophobia (dù không cùng huyết thống) cũng sẽ hình thành tâm lý tương tự.

3. Sang chấn tâm lý​


Các sự kiện gây sang chấn tâm lý liên quan đến việc bị bỏ rơi, cô lập cũng có thể là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các sự kiện thường gặp bao gồm: bị gia đình bỏ bê, bố mẹ đánh đập, bạo hành về thể chất và tinh thần, mất bố mẹ từ nhỏ,…

Việc phải đối mặt với những thảm họa khi ở một mình lúc cũng là nguồn cơn của hội chứng sợ bị bỏ rơi. Theo thống kê, hội chứng này gặp nhiều ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi.

nguyên nhân của việc sợ bị bỏ rơi
Người từng trải qua sang chấn tâm lý có nguy cơ cao mắc hội chứng sợ bị bỏ rơi.

Thực tế, các yếu tố này mới chỉ là giả thuyết, chứ chưa có bằng chứng nhất quán. Không ít người có đầy đủ các yếu tố nguy cơ, nhưng hoàn toàn không mắc bệnh.

Hội chứng sợ bị bỏ rơi có ảnh hưởng gì?​


Tương tự như các rối loạn lo âu khác, hội chứng Monophobia gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được thăm khám và điều trị sớm.

Một số ảnh hưởng của hội chứng sợ bị bỏ rơi:

  • Luôn đẩy bản thân vào trạng thái căng thẳng
  • Lo âu, bi quan, phiền muộn và đau khổ quá mức
  • Chán nản, mất hứng thú trong học tập, làm việc, cuộc sống
  • Giảm khả năng tập trung
  • Giảm hiệu suất lao động và học tập.
  • Phải từ chối những công việc làm 1 mình, hoặc làm trong môi trường khép kín, ít người.
  • Có thể bị hiểu lầm là kiểm soát hoặc đeo bám, phụ thuộc quá mức vào người khác
  • Khó duy trì các mối quan hệ thân thiết.
  • Gia tăng nguy cơ trầm cảm và nhiều vấn đề tâm lý khác.
  • Người bệnh đau đầu, thiếu máu não, rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể,….

Theo số liệu thống kê, rất ít bệnh nhân chủ động tìm gặp bác sĩ. Gia đình và người xung quanh cũng không phát hiện các dấu hiệu bất thường của người bệnh để giúp đỡ

Chẩn đoán hội chứng sợ bị bỏ rơi​


Đối với hội chứng này, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng để đưa ra chẩn đoán. Các chuyên gia sẽ loại bỏ những vấn đề tâm lý có triệu chứng tương tự để đảm bảo kết quả chính xác.

Quá trình chẩn đoán hội chứng Monophobia thường bao gồm các bước sau:

  • Khai thác triệu chứng bệnh nhân gặp phải
  • Hỏi về tiền sử bệnh lý của cá nhân và gia đình
  • Thực hiện các bài kiểm tra tâm lý
chẩn đoán hội chứng sợ bị bỏ rơi
Hội chứng sợ bị bỏ rơi làm gia tăng nguy cơ trầm cảm và rối loạn lo âu lan tỏa

Hội chứng này chỉ được chẩn đoán khi nỗi sợ và sự ám ảnh kéo dài ít nhất tháng. Ngoài ra, Monophobia còn phải ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất lao động, học tập, chức năng xã hội,…

Cách khắc phục, điều trị hội chứng sợ bị bỏ rơi​


Nếu tích cực điều trị và nỗ lực vượt qua, hội chứng này sẽ được kiểm soát, và chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể.

1. Trị liệu tâm lý​


Thông qua tâm lý trị liệu, chuyên gia sẽ tạo dựng niềm tin cho khách hàng, qua đó nắm bắt được tâm lý và giúp họ thoải mái chia sẻ những vấn đề đang gặp phải.

  • Liệu pháp tiếp xúc: Liệu pháp này có hiệu quả cao trong điều trị hội chứng sợ bị bỏ rơi. Bệnh nhân được cho tiếp xúc với các hoàn cảnh gây ra nỗi sợ, với mức độ từ thấp đến cao. Dần dần, khách hàng sẽ quen với việc ở một mình, không còn bị ám ảnh quá mức về việc bị cô lập.
  • Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT): Liệu pháp nhận thức hành vi là phương pháp trị liệu tâm lý được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Liệu pháp này tập trung thay đổi các nhận thức sai lệch, điều chỉnh cảm xúc, và thay đổi hành vi. Bệnh nhân dần loại bỏ cảm xúc sợ hãi thái quá, và học cách làm việc, sinh hoạt một mình.

Ngoài các liệu pháp trên, chuyên gia cũng hướng dẫn những kỹ năng cơ bản để kiểm soát các cơn hoảng loạn.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong thành công trong lĩnh vực trị liệu tâm lý. Đến với Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, khách hàng sẽ được:

  • Tham vấn tận tình về tình trạng của bản thân
  • Xây dựng lộ trình trị liệu tâm lý hiện quả
  • Hỗ trợ giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây bệnh
  • Chữa lành tổn thương do chấn thương tâm lý
  • Hỗ trợ hồi phục sức khỏe tự nhiên và hiệu quả.
điều trị monophobia
Trị liệu tâm lý là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất khi điều trị hội chứng sợ ở một mình

Để biết thêm thông tin chi tiết về liệu trình hỗ trợ hội chứng sợ bị bỏ rơi, khách hàng xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

2. Sử dụng thuốc​


Không có loại thuốc nào có thể điều trị hội chứng Monophobia. Tuy nhiên, sử dụng một số loại thuốc có thể làm giảm cảm giác lo âu, sợ hãi và căng thẳng.

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh bao gồm:

  • Thuốc giải lo âu (benzodiazepine)
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs)
  • Thuốc chẹn beta (được sử dụng để làm giảm các triệu chứng thể chất)

Sử dụng thuốc chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và không thể điều trị dứt điểm hội chứng sợ bị bỏ rơi. Do đó, phương pháp này cần kết hợp với trị liệu tâm lý.

Làm sao để tự khắc phục Monophobia tại nhà?​


Ngoài các phương pháp điều trị, bản thân người bệnh cũng phải nỗ lực để vượt qua chứng bệnh này. Các biện pháp tự khắc phục dành cho người mắc hội chứng bị bỏ rơi:

1. Hít thở sâu


Hít thở sâu là kỹ thuật thư giãn và giảm sợ hãi hiệu quả. Khi rơi vào tình huống không mong muốn, bệnh nhân có thể hít sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng.

Cung cấp một lượng lớn oxy cho cơ thể sẽ giúp giảm căng thẳng, cải thiện tình trạng khó thở, choáng váng và hoa mắt.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể áp dụng kỹ thuật hít thở sâu để thư giãn và giảm căng thẳng hằng ngày.

2. Ngồi thiền​


Thiền định đã được chứng minh có hiệu quả trong việc cải thiện các vấn đề tâm lý như stress, rối loạn lo âu, trầm cảm và cả hội chứng sợ ở một mình.

Thực hiện thiền chánh niệm mỗi ngày giúp bệnh nhân kiểm soát tốt cảm giác, xoa dịu nỗi sợ, sự lo lắng và căng thẳng.

cải thiện hội chứng sợ bị bỏ rơi
Thiền định mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh.

Ngoài ra, liệu pháp này cũng có tác dụng giảm một số vấn đề thể chất liên quan đến giấc ngủ, tim mạch, hô hấp và cơ xương khớp.

3. Tập thể dục​


Dành 30 phút tập thể dục mỗi ngày mang đến nhiều lợi ích đối với bệnh nhân mắc hội chứng sợ bị bỏ rơi. Hoạt động thể chất giúp cải thiện sức khỏe, xoa dịu và giải tỏa các cảm xúc tiêu cực.

Bệnh nhân nên dành thời gian tập yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe,… nhằm nâng cao sức khỏe và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh.

4. Thay đổi lối sống​


Lối sống khoa học, lành mạnh có thể nâng đỡ tinh thần, giúp những người suy sụp vực dậy. Do đó, bệnh nhân nên xây dựng chế độ sống phù hợp để cải thiện sức khỏe toàn diện.

Hội chứng sợ bị bỏ rơi là một dạng rối loạn tâm lý ít gặp. Tuy nhiên, những ảnh hưởng mà hội chứng này gây ra cần phải được quan tâm nhiều hơn.

Nếu nhận thấy bản thân hay những người xung quanh có biểu hiện bất thường, mọi người nên kịp thời thăm khám để điều trị.

Tham khảo thêm:


Xem tiếp...
 
Top Bottom