SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
61
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
423K

Hội chứng ngừng thở khi ngủ

BS Lan Anh

Tích Cực
Là rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, trong đó hoạt động thở nhiều lần bị dừng lại trong khi ngủ, gây giảm nồng độ oxy trong máu, có thể dẫn đến tăng huyết áp, đột quỵ và suy tim. Ngừng thở khi ngủ là do tắc nghẽn đường thở trong đêm, là hậu quả của viêm amidan quá phát, vòm họng thấp hoặc béo phì.

ngung-tho-khi-ngu-2.jpg


Triệu chứng​

Thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày, ngáy to, có những khoảng không thở trong khi ngủ, nhức đầu vào buổi sáng, tăng cân, giảm khả năng chú ý, giảm trí nhớ, thay đổi tính cách, thờ ơ.

Chẩn đoán​

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm bổ sung có thể được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân khác. Điện tâm đồ (EKG), khí động mạch máu, siêu âm tim, nghiên cứu giấc ngủ, nghiên cứu chức năng tuyến giáp.

Điều trị​

Mục đích của điều trị là giữ cho đường thở thông thoáng suốt đêm. Giảm cân, phẫu thuật để loại bỏ mô thừa ở mặt sau cổ họng được khuyến khích. Sử dụng mặt nạ đặc biệt được thiết kế đeo trên mũi hoặc mũi và miệng vào ban đêm.Tổng quan

Định nghĩa​

Trong giấc ngủ đêm, có tới 4% phụ nữ và 9% nam giới độ tuổi 30-60 bị ngừng thở đến hơn 30 lần (trung bình 5-10 lần/giờ). Thời gian ngừng thở kéo dài khoảng 10 giây hoặc lâu hơn có thể khiến họ từ giã cõi đời mà không ai biết. Y học hiện đại có nhiều cách khắc phục hội chứng nguy hiểm này.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ (Sleep Apnea Syndrome, gọi tắt là SAS) là một số rối loạn đặc trưng bởi ngừng thở từng lúc về đêm, khi ngủ dẫn tới thiếu ôxy máu (SaO2giảm).

Bình thường, khi bệnh nhân hít vào, các cơ hô hấp co rút lại, nhất là cơ hoành co lại, làm vòm hoành hạ thấp, đồng thời cũng co thắt các cơ ở đường hô hấp trên (nhất là cơ lưỡi cằm). Khi bệnh nhân ngủ, các cơ giãn, mũi họng giảm trương lực, đường thở có khuynh hướng dễ khép lại, đóng lại. Khi ngủ trong tư thế nằm ngửa, lưỡi dễ tụt ra sau, làm đường thở trên càng bị đóng lại, gây ngừng thở. Bệnh nhân phải tỉnh giấc mới làm cho tình trạng ngừng thở chấm dứt.

Các loại ngừng thở khi ngủ​

  • Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Luồng khí thở bị cản lại ở tỵ hầu, nhưng cơ hoành và các cơ hô hấp vẫn hoạt động.
  • Ngừng thở trung tâm khi ngủ: Các cơ liên sườn và cơ hoành đều không hoạt động.
  • Ngừng thở hỗn hợp: Loại này là sự kết hợp cả 2 loại trên.


Nguyên nhân

Ngày nay, các yếu tố bất thường về giải phẫu ở đường hô hấp trên được xem là nguyên nhân chính gây hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở (OSAS). Ngoài ra có vài tình trạng bệnh lý khác cũng liên quan tới hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở.

Trong quá trình ngủ, các cơ của cơ thể được giãn ra và có thể làm cho các mô thừa lấn vào đường hô hấp trên (nền của miệng, mũi và họng) vốn dĩ đã hẹp càng hẹp thêm, làm tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở khi ngủ. Hậu quả gây ra tiếng ngáy khi ngủ và làm giảm độ bão hòa ôxy máu, sau đó gây ngừng thở.

Khi sự hô hấp bị gián đoạn bởi sự tắc nghẽn của đường thở, cơ thể phản ứng lại bằng cách tự đánh thức đủ để bắt đầu cho việc thở trở lại. Sự đánh thức này có thể xảy ra hàng trăm lần mỗi đêm nhưng không đủ để làm thức tỉnh bệnh nhân ở mức độ ngủ nông (giai đoạn I, II). Do đó, họ không nhận biết được tiếng ngáy của chính mình.

Sự ngạt thở và thở hổn hển có liên quan một cách đặc biệt với hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở. Những người bị hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở thường không có giấc ngủ ngon, do sự ngưng thở lặp đi lặp lại và sự tự đánh thức làm bệnh nhân mất giai đoạn ngủ sâu (giai đoạn III, IV) và giai đoạn chuyển động mắt nhanh (rapid eye movement – REM), dẫn đến sự mệt mỏi cả ngày mạn tính và stress tim mạch lâu dài.

Các yếu tố bất thường về giải phẫu ở đường hô hấp trên và những tình trạng liên quan tới hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở:

  • Ngạt mũi
  • Khẩu cái mềm và lưỡi gà quá lớn.
  • Quá phát amiđan.
  • Lưỡi lớn và đầy.
  • Họng miệng và hạ họng hẹp do niêm mạc và mô dưới niêm mạc quá dày.
  • Hàm nhỏ.
  • Hàm đưa ra sau.
  • Xương móng thấp hơn bình thường.
  • Béo phì.
  • Hội chứng Down.
  • Suy giáp.
  • Bệnh to cực.
  • U, phẫu thuật ung thư và tia xạ ở mũi họng gây phù nề hoặc xơ sẹo.


Nguyên nhân khác

Người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ, dù loại nào, đều có các biểu hiện giống nhau:

  • Hay ngủ gật ban ngày.
  • Tỉnh giấc nhiều lần về đêm do thiếu ôxy. Đêm ngủ hay ngáy to, ngột ngạt, hay có vận động bất thường trong lúc ngủ.
  • Nhức đầu vào buổi sáng.
  • SaO2giảm.
  • Lâu ngày người bệnh ngừng thở khi ngủ có những thay đổi về cá tính, nhân cách, khả năng làm việc trí óc, quan hệ tình dục suy giảm.
  • Khám có thể thấy bệnh nhân béo bệu, huyết áp cao, tăng hồng cầu. Trẻ em có amiđan to, VA phát triển.


Bệnh ngừng thở khi ngủ kéo dài dẫn đến huyết áp tăng, nhịp tim chậm, rối loạn nhịp. Nếu có ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì sẽ đưa bệnh nhân đến giai đoạn tâm phế mạn nhanh hơn.Phòng ngừa

Để phòng bệnh, đơn giản nhất là thay đổi lối sống, giảm cân để có cân nặng vừa đủ. Tránh dùng các đồ uống kích thích như rượu 3 – 4 giờ trước khi đi ngủ. Những người uống rượu, thời gian ngưng thở là 10 giây, lâu hơn những người không uống 3 lần. Số lần ngưng thở lặp đi lặp lại nhiều sẽ dẫn đến chứng cao huyết áp, suy tim.

Tránh uống thuốc ngủ và hạn chế nằm ở tư thế ngửa khi ngủ.

Nếu nghi ngờ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, bạn nên kiểm soát việc nằm nghiêng bằng cách gắn một quả bóng tennis vào giữa lưng áo ngủ để lúc ngủ say cũng không thể nằm ngửa được.Điều trị

Biện pháp chung: tránh rượu, thuốc an thần và gây nghiện​



Rượu làm giảm trương lực cơ giãn đường hô hấp trên và làm tăng độ nặng của ngáy và ngưng thở.

Thuốc an thần và gây nghiện ức chế cơ chế tỉnh làm kéo dài thời gian ngưng thở và gây mất bão hòa O2nặng hơn.

Giảm cân làm giảm độ nặng của ngừng thở khi ngủ.

Các biện pháp có hiệu quả hạn chế​



  • Acetazolamide và medroxyprogesterone, cả hai làm tăng hoạt động hô hấp.
    • Acetazolamide có ích trong SA trung ương nhưng không hiệu quả trong ngừng thở khi ngủ.
    • Medroxyprogesterone có thể làm giảm PaCO2trong hội chứng giảm thông khí nhưng không có vai trò trong ngừng thở khi ngủ.
  • Protriptyline được dùng điều trị SAS do tăng trương lực đường hô hấp trên. Tác dụng phụ gồm khô miệng, táo bón, bí tiểu nên được dành cho một số trường hợp SAS có liên quan đến chuyển động mắt nhanh.
  • O2: có vai trò hạn chế trong SAS.O2làm giảm sự mất bão hoà trong lúc ngưng thở nhưng không chấm dứt ngưng thở. Cải thiện O2máu có thể làm trì hoãn ngưỡng tỉnh kéo dài ngưng thở. Khi bệnh nhân thất bại với các điều trị khác, O2có thể có ích giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch.


Điều trị đặc hiệu​



  • Tư thế
    • Ngưng thở thường xảy ra khi nằm ngửa.
    • Ngưng thở phụ thuộc vào tư thế được chẩn đoán bằng polysomnography với RDI cao khi nằm ngửa nhưng không xảy ra khi nằm nghiêng.
  • CPAP
    • Là điều trị chọn lựa hiện nay: vì không xâm lấn, làm giảm số lần ngưng thở, giảm sự giảm thông khí trong lúc ngủ, giảm ngủ ngày, cải thiện chức năng thần kinh tâm thần ở bệnh nhân ngừng thở khi ngủ.
    • CPAP ngăn ngừa xẹp đường hô hấp trong lúc ngủ, khi cơ giãn đường hô hấp trên hoạt động yếu.
    • Áp lực CPAP tối ưu được xác định bởi nhà kỹ thuật trong khi đo polysomnography 5 – 20 cmH2O là đủ giúp loại trừ ngưng thở, ngáy và mất bão hoà HbO2 ở mọi tư thế và trong giấc ngủ REM.
    • Điều quan trọng là tránh rò rỉ khí qua các khe hở.
    • Tác dụng bất lợi: kích thích mũi, viêm mũi, nuốt khí, chảy máu cam, viêm màng não, não ứ khí.
    • Thời gian sử dụng thường 4,5-5 giờ/đêm.
  • BiPAPDành cho bệnh nhân không dung nạp CPAP, đặc biệt bệnh nhân khó thở ra hay đau ngực do căng phồng ngực quá mức.


  • CPAP tự động
    • Tự điều chỉnh áp lực suốt đêm thay vì cung cấp một áp lực cố định.
    • Ý tưởng điểu chỉnh tự động CPAP dựa trên các yếu tố: sự thay đổi tư thế và giai đoạn giấc ngủ ảnh hưởng đến mức độ ngưng thở; rượu, thuốc an thần, nhiễm trùng hô hấp trên ảnh hưởng tới mức CPAP cần sử dụng để chấm dứt ngưng thở.
    • Sử dụng áp lực trung bình trong CPAP tự động có thể làm giảm tác dụng phụ liên quan đến áp lực.
  • Các thiết bị trong miệng
    • Biện pháp thay thế CPAP có hiệu quả, nhất là bệnh nhân hàm nhỏ, hàm ra sau.
    • Tác dụng phụ: chảy nước bọt, đau, chấn thương khớp thái dương hàm…
    • Một số bệnh nhân thích dùng thiết bị trong miệng hơn CPAP và thực tế trong SA nhẹ-vừa, đây là điều trị lựa chọn.
  • Giải phẫuBệnh nhân không dung nạp điều trị nội khoa hay không muốn điều trị nội khoa lâu dài cần xem xét điều trị giải phẫu.Điều trị giải phẫu ngừng thở khi ngủ:


  • Giải phẫu mũi: tái tạo vách mũi, giải phẫu xoang
  • Cắt Amydal
  • Tạo hình lưỡi gà – vòm miệng – họng (Uvulopalatopharyngoplasty – UPPP)
  • Tạo hình lưỡi gà – vòm miệng dưới sự hỗ trợ của laser
  • Tái tạo lưỡi
  • Mở khí quản
  • Tạo hình cằm
  • Nâng cằm-lưỡi bằng cắt cơ xương móng (Genioglossus advancememt with hyoid myotomy – GAHM)
  • Cắt cơ nâng hàm trên-hàm dưới (Maxillomandibular advancement osteotomy)
 
Sửa lần cuối:
Top Bottom