THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
332K

Hỏi – Đáp với chuyên gia: Nâng mũi ăn Sắn được không?

BS An Giang

Fan Cứng
Hỏi: Em chào bác sĩ ạ! Em mới thực hiện nâng mũi không lâu. Em muốn hỏi là sau nâng mũi ăn sắn được không? Em nên kiêng ăn gì và nên bổ sung những thực phẩm nào để tốt cho sự hồi phục? Em cám ơn.

Đáp: Lựa chọn các thực phẩm phù hợp, cân bằng dinh dưỡng chính là một trong các yếu tố giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục với người mới nâng mũi. Trong nội dung bài viết sau, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn các thông tin liên quan đến vấn đề nâng mũi ăn gì, kiêng ăn gì.

 Nâng mũi ăn sắn được không?
Hỏi – Đáp với chuyên gia: Nâng mũi ăn sắn được không?

Sắn là gì? Công dụng với sức khỏe


Sắn là một loại lương thực tương đối phổ biến ở nước ta, thường xuất hiện nhiều ở vùng nông thôn, miền núi. Sắn hay khoai sắn, còn được biết đến với tên gọi là khoai mì, ăn rất ngon, ngọt và mang nhiều giá trị dinh dưỡng. Đối với loại thực phẩm này, bạn có thể chế biến thành nhiều món ngon, hấp dẫn như khoai mì nướng, khoai mì sợi, sắn hấp nước cốt dừa, chè sắn,…

Một số công dụng của sắn đối với sức khỏe có thể kể đến là:

  • Chứa nhiều tinh bột kháng, giúp làm tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Loại tinh bột này tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn nên rất phù hợp với những người mắc tiểu đường hoặc đang muốn giảm cân.
  • Ăn sắn có thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Giúp hạn chế tình trạng táo bón, khó đi ngoài.
  • Tốt cho hệ thần kinh, có thể giảm thiểu tình trạng đau nửa đầu.
  • Ngăn ngừa cũng như hỗ trợ các bệnh về xương khớp.
  • Nhờ chứa vitamin C, kẽm mà ăn sắn còn tốt cho mắt, giúp bảo vệ thị lực.
  • Giúp bạn sở hữu làn da sáng khỏe và mịn màng.

Sau nâng mũi ăn sắn được không?

 Nâng mũi ăn sắn được không?
Hoàn toàn có thể ăn sắn (khoai mì) sau nâng mũi | Hỏi – Đáp với chuyên gia: Nâng mũi ăn sắn được không?

Đối với câu hỏi nâng mũi ăn sắn được không, các chuyên gia cho rằng bạn hoàn toàn có thể ăn sắn bình thường sau phẫu thuật mà không cần lo lắng món này gây ảnh hưởng đến dáng mũi, sự hồi phục. Bởi sắn là loại củ chứa tinh bột là chủ yếu nên tương đối lành tính và không gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.

Mặt khác, bên trong sắn còn có chứa vitamin C, đây là loại vitamin rất tốt cho quá trình hồi phục, giúp kích thích sản sinh collagen làm vết thương nhanh liền miệng. Do đó ăn sắn còn hỗ trợ thúc đẩy quá trình lành thương nữa đấy.

Bên cạnh đó, ăn sắn cũng sẽ giúp bạn giảm các đốm nâu, vết thâm. Từ đó giúp cho làn da được sáng mịn, tràn đầy sức sống.

Tìm hiểu thêm về:

Nâng mũi ăn Snack được không? Lý giải tại sao?

Tré trộn có gây hại cho dáng mũi không?


Các lưu ý khi ăn sắn sau thẩm mỹ mũi


Có thể thấy, sắn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, cung cấp nguồn năng lượng. Tuy nhiên, nếu ăn sắn không đúng cách thì bạn có thể bị ngộ độc. Bởi trong sắn sống có chứa axit cyanhydric HCN và glycoside cyanogen. Nếu bạn ăn nhiều sắn sống sẽ gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm đến sức khỏe.

Chính vì vậy, khi sử dụng sắn, bạn cần ghi nhớ một vài điều sau đây:

  • Cần phải gọt vỏ, rửa sạch sắn trước khi nấu chín. Tuyệt đối không ăn sắn sống nhé.
  • Không nên sử dụng sắn quá nhiều, mỗi bữa chỉ nên ăn từ 73 – 113g sắn mà thôi.
  • Không ăn sắn có dấu hiệu bị hư, thối rữa hay có các đốm màu bất thường.

Nâng mũi ăn củ sắn được không?


Củ sắn hay còn gọi là củ đậu, là một loại củ rất lành tính, có vị ngọt thanh mát, chứa nhiều nước. Loại củ này thường được dùng để giải nhiệt vào mùa hè. Trong củ sắn có chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, các vitamin tốt cho sức khỏe nói chung.

 Nâng mũi ăn sắn được không?
Sau nâng mũi, bạn có thể ăn củ sắn bình thường | Hỏi – Đáp với chuyên gia: Nâng mũi ăn sắn được không?

Người sau nâng mũi hoàn toàn có thể ăn củ sắn. Việc ăn củ sắn còn giúp vết thương mau lành hơn, giúp làn da mịn và sáng hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều củ sắn nhé. Đặc biệt không được ăn phần lá củ sắn vì nó có chứa độc tố.

Gợi ý các thực phẩm nên ăn sau nâng mũi


Sau nâng mũi, bạn nên biết cách cân bằng dinh dưỡng, bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau để cơ thể không bị thiếu chất hay thừa chất. Dưới đây là những thực phẩm mà bạn nên ăn sau nâng mũi:

  • Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhất là với những người đang có vết thương hở sau nâng mũi. Bởi chúng sẽ giúp tăng sức đề kháng, giúp vết thương mau hồi phục. Cũng như giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, sẹo xấu. Các loại thực phẩm giàu vitamin C mà bạn nên bổ sung là cam, quýt, bưởi, ổi,…

  • Thịt nạc heo giàu chất đạm

Chất đạm không thể thiếu trong quá trình phục hồi vết thương. Bổ sung đủ chất đạm sẽ giúp tái tạo mô da hiệu quả, làm lành thương. Đối với những người mới nâng mũi, thịt nạc heo là nguồn đạm lành tính, giúp vết thương mau hồi phục mà không gây sẹo xấu hay kích ứng. Bạn có thể chế biến thịt heo với nhiều món khác nhau như thịt heo luộc, thịt heo kho, cháo thịt bằm, canh thịt heo,…

 Nâng mũi ăn sắn được không?
Gợi ý các thực phẩm nên bổ sung sau nâng mũi | Hỏi – Đáp với chuyên gia: Nâng mũi ăn sắn được không?
  • Thực phẩm giàu chất xơ

Các thực phẩm giàu chất xơ cũng rất tốt cho quá trình phục hồi mũi sau nâng. Nó sẽ giúp hệ tiêu hóa được cải thiện, giảm tình trạng táo bón,… Bạn nên ăn nhiều rau xanh, các loại rau cải, các loại đậu, yến mạch, táo, củ cải trắng,… Ngoài chất xơ, các thực phẩm này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng viêm hiệu quả.

  • Bổ sung đầy đủ nước

Sau phẫu thuật, cơ thể thường bị mất nước khá nhiều. Chính vì vậy bạn cần phải bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày từ 2 – 3 lít/ ĐIều này sẽ giúp tốt cho hệ tiêu hóa, tuần hoàn, làm đẹp da, thúc đẩy quá trình lành thương. Ngoài nước lọc, bạn có thể thay thế bằng sữa, nước ép trái cây, sinh tố, các món ăn có nước…

Top những thực phẩm cần kiêng cữ sau sửa mũi


Song song với các loại thực phẩm bên trên thì bạn cũng cần kiêng cữ các thực phẩm sau đây nhé:

Hải sản: Hải sản là một trong những thực phẩm mà bạn nhất định phải kiêng cữ sau phẫu thuật. Bởi hải sản có tính tanh, nếu ăn khi cơ thể đang yếu, mệt mỏi sẽ dễ gây dị ứng, làm mẩn đỏ, nổi mụn ở vết thương. Điều này sẽ khiến quá trình lành thương bị kéo dài.

Thịt bò: Giàu dinh dưỡng là thế nhưng thịt bò vẫn nằm trong danh sách cần kiêng cữ sau nâng mũi. Bởi thịt bò khác với thịt heo, nó có thể khiến cho vết thương bị thâm sạm, gây ra tình trạng sẹo xấu. Do đó bạn cần kiêng cữ thịt bò trong khoảng 1 tháng, cho đến khi vết thương phục hồi nhé.

Thịt gà: Các loại thịt gà hay thịt gia cầm nói chung có thể khiến cho vết thương bị kích ứng, gây mưng mủ, viêm nhiễm hoặc làm kéo dài thời gian hồi phục. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những món mà bạn nên kiêng nếu muốn nhanh chóng sở hữu chiếc mũi đẹp.

 Nâng mũi ăn sắn được không?
Top những loại thực phẩm cần kiêng sau sửa mũi | Hỏi – Đáp với chuyên gia: Nâng mũi ăn sắn được không?

Đồ nếp: Đồ nếp có đặc điểm là béo, ngậy hấp dẫn nhưng chúng lại có tính nóng. Nếu ăn nhiều đồ nếp sẽ khiến cho vết thương dễ bị mưng mủ, viêm nhiễm hay các biến chứng khác. Điều này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi của bạn. Do vậy, dù có thèm đến mấy bạn cũng nên kiêng nhé.

Rau muống: Nếu ăn rau muống khi cơ thể đang có vết thương sẽ khiến cho bạn dễ bị sẹo lồi. Bởi trong rau muống có thành phần làm tăng sinh collagen quá mức.

Món ăn nhiều dầu mỡ: Các món ăn nhiều dầu mỡ, các món chiên xào cũng nên được hạn chế sau nâng mũi. Bởi chúng chứa nhiều hàm lượng cholesterol không tốt cho sức khỏe, làm chậm quá trình phục hồi.

Chất kích thích: Sau nâng mũi bạn cũng nên kiêng hết các loại đồ uống có cồn (bia rượu), các chất kích thích (thuốc lá…). Bởi chúng sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc cũng như khiến vết thương bị sưng đau, viêm nhiễm kéo dài.

Lời kết


Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ về vấn đề nâng mũi ăn sắn được không cũng như gợi ý nên ăn gì, kiêng gì sau phẫu thuật. Nếu bạn còn câu hỏi nào khác, vui lòng liên hệ với Tuấn Linh để được giải đáp MIỄN PHÍ ạ.


Trương Thị Minh Thư


Tôi là Trương Thị Minh Thư. Sau khi tốt nghiệp từ trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch vào tháng 10 năm 2019 với bằng ngành điều dưỡng đa khoa. Tôi đã nảy sinh một mong muốn mạnh mẽ - gắn bó với lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ. Để thực hiện ước mơ này, tôi quyết định tiếp tục học thêm và hoàn thiện bản thân với bằng cấp trợ lý bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Đã gần 5 năm trôi qua, và tôi đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực này.

Tôi hiện đang là một trợ lý bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nhưng tôi luôn biết rằng việc không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức là điều rất cần thiết. Bên cạnh công việc hàng ngày, tôi tham gia nhiều khóa học huấn luyện và tham dự các buổi training về kiến thức phẫu thuật thẩm mỹ, không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nước ngoài.

Tôi luôn tin rằng kiến thức về phẫu thuật thẩm mỹ không bao giờ có điểm dừng. Đó là một quá trình học vô tận, một lĩnh vực luôn thay đổi và phát triển. Các phương pháp mới thường mang lại nhiều ưu điểm hơn so với những phương pháp cũ, và việc không ngừng cập nhật thông tin mới là chìa khóa để không bị lạc hậu trong ngành này.

Hiện tại, tôi đang làm việc tại Viện thẩm mỹ Tuấn Linh và luôn sẵn sàng để tư vấn, hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc về thẩm mỹ của quý khách hàng. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi và cống hiến hết mình để mang đến sự hài lòng và tin tưởng cho khách hàng của tôi. Nếu bạn cần thêm thông tin gì, hãy liên hệ ngay với Thư nhé!


Trương Thị Minh Thư


Latest posts by Trương Thị Minh Thư (see all)

Xem tiếp...
 
Top Bottom