SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
334K

Hít thở bằng bụng chữa phổi tắc nghẽn mạn tính

Ngọc Khuê

Tích Cực
Thường xuyên thở bằng bụng giúp đẩy không khí tích tụ trong phổi ra ngoài, tăng oxy trong máu, cải thiện nhịp thở và giảm triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease - COPD) là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây giảm chức năng thông khí ở phổi. Người bệnh thường khó thở, ho, tiết chất nhầy vì đường thở bị hẹp, có thể dẫn đến suy hô hấp.

Ở người khỏe mạnh, cơ hoành thực hiện hầu hết công việc đưa không khí trong lành vào phổi khi hít vào và thở ra loại bỏ carbon dioxide cùng khí khác ra khỏi phổi.

Phổi của người bệnh COPD dần mất đi một số tính co giãn đàn hồi. Chúng không trở lại trạng thái ban đầu khi thở ra khiến không khí tích tụ trong phổi. Do đó, cơ hoành không có nhiều không gian để co lại khi hít vào. Lâu dần cơ hoành hoạt động kém hiệu quả hơn, cơ thể phải sử dụng các cơ cổ, lưng và ngực để vận hành hơi thở. Phổi không hấp thụ đủ oxy ảnh hưởng đến lượng oxy cần thiết duy trì các hoạt động thể chất.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hồng Thắm, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, khuyến cáo người bệnh nên luyện tập thở bằng bụng hay hít thở bằng cơ hoành nhằm tăng cường sức mạnh cơ hoành, cải thiện nhịp thở, giảm triệu chứng bệnh. Các động tác giúp đẩy lượng không khí tích tụ trong phổi ra ngoài, tăng lượng oxy trong máu, điều hòa hoạt động của cơ thể. Người bệnh có thể tập thở tại nhà hoặc tập các môn thể thao như yoga, pilates có tác dụng điều hòa nhịp thở tốt.

 Thùy Linh


Tập yoga điều hòa nhịp thở, tốt cho người bệnh COPD. Ảnh: Thùy Linh


Kiểu thở bằng bụng cơ bản nhất được thực hiện bằng cách hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Quy trình cơ bản như sau:

Ngồi ở tư thế thoải mái hoặc nằm thẳng trên một bề mặt phẳng như sàn, giường... Thả lỏng hai vai. Đặt một tay lên ngực và một tay lên bụng.

Mím môi hít vào bằng mũi trong khoảng hai giây, bụng phình ra trong khi tay ở bụng đi lên.

Thở ra từ từ bằng miệng chúm môi lại giống như động tác thổi sáo, bụng xẹp xuống trong khi tay ở bụng đi xuống. Thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Lặp lại các bước này nhiều lần để có kết quả tốt nhất.

Lưu ý không cần gắng sức quá mức mà chỉ cần hít sâu và thở ra vừa sức. Động tác cần luyện tập thường xuyên để thấy được hiệu quả rõ rệt. Tập mỗi ngày ít nhất ba lần, mỗi lần 15 phút. Sau khi đã quen, người bệnh có thể sử dụng cách thở này liên tục hàng ngày.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba trên toàn thế giới, gây ra 3,23 triệu ca tử vong vào năm 2019.

COPD thường gặp ở người trung niên hoặc người cao tuổi hút thuốc. Các nguyên nhân khác bao gồm tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời, bụi và khói phát sinh trong quá trình sản xuất.

Bác sĩ Thắm cho biết nhiều người không điều trị kịp thời để bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt khiến đi lên cầu thang, xách vali... cũng khó khăn. Bệnh nhân COPD thường có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư phổi và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị COPD, ngoài tập thở bằng bụng, bác sĩ Thắm khuyến cáo bỏ thuốc lá để ngăn ngừa tổn thương thêm cho phổi. Tập luyện thể thao tăng cường sức đề kháng, kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêm vaccine phòng cúm và phế cầu... Người có các triệu chứng ho, khó thở dai dẳng (nhất là người trên 35 tuổi hút thuốc hoặc từng hút thuốc trong thời gian dài) nên đến bác sĩ khám sớm.

Ly Nguyễn

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 
Top Bottom